Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/03/2021

Tác dụng của tầm gửi cây gạo, mẹ bầu dùng nhớ lưu ý điều này nhé!

Tác dụng của tầm gửi cây gạo, mẹ bầu dùng nhớ lưu ý điều này nhé!
Tác dụng của tầm gửi cây gạo tốt như thế nào và bà bầu có dùng được loại cây này hay không? Mời bạn cùng MarryBaby khám phá ngay về tầm gửi cây gạo!

Tác dụng của tầm gửi cây gạo như thế nào mà đây được xem là một trong những dược liệu quý trong Đông y. Bà bầu có dùng cây tầm gửi được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

Tầm gửi (có tên khoa học là taxillus chinensis) là loại cây sống ký sinh trên các thân cây cao khác. Các loại cây mà tầm gửi thường sống nhờ như cây gạo, cây dâu, cây mít, cây chanh, cây táo, cây mận. Trong số đó, tầm gửi sống trên cây gạo được xem là có nhiều công dụng chữa bệnh nhất. Tác dụng của tầm gửi gạo là gì? Tác dụng của cây tầm gửi với bà bầu ra sao? Mẹ bầu nào đang thắc mắc về loại cây này, mời bạn đọc ngay nội dung sau nhé.

Giới thiệu về tầm gửi cây gạo

Tác dụng của tầm gửi cây gạo

Tầm gửi khi sống nhờ trên cây gạo sẽ có rễ thọc sâu vào thân cây gạo, hút các dưỡng chất từ đó để phát triển. Cây tầm gửi gạo có vị đắng, tính bình. Các bộ phận của cây như thân, lá, cành thường được dùng để làm thuốc chữa các bệnh về xương khớp, đau nhức, sỏi thận, giải độc gan. Theo kinh nghiệm dân gian, cây tầm gửi ký sinh ở cây gạo tía sẽ có nhiều công dụng chữa bệnh hơn tầm gửi cây gạo trắng.

Cây tầm gửi cây gạo mọc quanh năm, phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa hè. Cây có thể mọc ở khắp nơi, từ đồng bằng đến đồi núi.

Cách dùng và liều dùng

Tầm gửi gạo ở tình trạng tươi hay khô đều có thể dùng làm thuốc. Dùng tầm gửi để chữa bệnh bằng cách sắc thành nước uống. Đối với loại cây này, bạn nên sắc 2 -3 lần để những dưỡng chất trong cây được tiết hoàn toàn vào nước.

Liều dùng được khuyến cáo là 20 – 30g mỗi ngày.

Tác dụng của tầm gửi cây gạo

Tác dụng của tầm gửi cây gạo
Tác dụng của tầm gửi cây gạo
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận, phù thận: Cây tầm gửi gạo chứa chất catechin, có tác dụng bào mòn sỏi, giúp điều trị các bệnh như sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu, viêm thận.
  • Điều trị phong thấp: Theo Đông y, tầm gửi cây gạo là dược liệu quý trong các bài thuốc điều trị bệnh phong thấp, đau lưng, mỏi gối.
  • Thanh mát cơ thể: Tầm gửi gạo còn có khả năng giúp điều hòa huyết áp, giải độc gan, lưu thông khí huyết, lợi tiểu, trị các chứng tiểu rắt, tiểu buốt.

Những ai dùng được cây tầm gửi cây gạo

  • Người đang mắc các bệnh về thận như suy thận, sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm thận cấp và mãn tính.
  • Người uống nhiều rượu bia, đang cần giải độc gan.
  • Người mắc các bệnh về xương khớp, phong thấp.
  • Phụ nữ sau sinh.

Tác dụng của tầm gửi gạo đối với bà bầu và mẹ sau sinh

Tác dụng của tầm gửi cây gạo

Tác dụng của cây tầm gửi là gì? Cây tầm gửi ký sinh trên thân cây gạo đã được chứng minh có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và được bào chế thành nhiều bài thuốc chữa bệnh. Vậy tác dụng của cây tầm gửi gạo đối với bà bầu là gì? Phụ nữ mang thai có được dùng cây tầm gửi gạo không?

♦ Giúp an thai: Theo dân gian, tác dụng của tầm gửi cây gạo giúp an thai, thường được dùng trong các bài thuốc bổ cho chị em ở những tháng đầu thai kỳ.

♦ Lợi sữa: Cũng theo kinh nghiệm truyền lại, tác dụng của tầm gửi cây gạo là thanh nhiệt cơ thể nên chị em đang mang bầu nếu uống nước từ loại cây này sẽ có được nguồn sữa dồi dào sau khi sinh. Đồng thời sữa sẽ có vị thơm ngon, tính mát, giúp bé chóng lớn.

♦ Tác dụng trong thời kỳ hậu sản: Cây tầm gửi gạo được ghi nhận có khả năng thải máu độc, phòng và chữa các bệnh về hậu sản.

Hiện nay, chưa có phát hiện nào về những tác hại của cây tầm gửi gạo đối với phụ nữ mang thai. Như vậy, phụ nữ mang thai có thể dùng được loại cây này. Tuy nhiên, những công dụng của cây tầm gửi gạo đối với bà bầu chỉ là kinh nghiệm dân gian được truyền miệng, chưa được y khoa công nhận. Vì vậy, nếu mẹ bầu nào muốn dùng cây tầm gửi gạo thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn về liều lượng cũng như cách dùng nhé.

Những lưu ý khi dùng cây tầm gửi cây gạo

  • Đối với tầm gửi cây gạo tươi, bạn nên chọn những cây có thân giòn, lá màu xanh thẫm và có độ sáng bóng.
  • Nếu làm thuốc từ tầm gửi cây gạo khô, nên phơi 2-3 nắng sao cho thân và lá vẫn còn màu xanh và có mùi thơm đặc trưng.
  • Tầm gửi cây gạo khô nên bảo quản trong túi kín, để nơi khô ráo mát mẻ. Không để tầm gửi ở những nơi ẩm ướt và tuyệt đối không sử dụng cây khi có dấu hiệu ẩm mốc.
  • Hiện nay, có rất nhiều nơi bán tầm gửi cây gạo tuy nhiên rất khó xác định được chất lượng. Bạn nên tìm kiếm những địa chỉ mua hàng uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe.
  • Các bài thuốc Đông y từ cây tầm gửi cây gạo thường chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Bên cạnh đó, để phát huy hiệu quả điều trị cao nhất, bạn nên kết hợp với các phương pháp y học hiện đại.

Tác dụng của tầm gửi cây gạo như thế nào với mẹ bầu? Câu trả lời đã được giải đáp rồi phải không nào! Tầm gửi cây gạo là dược liệu quý, có công dụng chữa bệnh và có thể dùng được cho cả phụ nữ mang thai. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết về cách dùng nhé.

Hanako

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x