Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 03/06/2015

Thai nhi gặp nguy vì mẹ quá gầy

Thai nhi gặp nguy vì mẹ quá gầy
Hình ảnh những người mẫu, diễn viên khi mang bầu vẫn rất thon thả quả là khiến nhiều mẹ ngưỡng mộ. Tuy nhiên, với hầu hết các trường hợp mang thai, việc mẹ gầy yếu thường mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của bé

Tăng cân khi mang thai

Hầu hết các bác sĩ đều ủng hộ việc me bầu tăng từ 8 đến 13kg trong suốt thai kỳ. Việc tăng cân nhiều hay ít phụ thuộc vào vóc dáng, cân nặng của mẹ trước khi mang thai. Em bé sẽ chiếm khoảng 3,2 đến 3,5kg, cân nặng gia tăng còn lại được phân bổ vào nước ối, lưu lượng máu, năng lượng dự trữ, sự phát triển của bộ ngực và các tuyến sữa…

Tăng cân thông qua một chế độ dinh dưỡng cân bằng kết hợp luyện tập đầy đủ sẽ giúp bạn và thai nhi khỏe mạnh. Ngược lại, việc ăn kiêng hay tập luyện quá mức dẫn tới giảm cân lại dẫn đến những hậu quả nguy hại.

Thai nhi yếu vì mẹ quá gầy
Cân nặng của mẹ là một tiêu chí khá quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi

Mẹ gầy, con yếu

Việc không dung nạp đủ dinh dưỡng khi mang thai không chỉ thể hiện ở thân hình cò hương của mẹ. Các bé có mẹ quá gầy có thể gia tăng nguy cơ bị thiếu cân nặng khi sinh hoặc sinh non, đồng thời gặp nhiều vấn đề trong phát triển.

Canxi và axít folic là hai dưỡng chất dễ bị thiếu hụt nếu người mẹ gầy yếu. Khi không nhận đủ canxi, thai nhi sẽ sử dụng lượng dự trữ của cơ thể mẹ và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ xương của bạn. Những bé không nhận đủ axít folic có thể mắc dị tật bẩm sinh.

Bí quyết tăng cân hợp lý

Hai nguyên tắc quan trọng nhất để lên cân ở mức vừa phải khi mang thai là dinh dưỡng cân bằng và luyện tập hợp lý.

Một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho người mang thai sẽ mang đến thêm từ 100 đến 300 calories so với thực đơn của một phụ nữ bình thường. Nhưng bạn cần nhớ, lượng calories này đến từ những loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng như yogurt, các loại hạt, trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt…

Tương tự, việc luyện tập vừa phải, nhẹ nhàng cũng rất có ích. Bạn không bao giờ nên luyện tập đến mức kiệt sức khi mang thai. Nếu trước đó bạn lười luyện tập, nên bắt đầu với một hoạt động dễ nhất: đi bộ. Khi muốn thử sức với một loại hình mới, bạn tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chấp nhận sự thay đổi ngoại hình

Bạn cần coi trọng sức khỏe hơn là hình thể vào thời điểm này. Đừng chú ý đến vòng eo đang to lên, vòng mông quá khổ hay cánh tay đã bắt đầu có da thịt thừa ra. Đó không phải là lý do để bạn phải cắt khẩu phần của mình. Hãy để cơ thể có được những gì cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Nếu bạn muốn trông mình vẫn xinh xắn, chỉ cần chọn lựa trang phục kỹ lưỡng. Những bộ váy suông, những chiếc áo form rộng là phụ kiện tuyệt vời để “cải thiện” vóc dáng và cho bạn cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng nhất trong giai đoạn này.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x