Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 29/05/2023

Premium

[Infographic] Các mũi vắc-xin tiêm phòng cho bà bầu cần nhớ

[Infographic] Các mũi vắc-xin tiêm phòng cho bà bầu cần nhớ
Tiêm phòng cho bà bầu trước và trong khi mang thai là cách tốt nhất để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và trẻ sơ sinh được bảo vệ trong trường hợp không may bị vi khuẩn xâm nhập.

Đọc toàn bộ nội dung

Bài viết này chỉ dành riêng cho thành viên của HelloBacsi. Bạn hãy đăng nhập hoặc tham gia ngay để đọc hết nội dung này.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, có thai hoặc đang có kế hoạch sinh con đều cần được tiêm phòng một số loại vắc-xin cần thiết để tạo lá chắn tốt nhất bảo vệ mẹ và thai nhi trường hợp không may bị vi khuẩn tấn công..

Tiêm phòng trước khi mang thai

Các mũi tiêm phòng trước khi mang thai

Trong kế hoạch chuẩn bị có con không thể thiếu danh sách các loại vắc-xin cần tiêm trước khi mang thai. Đây là một “tấm vé” quan trọng lên “tàu bảo vệ sức khỏe” của thai nhi.

Tiêm phòng Rubella: Con số thống kê 90% các trường hợp nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ không phải bỗng dưng mà có. Nếu chẳng may bị virus này tấn công nguy cơ gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai là rất cao. Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng khi bé được sinh ra.

Tiêm phòng sởi: Sởi có thể bùng phát thành dịch bất kỳ thởi điểm nào. Phụ nữ mang thai hệ miễn dịch suy giảm, nếu bị sởi khả năng gây dị dạng thai nhi cũng rất cao. Sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu cũng có thể kể đến.

Quai bị: Virus quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.

Thủy đậu: Mẹ cần biết rằng dù đã từng bị thủy đậu hoặc may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường.

Tiêm vắc-xin HPV: Đây là vắc xin giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung, các u nhú ở bộ phận sinh dục, sùi mào gà do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra (chủ yếu lây truyền qua đường tình dục). HPV cũng có liên quan đến những ung thư khác như ung thư tế bào gai của hậu môn, âm hộ, âm đạo, dương vật, ung thư vùng đầu và cổ.

Tiêm vắc-xin viêm gan B: Viêm gan B là bệnh do virus viêm gan B gây ra, loại virus này có thể lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục và từ mẹ truyền sang con. Vắc-xin phòng viêm gan B giúp ngăn ngừa bệnh viêm gan B và xơ gan, ung thư gan.

Các mũi tiêm phòng cho bà bầu

Có thể nhiều mẹ không chú ý tới việc tiêm phòng trong khi mang thai nhưng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như hạn chế tối đa nguy cơ dị tật của thai nhi, mẹ vẫn cần tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm sau đây.

Các mũi tiêm phòng cho bà bầu
Các mũi tiêm phòng cho bà bầu

Lịch tiêm phòng cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cũng cần lưu ý nhớ các lịch tiêm chủng theo đúng khuyến cáo để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

lịch tiêm chủng cho bà bầu trong suốt thai kỳ
Lịch tiêm chủng cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

1. Các mũi tiêm phòng cho bầu

Trong quá trình sinh con sản phụ có thể nhiễm vi trùng uốn ván trong ca sinh, vi trùng vào theo đường can thiệp sản khoa. Với trẻ sơ sinh vi trùng vào qua nơi cắt và thắt ở dây rốn nên gọi là uốn ván rốn sơ sinh.

Cách phòng ngừa tốt nhất mà WHO khuyên chính là tiêm phòng uốn ván.

Tổng số lần tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản và trong độ tuổi sinh đẻ là 5. Cụ thể như sau”

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu hoặc phụ nữ trong tuổi sinh đẻ
  • Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng
  • Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau
  • Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau

2. Bầu bị sốt sau khi tiêm phòng uốn ván phải làm sao?

Tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu có thể gây buốt, phồng ở nơi tiêm hoặc sốt nhẹ sau khi về nhà. Đây là một phản ứng bình thường. Tình trạng này sẽ tự động khỏi sau khoảng 2-3 ngày. Mẹ có thể tự chăm sóc bản thân bằng một số biện pháp như:

  • Dùng khăn ấm chườm vào nách, bẹn, nếp gấp của tay, chân cho đến khi nhiệt độ cơ thể giảm dần
  • Tăng cường dinh dưỡng cho bữa ăn hằng ngày. Nên ăn các loại dễ tiêu hoá, ăn nhiều hoa quả và rau xanh giúp hạ nhiệt tốt hơn.
  • Không tự ý dùng thuốc hạ sốt nếu không có chỉ định của bác sĩ
  • Nếu tình trạng sốt cao và sốt kéo dài, các mẹ chú ý phải bù nước kịp thời, đầy đủ và nên gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị hiệu quả hơn.

Vắc-xin có gây hại cho bé chưa sinh không?

Một loạt các loại vắc-xin, đặc biệt là các vắc-xin dùng virus sống giảm độc lực không nên được tiêm ngừa cho thai phụ vì có thể gây hại cho bé.

Một số vắc-xin có thể tiêm ngừa cho người mẹ ở ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối thai kỳ, trong khi một số khác chỉ được chỉ định ít nhất ba tháng trước hoặc ngay sau khi bé được sinh.

Lưu ý khi tiêm phòng cho bà bầu

Xin nhắc lại, tiêm phòng cho bà bầu là cần thiết và quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt 40 tuần thai. Đừng quên lời nhắc này nhé mẹ!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x