Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Tham vấn chuyên môn: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai
Cập nhật 08/08/2022

Vì sao mẹ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Vì sao mẹ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không gây ra bất kỳ một biểu hiện bất thường nào. Do đó, chỉ có xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là cách duy nhất giúp thai phụ phát hiện bệnh.

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường và chỉ xảy ra trong quá trình mang thai. Tình trạng này xảy ra ở 2 đến 5% phụ nữ mang thai. Vì sao mẹ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Nó thường được chia thành hai loại: bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời.

Xét nghiệm tiểu đường (glucose) thai kỳ là gì?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ tuần thai thứ 24 đến 28 là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng, để sàng lọc các nguy cơ gây hại cho thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh phổ biến ở những thai phụ có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Theo đó, khoảng 2 – 5% phụ nữ mang thai mắc phải tình trạng này vì chế độ dinh dưỡng không cân đối.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?

Quá trình này tùy vào trường hợp sẽ có 1 hoặc 2 phần gồm xét nghiệm thử glucose và xét nghiệm dung nạp glucose.

1. Xét nghiệm thử glucose

Xét nghiệm thử glucose(GCT) là một xét nghiệm sàng lọc giúp chỉ ra nguy cơ. Nó có tác dụng làm bước đệm để bác sĩ quyết định bạn có cần thêm các kiểm tra khác hay không.

Một xét nghiệm thử glucose cho kết quả dương tính chưa thể giúp kết luận bạn đang mắc tiểu đường thai kỳ. Chỉ có 1/3 phụ nữ có kết quả dương tính thực sự mắc tiểu đường thai kỳ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 1
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe mẹ bầu

Khi đến nơi, bạn sẽ được uống một dung dịch ngọt có chứa 50g glucose. Cần uống hết trong vòng 5 phút. Một giờ sau đó, bệnh viện sẽ lấy một mẫu máu của bạn để kiểm tra mức đường huyết.

Thí nghiệm cho bạn biết cách mà cơ thể chuyển hóa đường. Kết quả được thông báo khoảng vài ngày sau đó. Nếu kết quả cao, bạn cần làm thêm xét nghiệm dung nạp glucose sau đó.

2. Xét nghiệm dung nạp glucose

Khi kết quả là dương tính, mẹ bầu sẽ được chỉ định thêm xét nghiệm dung nạp glucose (GTT). Đây là một thí nghiệm lâu hơn và cho kết quả giúp khẳng định tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Trong trường hợp xét nghiệm nước tiểu cho thấy hàm lượng đường cao, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm thử glucose trước tuần thứ 24 của thai kỳ. Nếu kết quả là bình thường, bạn sẽ được tầm soát một lần nữa vào tuần 24 đến 28.

Bạn có thể ăn một bữa ăn tối muộn vào đêm trước khi xét nghiệm. Sau đó, bạn cần để bụng trống đến khi xét nghiệm diễn ra.

Thời điểm tốt nhất để tiến hành xét nghiệm là buổi sáng sớm, tránh việc bạn phải nhịn đói quá lâu. Một mẫu máu đầu tiên được lấy lúc này sẽ giúp kiểm tra đường huyết lúc đói.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 3
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có quan trọng không?

Tiếp đó, bạn sẽ uống một lượng dung dịch glucose theo yêu cầu. Liên tục 3 giờ sau đó, bác sĩ sẽ lấy các mẫu máu để tiếp tục kiểm tra. Mỗi lần lấy mẫu cách nhau 1 giờ.

Nếu từ 2 mẫu máu của bạn cho kết quả dương tính, bác sĩ sẽ kết luận bạn mắc tiểu đường thai kỳ. Lúc này, một kế hoạch điều trị sẽ được vạch ra.

Tầm soát tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu?

Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản.

Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử bệnh hay không.

Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần mang thai thứ 24 – 28, mặc dù vẫn có thể có những triệu chứng vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng năng lượng. Tình huống lý tưởng là khi việc sản xuất insulin vừa đủ để phù hợp với lượng đường đang cần được gia tăng.

Nhưng không phải thai phụ nào nào cũng đạt được trạng thái lý tưởng này.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, bí quyết cho bạn đây!

Chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ có thai

Chỉ số đường huyết là nồng độ glucose – một loại đường đơn – có trong máu. Nồng độ glucose trong máu thay đổi liên tục trong ngày, thậm chí khác nhau từng phút. Đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá bệnh đái tháo đường.

Đường huyết thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc millimoles trên liter (mmol/L). Chỉ số đường huyết được đo ở 3 thời điểm, nếu ở mức dưới đây thì là bình thường:

  • Khi đói: <5,1 mmol/L
  • Sau ăn 1 tiếng: <10 mmol/L
  • Sau ăn 2 tiếng: <7,5 mmol/L

Kết quả bất thường được xác định theo những chỉ số như sau:

  • Xét nghiệm mẫu máu lúc đói: 95mg glucose/100ml máu hoặc cao hơn
  • Xét nghiệm mẫu máu 1 giờ sau đó: 180mg glucose/100ml máu hoặc cao hơn
  • Xét nghiệm mẫu máu 1 giờ tiếp theo: 155mg glucose/100ml máu hoặc cao hơn

Xét nghiệm tiểu đường khi mang thai ở đâu?

– Khoa nội tiết và đái tháo đường – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đây là bệnh viện đầu tiên có khoa nội tiết của thành phố Hồ Chí Minh. Với quá trình hoạt động lâu dài, an toàn, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, trang thiết bị tiên tiến sẽ đảm bảo đem tới cho mẹ bầu kết quả chính xác nhất.

Địa chỉ: 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 4
Hiện có rất nhiều địa chỉ để mẹ bầu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

– Khoa nội tiết – Bệnh viện An Bình

Là trung tâm chuyên khoa sâu có nhiệm vụ chuẩn đoán và điều trị đái tháo đường và rối loạn nội tiết, khoa nội tiết bệnh viện An Bình cam kết đem lại cho mẹ bầu kết quả chính xác và nhanh nhất.

Khoa còn có Câu lạc bộ đái tháo đường chuyên chăm sóc các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, tư vấn và giúp bệnh nhân xử lí những tình huống thường gặp với bệnh.

Địa chỉ: 146 An Bình, 7, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

>>> Bạn có thể tham khảo: Đi tìm lời giải cho câu hỏi tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không

Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM hoạt động dựa vào mô hình kết hợp giữa Trường – Viện. Không chỉ là cơ sở y tế để bệnh nhân tiến hành khám chữa bệnh, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM còn là nơi đào tạo ra đội ngũ y bác sĩ với trình độ chuyên môn cao.

Hiện tại, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM có tiến hành xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu. Với các trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, kết quả xét nghiệm luôn mang độ chính xác cao.

Nếu bệnh nhân ở thành phố Hồ Chí Minh, người bệnh có thể lựa chọn địa chỉ này để tiến hành khám chữa bệnh.

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM.

Chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu?

Thông thường, chi phí để xét nghiệm tiểu đường bao gồm tăng huyết áp và đường niệu, HbA1C là 135.000 VNĐ. Mức chi phí này có thể dao động từ 300.000 đến 700.0000 VNĐ tùy theo cơ sở y tế.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe bà bầu, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không gây hại cho mẹ và bé. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy mình buồn nôn ngay khi uống xong dung dịch đường, đặc biệt là đối với xét nghiệm dung nạp glucose.

Bạn nên chuẩn bị sách, máy tính bảng hay bất kỳ thứ gì để giải trí trong thời gian chờ đợi. Ngoài ra, nhớ bọc theo một ít thức ăn. Bạn có thể ăn ngay sau khi lấy mẫu máu cuối cùng, trong thời bạn đã cảm thấy đói ngấu.

Nhật Lãm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Diabetes and Pregnancy
https://www.cdc.gov/pregnancy/diabetes.html
Truy cập ngày 28/06/2021

2. Gestational diabetes
https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/
Truy cập ngày 28/06/2021

3. Gestational diabetes
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339
Truy cập ngày 28/06/2021

4. Diabetes and Pregnancy
https://medlineplus.gov/diabetesandpregnancy.html
Truy cập ngày 28/06/2021

5. Diabetes – gestational
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/diabetes-gestational
Truy cập ngày 28/06/2021

x