Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/08/2022

Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh mổ

Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh mổ
Thay vì "đưa" con ra ngoài theo ngã âm đạo một cách tự nhiên, những mẹ bầu sinh mổ sẽ vượt cạn nhờ sự can thiệp y tế. Mẹ sẽ được tiêm thuốc gây tê màng cứng và vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật

Muốn chọn ngày sinh tốt hay đơn giản là sợ đau khi sinh thường khiến nhiều mẹ bầu quyết định chọn sinh mổ là phương pháp vượt cạn của mình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, bầu chỉ nên sinh mổ trong những trường hợp “bất khả kháng”.

Với những mẹ bầu có vấn đề về sức khỏe trong quá trình mang thai như cao huyết áp, nhau tiền đạo, bị bệnh tim hay có thai nhi nằm không đúng vị trí, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định mổ “bắt con” vào tuần thai thứ 39 hoặc trễ hơn. Tuy nhiên, nếu có bất thường, bầu sẽ được chỉ định mổ sớm hơn.

Ngoài ra, vẫn có những trường hợp sinh thường nhưng gặp “trục trặc” vào giai đoạn cuối như vỡ ối sớm, suy thai, thai nhi quá lớn so với xương chậu của mẹ, khó sinh… cũng được bác sĩ quyết định tiến hành phẫu thuật.

Chuẩn bị tâm lý khi sinh mổ
Khác với những trường hợp sinh thường, khi sinh mổ, mẹ thường không được ôm ấp con ngay sau sinh

Sinh mổ diễn ra như thế nào?

Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, mẹ bầu sẽ được vệ sinh sạch sẽ trước khi đưa vào phòng mổ. Phần lớn các trường hợp sinh mổ sẽ được gây tê ngoài màng cứng, và mẹ bầu sẽ gần như không còn cảm giác từ ngực tới lưng ngay lập tức. Vì chỉ gây tê nên mẹ bầu có thể hoàn toàn cảm thấy tỉnh táo, và nhận biết mọi việc đang diễn ra trong ca phẫu thuật.

Thông thường, khi sinh mổ bác sĩ sẽ rạch một đường ngang ở bụng dưới khoảng 20 cm xuyên qua bụng và tử cung. Chỉ trong những trường hợp cấp cứu, bác sĩ sẽ rạch dọc theo chiều dài bụng vì như vậy sẽ nhanh hơn.

Bạn sẽ cảm thấy gì khi sinh mổ?

– Dù được gây mê hay gây tê ngoài màng cứng, trong quá trình phẫu thuật, mẹ cũng sẽ không cảm thấy đau một chút nào. Với những mẹ được gây tê, bạn sẽ cảm thấy một chút áp lực trên vùng bụng, thậm chí nhiều người còn cảm nhận được bé cưng đang từ từ được kéo ra khỏi bụng.

– Thông thường, nhiệt độ trong phòng thường xuống khá thấp, khoảng 20-24 độ C nên đa số các mẹ thường cảm thấy khá lạnh sau vượt qua ca phẫu thuật. Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc tê cũng là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy rét run người.

– Vì vết mổ nằm trên bụng nên sau khi sinh, mẹ sẽ phải đối mặt với cảm giác nặng nề, khó khăn khi di chuyển phần thân dưới. Trong khi một số mẹ sẽ cảm thấy rất đau mỗi khi đứng lên ngồi xuống, số khác lại bình thường và không gặp bất kỳ khó khăn nào.

“Hệ quả” khi sinh mổ

– Giống như bất kỳ một ca phẫu thuật nào, sinh mổ cũng có thể xảy ra những biến chứng như: phạm phải động mạch tử cung, bàng quang hay ruột…

– So với sinh thường, sinh mổ sẽ mất nhiều thời gian phục hồi hơn, thời gian nằm viện cũng lâu hơn.

– Vết mổ nếu không được chăm sóc kỹ rất dễ gây nhiễm trùng.

– Với những mẹ sinh mổ lần đầu, để hạn chế tình trạng sẹo mổ có thể bị nứt trong những thai kỳ sau, mẹ nên để cơ thể có thời gian “nghỉ giữa hiệp” lâu hơn bình thường, ít nhất 2 năm kể từ lần đầu sinh mổ.

– Theo một số nghiên cứu, trẻ sinh mổ thường có sức đề kháng kém hơn những bé sinh thường.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x