Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/07/2022

Xét nghiệm double test là gì và có quan trọng khi mang thai không?

Xét nghiệm double test là gì và có quan trọng khi mang thai không?
Mẹ nào cũng mong con sinh ra khỏe mạnh, thông minh và đầy đủ tay chân. Y học hiện đại ngày nay đã có rất nhiều phương pháp để kiểm tra sức khỏe và độ dị tật của thai nhi từ sớm.

Một trong những phương pháp xét nghiệm sớm đó chính là xét nghiệm Double test. Vậy xét nghiệm Double test là gì? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp Double test là xét nghiệm gì và các vấn đề liên quan đến phương pháp này. Các mẹ bầu hãy tham khảo bài viết ngay để hiểu hơn về phương pháp xét nghiệm này nhé!

Xét nghiệm Double test là gì?

Double test là xét nghiệm sàng lọc sử dụng các xét nghiệm hóa sinh như định lượng β-hCG tự do và PAPP-A trong máu thai phụ và đo độ mờ da gáy bằng siêu âm, tuổi mẹ, tuổi thai… để đánh giá một số nguy cơ mắc các hội chứng Down, Edwards hoặc Patau ở quý 1 của thai kỳ. Thời điểm thực hiện xét nghiệm này là trong tam cá nguyệt thứ nhất (từ 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày).

1. Ý nghĩa của xét nghiệm Double test

Khi đã hiểu xét nghiệm Double test là gì; chúng ta cần hiểu thêm mục đích của phương pháp này. Xét nghiệm Double test nhằm định lượng β-hCG tự do (một glycoprotein được sản xuất bởi bào thai) và PAPP-A (hormone estriol dạng tự do) trong máu thai phụ.

Khi mang thai 3 tháng đầu, thực hiện xét nghiệm Double test sẽ giúp tìm ra nguy cơ của 3 nhóm dị tật thai nhi: Hội chứng Down, nhiễm sắc thể 13 (Trisomy 13) hay 18 (Trisomy 18). Double test thực hiện bằng cách lấy máu mẹ, từ đó có được chỉ số cần xét nghiệm kết hợp với chỉ số mờ da gáy khi siêu âm để tính ra nguy cơ bệnh của thai.

2. Xét nghiệm Double test là gì và có thực sự cần thiết?

Với xét nghiệm Double test, tốt nhất nên thực hiện ở tuần thai thứ 12. Hiện nay, Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai đều nên làm xét nghiệm Double test và Triple test. Đặc biệt, với những mẹ mang thai trong nhóm nguy cơ cao càng phải nên làm:

  • Mang thai trên 35 tuổi
  • Từng bị sẩy thai hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân
  • Từng mang thai hoặc sinh con mang dị tật di truyền
  • Gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh
  • Người bị đái tháo đường
  • Bà bầu bị nhiễm virus

3. Thông số kết quả xét nghiệm Double test có ý nghĩa thế nào?

double text là gì

Khi mẹ bầu đã hiểu xét nghiệm Double test là gì; thì cũng cần biết thông số kết quả xét nghiệm Double test rất quan trọng; đặc biệt là khi làm xét nghiệm ở tuần thai thứ 12. Thông tin đo được từ siêu âm phải xác định chính xác các chỉ số:

Nhờ những chỉ số này, kết hợp với kết quả xét nghiệm máu của mẹ, bác sĩ sẽ đủ căn cứ để đưa ra kết luận chẩn đoán. Kết quả xét nghiệm double test là gì? Có hai kết quả sau khi xét nghiệm sẽ được dự đoán: Double test nguy cơ thấp và nguy cơ cao.

  • Nếu kết quả cho thấy mức độ β-hCG tự do tăng đáng kể; mức độ PAPP-A có xu hướng giảm và độ dày da gáy tăng thì đó là thai nhi có nguy cơ cao mắc bệnh Down.
  • Còn nếu như kết quả cho thấy độ mờ da gáy < 3 mm, thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp (ít có nguy cơ bị hội chứng Down).
  • Nếu thai có độ mờ da gáy dày 3,5- 4,4 mm, tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%; Nếu thai có độ mờ da gáy dày là ≥ 6,5 mm, tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Sinh thiết gai nhau là gì và cần thực hiện khi nào là tốt nhất?

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm Double test

1. Xét nghiệm Double test là gì và có cần nhịn ăn không?

Xét nghiệm double test có cần nhịn ăn không? Ngoại trừ xét máu thông thường thì các xét nghiệm như Double test đều không cần nhịn ăn. Xét nghiệm này cũng không ảnh hưởng tới thai nhi.

Sau khi thực hiện Double test bao lâu có kết quả? Thông thường, khi tiến hành làm xét nghiệm này tại các cơ sở y tế thì trong vòng khoảng 3-7 ngày sẽ có kết quả trả và dựa vào đây bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu cần làm gì trong thời gian tới.

double test hết bao nhiêu tiền

2. Làm xét nghiệm Double test hết bao nhiêu tiền và ở đâu?

Khi đã biết xét nghiệm double test là gì; chúng ta cũng cần biết thêm Double test hết bao nhiêu tiền và nơi thực hiện xét nghiệm này. Chi phí xét nghiệm Double test hết bao nhiêu tiền tùy thuộc vào việc mẹ thực hiện khám thai định kỳ ở bệnh viện hay phòng khám tư nhân mà có giá tiền dao động khác nhau. Mức giá xét nghiệm Double Test cho mẹ tham khảo dao dộng từ 400.000-1.000.000 đồng.

Xét nghiệm Double test ở đâu? Hiện có rất nhiều bệnh viện tư và công uy tín trong lĩnh vực xét nghiệm sàng lọc trước sinh. Mẹ có thể tham khảo thông tin xét nghiệm Double test ở đâu tại:

  • Bệnh viện phụ sản Hà Nội, phụ sản Trung ương
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
  • Bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương

Các bệnh viện này đều làm việc vào giờ hành chính, mẹ nên cân nhắc sắp xếp công việc để khám đúng giờ. Nếu muốn làm vào Chủ nhật chỉ có thể làm ở bệnh viện tư.

Mẹ cần lưu ý mặc dù xét nghiệm Double test có độ chính xác rất cao, nhưng hiện nay vẫn chỉ được xem là một xét nghiệm tầm soát. Mọi quyết định vẫn là do mẹ và gia đình. Như vậy mẹ bầu đã hiểu xét nghiệm double test là gì rồi phải không nè? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các mẹ bầu cần thông tin về xét nghiệm double test là gì.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Screening for Down’s syndrome, Edwards’ syndrome and Patau’s syndrome

https://www.nhs.uk/pregnancy/your-pregnancy-care/screening-for-downs-edwards-pataus-syndrome/

Truy cập ngày 21/07/2022

2. First Trimester Maternal Serum Screening Using Biochemical Markers PAPP-A and Free β-hCG for Down Syndrome, Patau Syndrome and Edward Syndrome

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3547446/

Truy cập ngày 21/07/2022

3. Khám thai: các xét nghiệm thực hiện thường qui

https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/kham-thai-cac-xet-nghiem-thuc-hien-thuong-qui

Truy cập ngày 21/07/2022

4. Một số xét nghiệm sàng lọc trước sinh mẹ bầu nên biết

https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/mot-so-xet-nghiem-sang-loc-truoc-sinh-me-bau-nen-biet-1103

Truy cập ngày 21/07/2022

5. DOUBLE TEST

https://bvhungvuong.vn/danh-cho-benh-nhan/double-test

Truy cập ngày 21/07/2022

x