Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Quỳnh Nhi
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/11/2015

Thắc mắc thường gặp về châm cứu khi mang thai

Thắc mắc thường gặp về châm cứu khi mang thai
Đi cùng với niềm hạnh phúc vô bờ bến khi chuẩn bị chào đón thiên thần nhỏ là những khó khăn mà mẹ bầu phải đối mặt như mệt mỏi, ốm nghén, đau nhức,… Châm cứu có thể là phương pháp giảm đau hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc, nhưng liệu pháp này có thực sự an toàn?
Châm cứu khi mang thai
Châm cứu phải được thực hiện bởi những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao

1/ Châm cứu khi mang thai có an toàn?

Châm cứu được cho là an toàn và hiệu quả trong lúc mang thai, bởi bên cạnh việc đem đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ thì còn có rất ít tác dụng phụ. Nhiều phụ nữ đã lựa chọn phương pháp này thay cho dùng thuốc, nhất là thuốc giảm đau – một vấn đề mà người mẹ phải hết sức thận trọng khi mang bầu.

Đã tồn tại từ lâu như một cách trị liệu độc đáo của y học phương Đông, qua thời gian, phương pháp này đã được khoa học thừa nhận và tiếp tục trở thành một liệu pháp hỗ trợ điều trị không thể thiếu đối với y học hiện đại. Nhưng hiện tại, với những ai muốn trị liệu bằng phương pháp này, đặc biệt là các mẹ bầu, đều phải được thực hiện bởi các cơ sơ sở y tế uy tín với những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao để đảm bảo sự an toàn cũng như vô trùng của kim tiêm.

2/ Những lợi ích của châm cứu đối với mẹ bầu?

Nghiên cứu cho thấy, châm cứu có rất nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai, từ chuyện giúp làm giảm căng thẳng, đau lưng, hông và khớp cho tới tác dụng xoa dịu những cơn ốm nghén và cảm giác mệt mỏi thường trực. Nhiều mẹ bầu cũng chọn trị liệu thường xuyên để tăng cường sức khoẻ cho thai kì.

Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp khả năng thụ thai tốt hơn, theo nghiên cứu, châm cứu có thể làm tăng cơ hội thụ tinh ống nghiệm (ART) từ 10 -15%.

3/ Mẹ bầu có thể bắt đầu châm cứu khi nào?

Một nghiên cứu năm 2002 thực hiện ở Bệnh viện Sản – Nhi Đại học Adelaide (Úc) về sự an toàn của châm cứu nhằm giảm buồn nôn trong thai kì đã kết luận: Châm cứu không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, sẩy thai, thai chết lưu, bong nhau thai, cao huyết áp, tiền sản giật, sinh non hoặc ảnh hưởng gì đến sức khoẻ trẻ sơ sinh. Nghiên cứu này được tiến hành trong 3 tháng đầu của thai kì, khi bào thai dễ bị tổn thương nhất và kết quả có được đã được nhân rộng tại các tổ chức nghiên cứu khác trên toàn thế giới.

Vì vậy, nếu bạn đang có thai và cần điều trị bằng liệu pháp này thì có thể được khuyến khích ngay từ tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, trước khi tham gia một liệu trình châm cứu, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn hình thức châm cứu phù hợp cho phụ nữ mang thai và tìm đến những cơ sở y tế có uy tín nhé!

4/ Châm cứu có thể giúp kích thích chuyển dạ?

Đây được xem là một trong những phương pháp an toàn để kích thích chuyển dạ khi cơ thể mẹ đã sẵn sàng và còn đem lại cảm giác dễ chịu hơn bạn nghĩ. Một trường đại học ở bang Bắc Carolina đã thực hiện một khảo sát với kết quả cho thấy 70% phụ nữ mang thai từ tuần 39-41, được châm cứu 3 lần trong thời gian này sẽ sinh dễ dàng hơn so với 50% phụ nữ không được áp dụng phương pháp này.

5/ Sau khi sinh có nên tiếp tục châm cứu?

Các nhà khoa học cho biết, châm cứu thực sự có thể làm giảm mức độ căng thẳng. Chính vì vậy, việc sử dụng liệu pháp này cũng sẽ rất tốt cho phụ nữ sau sinh, bởi triệu chứng tiêu cực mà các bà mẹ thường gặp sau thời gian “vượt cạn” chính là mệt mỏi và trầm cảm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x