của bé
Còn gì lý tưởng hơn khi bà bầu được anh xã “ tháp tùng” đến tất cả các cuộc hẹn với bác sĩ theo lịch khám thai định kỳ? Tuy nhiên, vì lý do công việc và tùy hoàn cảnh mỗi gia đình, đây không phải là vấn đề cứ muốn là được. Vì vậy, MarryBaby giúp bạn chọn lọc 5 thời điểm hoàn hảo nhất để hai vợ chồng không bỏ lỡ những khoảnh khắc ý nghĩa với con yêu.
Nội dung bài viết
- Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ cho vợ các anh chồng nên biết
- 1. Buổi khám thai định kỳ cho mẹ bầu đầu tiên
- 2. Lắng nghe nhịp đập trái tim bé
- 3. Xét nghiệm quan trọng khi mang thai
- 4. Siêu âm xác định giới tính thai nhi
- 5. Những tuần cuối cùng
- Hướng dẫn khám thai định kỳ từ A-Z
- 1. Buổi khám thai định kỳ đầu tiên
- 2. Buổi khám thai định kỳ thứ 2
- 3. Buổi thăm khám định kỳ thứ 3
- 4. Buổi thăm khám định kỳ thứ 4
- 5. Buổi thăm khám định kỳ thứ 5
- 6. Buổi khám thai định kỳ thứ 6
- 7. Buổi đi khám thai định kỳ thứ 7
- 8. Buổi khám thai định kỳ thứ 8
- Các câu hỏi thường gặp về khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ là gì mà mẹ bầu nào cũng nên biết và thực hiện? Với phụ nữ làm mẹ lần đầu, rất nhiều trải nghiệm đầu tiên có thể làm bạn cảm thấy bỡ ngỡ, khám thai không phải ngoại lệ. Danh sách những điều sẽ thực hiện ở từng buổi khám thai định kỳ được liệt kê ngay sau đây, mẹ có thể tham khảo để thấy yên tâm hơn!
Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ cho vợ các anh chồng nên biết
1. Buổi khám thai định kỳ cho mẹ bầu đầu tiên
Dù đã được thông báo tin vui từ que thử thai, ngay cả bạn, chứ không riêng gì anh ấy, đều rất muốn nhận được sự khẳng định chắc cú lần nữa từ bác sĩ. Có thêm anh xã đi cùng, bà bầu sẽ yên tâm mình không bỏ sót thông tin quan trọng nào đó, chẳng hạn ngày nào tái khám, chuẩn bị giấy tờ gì, thủ tục kiểm tra sức khỏe hoặc một loạt những thứ khác. Chuyến đi này chính là cơ hội để bạn tăng sự liên quan của anh ấy trong những buổi khám thai định kỳ sau.
2. Lắng nghe nhịp đập trái tim bé
Vào tuần thứ 6-7 của thai kỳ, bà bầu đã có thể nghe được tim thai qua siêu âm. Đây là buổi khám thai quan trọng thứ 2 bạn nên cùng đi với anh xã. Không chỉ có thêm người để chia sẻ niềm hạnh phúc lớn lao, anh ấy sẽ đóng vai phó nháy, quay phim để lưu giữ lại khoảnh khắc đầu tiên ý nghĩa này. Thêm một điểm cộng khi có chồng ở bên, nếu tim thai khó xác định, bạn sẽ có chỗ dựa để bình tĩnh và bớt lo lắng.
3. Xét nghiệm quan trọng khi mang thai
Vào tuần thứ 12-13 của thai kỳ, bà bầu sẽ được yêu cầu thực hiện xét nghiệm đo độ mờ da gáy, giúp phát hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Có anh xã bên cạnh, nắm tay hay xoa nhẹ bờ vai, cũng đủ để giảm bớt những lo lắng, trăn trở trước buổi kiểm tra hay khi nhận được kết quả. Chia sẻ suy nghĩ với anh ấy từ trước, để anh ấy có thể giúp bạn hỏi bác sĩ về những thắc mắc này khi bạn đang quá bối rối và hồi hộp.
4. Siêu âm xác định giới tính thai nhi
Nói đúng hơn vào buổi khám thai định kỳ đầu tam cá nguyệt thứ 2, tức là khoảng tháng thứ 4, bác sĩ sẽ không ngại thông báo tin bé trai hay bé gái cho bạn ngay khi phát hiện qua máy siêu âm. Lúc này, dĩ nhiên, cả hai vợ chồng cùng ở bên nhau và nhìn thấy hình ảnh của bé qua máy là khoảnh khắc hạnh phúc khó quên nhất đời.
5. Những tuần cuối cùng
Thử tưởng tượng tình cảnh trong buổi khám thai định kỳ ở vài tuần cuối, bác sĩ yêu cầu bạn nhập viện ngay để chuẩn bị đẻ. Nếu lúc này, chỉ có một mình, dù có chuẩn bị sẵn ở nhà kỹ càng đến đâu, bạn vẫn sỡ có chút ngỡ ngàng và đứng hình vì không biết nên làm gì trước. Có anh xã đi cùng đến phòng khám thai vào thời điểm này là giải pháp lý tưởng giúp mẹ bầu không bị bỡ ngỡ trước những tình huống quá đột ngột như vậy. Gần đến ngày “vỡ chum”, không gì là không thể, tốt nhất nên đi cùng cặp cùng đôi bầu nhé!
Hướng dẫn khám thai định kỳ từ A-Z
Khám thai định kỳ gồm những gì? các mốc đi khám thai định kỳ như thế nào? Mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ các thông tin trong từng lần khám thai sau nhé.
1. Buổi khám thai định kỳ đầu tiên
Thời gian của cuộc thăm khám đầu tiên này thông thường tốn nhiều thời gian nhất. Trong lần đầu tiên này, bà bầu cần cung cấp thông tin sức khỏe để các y bác sĩ có cái nhìn tổng quan toàn diện hơn về thai kỳ của bạn. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn kiểm tra 9 điều sau:
- Kiểm tra vùng chậu
- Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (Pap Smear)
- Kiểm tra ngực
- Xét nghiệm máu
- Siêu âm (nếu bạn bị đau, chảy máu hoặc điều trị vô sinh trước đó)
- Đo huyết áp
- Cân trọng lượng
- Xét nghiệm nước tiểu
Hầu hết bà bầu đều khám thai buổi đầu tiên vào tuần thứ 8-10 của thai kỳ.
2. Buổi khám thai định kỳ thứ 2
Buổi hẹn này diễn ra sau 1 tháng kể từ cuộc thăm khám đầu tiên, trừ khi bác sĩ yêu cầu bạn xét nghiệm tiền sản sớm hơn do có một số vấn đề bất thường. Dưới đây là 6 thủ tục có thể diễn ra trong chuyến khám thai định kỳ cho bà bầu.
- Đo huyết áp
- Xét nghiệm nước tiểu
- Cân trọng lượng
- Nghe tim thai bằng thủ thuật siêu âm Doppler
- Các xét nghiệm phát sinh khác.
Nhịp tim của thai nhi đã có thể được xác định giữa 8-12 tuần tuổi. Nếu vẫn chưa rõ, bác sĩ sẽ đo tim thai lại vào lần khám tiếp theo. 3 xét nghiệm dưới đây không bắt buộc, nhưng bạn có quyền yêu cầu hoặc từ chối, bởi chúng cũng tồn tại cả rủi ro lẫn lợi ích.
- Xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down (Nuchal Fold Test)
- Xét nghiệm chẩn đoán bệnh di truyền (CVS)
- Chọc dò nước ối để chẩn đoán bệnh di truyền
3. Buổi thăm khám định kỳ thứ 3
Thai được 14-16 tuần, bà bầu nên đi thăm khám lần thứ 3. Một vài kiểm tra sẽ được yêu cầu:
- Xét nghiệm nước tiểu
- Đo huyết áp
- Cân trọng lượng
- Đo tim thai
- Đo chiều dài bụng để theo dõi sự phát triển của thai nhi
Bạn có thể yêu cầu một số xét nghiệm tiền sản sau:
- Xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down bằng xét nghiệm máu (NTD)
- Chọc ối
4. Buổi thăm khám định kỳ thứ 4
Diễn ra vào tuần thứ 16-20 của thai kỳ. Vào thời điểm này, mẹ bầu đã có thể cảm nhận được di chuyển của con trong bụng. Bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ tục sau:
- Xét nghiệm nước tiểu
- Cân trọng lượng
- Đo tim thai
- Đo chiều dài bụng để theo dõi sự phát triển của thai nhi
- Đo huyết áp
Bạn có thể yêu cầu siêu âm sàng lọc nếu muốn.
5. Buổi thăm khám định kỳ thứ 5
Hẹn vào tuần thai thứ 18-22:
- Cân trọng lượng
- Xét nghiệm nước tiểu
- Đo tim thai
- Đo chiều dài bụng
- Đo huyết áp
- Siêu âm sàng lọc nếu muốn
6. Buổi khám thai định kỳ thứ 6
Tuần 22-26, bà bầu lại tiếp tục hành trình thăm khám của mình:
- Cân trọng lượng
- Xét nghiệm nước tiểu để theo dõi lượng đường và protein
- Đo tim thai
- Đo chiều dài bụng
- “Tra hỏi” về chuyển động của thai nhi
- Đo huyết áp
7. Buổi đi khám thai định kỳ thứ 7
Diễn ra vào tuần thai 26-28: Tương tự như lần trước. Tuy nhiên, vào khoảng thời này, bà bầu có thể yêu cầu xét nghiệm GTT, áp dụng để tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc sàng lọc sinh non.
8. Buổi khám thai định kỳ thứ 8
Thêm một kiểm tra quan trọng vào tuần 34-36 đó là: Xác định vị trí của bé con trong bụng mẹ. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể được yêu cầu thực hiện xét nghiệm GBS, xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.
Bắt đầu từ tuần này trở đi, mẹ bầu sẽ phải đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn vì bé con có thể ra đời bất cứ lúc nào sau tuần thứ 37. Ngoài các xét nghiệm cơ bản, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu kiểm tra thêm: NST (xét nghiệm thai máy) và BPP (trắc đồ sinh vật lý) để theo dõi sức khỏe thai nhi.
Các câu hỏi thường gặp về khám thai định kỳ
1. Khám thai định kỳ bao nhiêu lần?
Trong suốt thai kỳ, trung bình mẹ bầu sẽ đi khám thai 8 lần để kiểm tra sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
2. Khám thai định kỳ bao lâu 1 lần?
Trung bình cứ 1 tháng là mẹ bầu lại đi khám thai một lần để kiểm tra xem thai nhi có phát triển bình thường không? Mẹ có gặp vấn đề gì về sức khỏe không.
3. Khám thai định kỳ ở đâu tốt?
Tốt nhất mẹ bầu nên đi khám thai ở các bệnh viện phụ sản hoặc các bệnh viện có chuyên khoa sản để được kiểm tra kỹ lưỡng.
4. Khám thai định kỳ hưởng bảo hiểm xã hội có đúng không?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định tại Điều 32 thì trong thời gian mang thai, lao động nữ sẽ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 1 ngày. Trong trường hợp ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc bà bầu có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì ban sẽ được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai. Như vậy khám thai định kỳ có nằm trong chế độ bảo hiểm xã hội mà bà bầu được hưởng.

Dị tật bẩm sinh thai nhi vì những thói quen này của bố mẹ Phong cách sống của bố có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí sẽ khiến bé bị dị tật bẩm sinh nếu bị thói quen xấu tác động thường xuyên.
Khám thai định kỳ rất cần thiết để giúp mẹ bảo vệ và chăm sóc tốt nhất cho thai kỳ cũng như để đón em bé chào đời khỏe mạnh. Vì vậy các gia đình nên quan tâm, đưa bà bầu đi thăm khám thai định kỳ đầy đủ nhé.
MarryBaby
-
Đưa vợ đi đẻ cần chuẩn bị những gì? 6 điều các ông chồng cần biếtNgười ta vẫn luôn biết rằng, trong ngày “đặc biệt” ấy, vai trò của người vợ là vô cùng quan trọng. Nhưng nam chính của chúng ta thì sao? Họ sẽ phải chuẩn bị những gì cho một ngày lao động vất vả...
-
Trải nghiệm lạ của anh xã khi vợ có bầuKhi vợ có bầu, anh xã cũng phải chịu rất nhiều áp lực và thay đổi không kém gì bạn. Có chăng chỉ thua bà bầu khoản chịu đau đẻ mà thôi.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Mẹ 3 con
Nói chung đi khám thai có chồng đi cùng thì cũng thích, mà hôm nào ck bận đi 1m cũng ko sao hihi. Đi khám bên bv Phương Đông, có gì nhờ y tá họ giúp luôn i, bác sĩ bên này cũng nhiệt tình, mỗi cái hơi xa nhà mình tí nên hơi tốn tiền taxi hi
Phạm Thị Nhung
Mình thì đi đâu cũng được ông xã đưa đi. Đặc biệt là đi khám thai.
huyền
mình thì cứ khi nào đến lịch khám thai là ck lại đi làm xa nên toàn đi 1m.nghĩ cũng hơi buồn chút nhưng đi 1m nhiều khi lại thoải mái hơn;))
Chinh
Minh thich di cung ong Xã hon
phan linh
mình thích di khám 1 mih hơn