của bé
Nếu bạn có chiều cao "khiêm tốn", chắc chắn con bạn cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Đó là điều mà ai cũng biết. Nhưng chắc hẳn nghiên cứu sau đây sẽ khiến bạn ngạc nhiên khi biết, chiều cao của mẹ cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sinh non, khiến thời gian mang thai bị "rút ngắn"
Theo một công bố trên tạp chí PLOS Medicine, không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của bé khi sinh, chiều cao của người mẹ cũng là một trong những yếu tố khiến thời gian mang thai ngắn hơn bình thường. Điều này cũng đồng nghĩa với tỷ lệ sinh non cao hơn.

“Chân ngắn” nên thời gian mang thai cũng “ngắn”?
Đây là kết quả của công trình nghiên cứu từ các chuyên gia ở trung tâm nghiên cứu Sinh non ở Mỹ tiến hành trên hơn 3.000 phụ nữ Bắc Âu và con của mình. Trong quá trình nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy rằng, chiều cao của người mẹ, yếu tố bị ảnh hưởng bởi tính di truyền, có liên quan mật thiết đến thời gian mang thai và tỷ lệ trẻ sinh non. Theo đó, những người mẹ có chiều cao “khiêm tốn” thường có thai kỳ ngắn hơn, em bé sinh ra nhỏ hơn và nguy cơ sinh non cũng cao hơn hẳn so với những phụ nữ có vóc dáng chuẩn.
Các chuyên gia tìm thấy một liên kết di truyền từ chiều cao của mẹ với cân nặng, chiều dài của bé khi sinh ra. Vẫn chưa có một lời giải thích chính xác cho kết luận này, nhưng các chuyên gia cho rằng, chiều cao của mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến kích thước tử cung, kích thước khung xương chậu hoặc quá trình trao đổi chất, năng lượng mà mẹ sẽ cung cấp cho bé trước khi sinh. Ngoài ra, các chuyên gia cũng đang nghiên cứu tới ảnh hưởng của yếu tố môi trường, dinh dưỡng đến chiều cao của người mẹ cũng như tỷ lệ sinh non và chiều dài của thai nhi.

Lưu ý giúp mẹ tăng cân nặng thai nhi Sức khỏe của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Để bé đạt cân nặng chuẩn, mẹ sẽ phải chăm chút nhiều đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của mình. Áp dụng những lưu ý cơ bản dưới đây sẽ giúp mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ
Những bà mẹ “nấm lùn” có thể làm gì?
Theo các chuyên gia. chiều cao của mẹ bầu chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ sinh non, nhưng không phải là yếu tố quyết định nhất. Và tất nhiên, bạn cũng không thể làm gì khác để thay đổi yếu tố di truyền của mình. Vì vậy, thay vì lo lắng và buồn phiền vì chiều cao của mình, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên duy trì một trọng lượng khỏe mạnh trước khi bắt đầu thai kỳ, chú ý tăng cân thích hợp khi mang thai, không hút thuốc và nên cố gắng thực hiện một chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến cáo những bà bầu nhỏ người, những người cao khoảng 1m4, nên thường xuyên đi thăm khám để được theo dõi chặt chẽ hơn. Nguyên nhân bởi vì khung xương chậu của bạn có thể sẽ quá nhỏ, không đủ không gian để bé chào đời, nhất là với những người có anh xã hơi “to con”.
Ngoài ra, tâm lý cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Theo nghiên cứu, những mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, lo lắng cũng sẽ có tỷ lệ sinh non cao hơn. “Quẳng” nỗi lo về chiều cao và những tất bật trong công việc hàng ngày, bầu nên dành thêm thời gian nghỉ ngơi, vừa tốt cho sức khỏe của mẹ, vừa tốt cho sự phát triển của thai nhi. Lợi đôi đường, mẹ nhỉ?

Những thiệt thòi của trẻ sinh non Các bé sinh non thường gặp nhiều bất lợi trong quá trình phát triển. Những bé càng thiếu tháng càng có nguy cơ gặp phải một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
-
Mối nguy hiểm mang tên “sinh non”Hiện nay có khá nhiều trường hợp các bé sinh non trước 36 tuần. Một số có chủ ý, được bác sĩ chỉ định sinh sớm hoặc thực hiện sinh mổ trước thời hạn do tình trạng sức khỏe nghiêm trọng của thai...
-
Đối phó với sinh non: Những kiến thức cần biếtEm bé sinh non thường chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Do đó cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt cho em bé
-
5 lưu ý giúp giảm nguy cơ sinh nonMang thai luôn là khoảng thời gian nhiều niềm vui và cũng không ít lo lắng, dù đã có kinh nghiệm hay mới mang thai lần đầu. Đừng bỏ qua những lưu ý về mặt y khoa và các nguyên tắc dinh dưỡng, sinh...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Phạm Ngọc Ánh
Mình nghĩ chiều cao do nhiều nguyên nhân, tất nhiên có một phần di truyền. Tuy nhiên, bây giờ chế độ dinh dưỡng hợp lí là chiều cao của bé được cải thiện mà!
Loan Thanh
Mình cũng là mẹ nấm lùn cũng may chỉ sinh non 2 tuần thôi nè
Như Hoa
mom cao 1m bao nhiêu?em cao 1m50 thôi,em tính gần ngày sinh mới nghỉ thai sản,mà đọc bài này em thấy hoang mang quá,hix
Loan Thanh
Chiều cao của mẹ cũng ảnh hưởng đến cân nặng và kích thước chiều dài của bé khi sinh ra hèn chi khi đi sinh bác sĩ cứ hỏi mình cao bao nhiêu? để cho sinh mổ hay thường