Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/09/2022

Vượt qua những nỗi sợ thường gặp khi sắp sinh

Vượt qua những nỗi sợ thường gặp khi sắp sinh
Hầu hết phụ nữ đều mơ tới việc làm mẹ và có một đứa con xinh xắn nhưng chẳng ai muốn nghĩ tới giờ phút lên bàn sinh cả. Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng đã từng nghe hoặc đọc qua những chuyện “kinh khủng khiếp” có thể xảy ra trong phòng sinh đúng không nào? Thử xem 7 điều khiến các mẹ “hãi hùng” nhất khi sắp sinh và cách ứng phó với chúng nhé.

Sợ đau đẻ

Các chị em mang thai con đầu lòng hãy thú thật xem nào, có phải lời đồn đãi của các bà, các mẹ về chuyện sinh nở đã sớm trở thành nỗi ám ảnh dai dẳng với bạn? Đây chính là một trong những lý do để các lớp học tiền sản ra đời, nơi có thể giúp xoa dịu lo lắng của bạn và giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng “vượt cạn”. Và nếu bạn chưa bắt đầu bài tập Kegel thì hãy bắt đầu ngay từ bây giờ đi nhé. Nó sẽ giúp bạn rặn dễ hơn khi lên bàn sinh đấy!

sắp sinh
Ai cũng muốn có con nhưng không ai muốn nghĩ tới chuyện đau đẻ cả

Sợ bị rạch tầng sinh môn

Đây chắc hẳn là một trong những lo ngại hàng đầu của các sản phụ, đặc biệt là những ai sinh con đầu lòng. Điều này cũng rất dễ hiểu vì chuyện sinh thường phải rạch tầng sinh môn là khá phổ biến ở nước ta.

Có các loại rạch tầng sinh môn phổ biến, bao gồm cấp độ 1, 2, 3 và 4.

Ở cấp độ 1, bác sĩ chỉ rạch một đường rất nhỏ trên bề mặt. Sau khi sinh xong, bác sĩ chỉ cần khâu vài mũi là xong.

Ở cấp độ 2, bác sĩ sẽ rạch sâu hơn một chút, phạm đến các cơ dưới da.

Trong khi đó, cấp độ 3, 4 chỉ xảy ra ở khoảng 4% ca sinh thôi nên bạn đừng lo.

Tuy nhiên, vẫn có một số cách mà bạn có thể thực hiện tại nhà để tăng khả năng co giãn của các cơ hỗ trợ quá trình sinh đẻ, từ đó giảm nguy cơ phải rạch tầng sinh môn. Chẳng hạn như các bài tập yoga giúp dễ sinh, bài tập Kegel sẽ làm cho các cơ vùng đáy chậu trở nên săn chắc hơn hoặc liệu trình xoa bóp đáy chậu có thể tăng lưu lượng máu và độ đàn hồi của cơ bắp.

Sợ sẽ “bậy” ra trong lúc sinh

Trước tiên, cần trấn an bạn rằng đây không phải chuyện hiếm khi xảy ra và các bác sĩ lẫn y tá hộ sinh đều đã từng chứng kiến chuyện này nhiều lần trước đây nên bạn không cần quá hoảng hốt nếu có lỡ không kiểm soát được chuyện đại tiện của mình trên bàn sinh.

Điều đáng lo ngại hơn là chuyện đi vệ sinh trong lúc rặn đẻ có thể gây nhiễm trùng cho sản phụ. Do đó, bạn nên chủ động thụt phân tại nhà ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ và trước khi nhập viện để tránh tình huống oái oăm này. Trong những tuần cuối của thai kỳ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để mua loại ống thụt an toàn cho thai phụ nhé.

Gây tê ngoài màng cứng

Khi phải gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngồi thẳng lưng, mặt úp vào tường. Sau đó họ sẽ tiêm thuốc tê cho bạn vào sống lưng. Khi nhìn kim tiêm, có thể bạn sẽ rất sợ. Tuy nhiên, cái đau đó không là gì so với cơn đau đẻ bạn ạ. Thêm nữa trước khi gây tê, bác sĩ sẽ khử trùng chỗ tiêm, có thể giúp bạn bớt đau một chút.

Không thể chịu đựng các cơn đau

Tay bị cắt chút xíu cũng đau thấu trời phải không mẹ? Nhưng chưa có ai chết vì đau đẻ cả phải không? Tất cả phụ nữ đều có ngưỡng chịu đau đáng ngưỡng mộ, bởi đơn giản chúng ta là phụ nữ và cơ thể chúng ta được tạo ra để trải qua điều đó. Khi tiến trình sinh nở bắt đầu, hormone endorphin ở phụ nữ sẽ tăng cao, giúp cơ thể đối phó được với cơn đau.

Tuy nhiên, trong trường hợp ngưỡng chịu đau kém, bạn có thể yêu cầu bác sĩ tiêm thuốc tê vào nước biển đang truyền cho bạn hoặc gây tê ngoài màng cứng.

Để có thể chịu đau dễ dàng, bạn nên tập hít sâu, thở chậm – cách hít thở trong yoga. Các bài tập yoga cho mẹ bầu và cách hít thở này sẽ giúp bạn sinh nở dễ dàng và không còn sợ đau.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x