Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/05/2022

Bà bầu bôi dầu tràm được không? Mẹ bầu đọc ngay không hối hận đấy!

Bà bầu bôi dầu tràm được không? Mẹ bầu đọc ngay không hối hận đấy!
Khi mang thai, mỗi lần cúm hay gặp bất kỳ bệnh lý nào mẹ bầu lại càng mệt mỏi vì không thể dùng dầu gió bình thường. Bởi trong dầu gió có chứa các thành phần có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi.

Trong những lúc ấy, bà bầu chỉ có thể tìm đến các loại tinh dầu từ tự nhiên. Trong đó, tinh dầu tràm có thể trở thành vị cứu tinh “thần kỳ” với nhiều tác dụng. Vậy bà bầu bôi dầu tràm được không? Bài viết này MarryBaby sẽ giải đáp thắc mắc bà bầu có dùng được dầu tràm không. Hãy tham khảo nhé!

Hiểu đúng về tinh chất dầu tràm

Trước khi tìm hiểu vấn đề bà bầu bôi dầu tràm được không; chúng ta cần hiểu về loại dầu thiên nhiên này. Dầu tràm được chiết xuất từ lá cây tràm gió; có tác dụng phòng ngừa cảm lạnh; kháng khuẩn; giảm ho; phòng ngừa muỗi chích; kiến cắn. Vì có hương thơm dễ chịu nên tinh chất dầu tràm được dùng trong nhiều loại thuốc ho, súc miệng, sát khuẩn.

Dầu tràm lành tính nên được sử dụng rộng cho trẻ sơ sinh; trẻ nhỏ; phụ nữ mang thai; người cao tuổi và người bệnh để phòng cảm mạo, gió máy. Dầu tràm có Eucalyptol chiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Trong đó, Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, hoạt chất α-Terpineol giúp ức chế virus cúm.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu uống trà ô lông được không? Nên hạn chế nếu không muốn hại con.

Bà bầu bôi dầu tràm được không?

bà bầu có dùng được dầu tràm không
Bà bầu bôi dầu tràm được không?

Hệ miễn dịch của bà bầu giảm sút do phải tập trung nuôi dưỡng thai nhi trong bụng. Điều này khiến cho các mẹ bầu dễ mắc phải bệnh cảm lạnh; hắt hơi; sổ mũi mỗi khi thời tiết thay đổi. Mẹ có thể tận dụng tác dụng của dầu tràm để phòng tránh nguy cơ trên theo những cách sau:

1. Xông tinh dầu tràm

Khi bị sổ mũi hay nghẹt mũi, khó thở mẹ bầu có thể pha một chút dầu tràm vào nước ấm để tắm; hoặc cho một ít vào chậu nước nóng để hơi nước xông lên mũi. Mẹ lưu ý, thực hiện trong phòng kín gió, giữ ấm cơ thể để tăng hiệu quả của dầu, phòng cảm lạnh.

2. Bà bầu bôi dầu tràm được không? Cắt cơn ho bằng dầu tràm

Đổ chút tinh dầu vào gan bàn tay hoặc chân,xoa nóng trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ bầu cắt cơn ho hiệu quả. Mẹ có thể kết hợp massage cơ thể nhằm phát huy hết tác dụng. Dầu tràm cũng có tác dụng giúp mẹ bầu phòng tránh tình trạng chuột rút về đêm rất hữu hiệu.

3. Phòng sổ mũi

Bà bầu có dùng được dầu tràm không? Khi có dấu hiệu sụt sịt, ngoài việc giữ ấm bằng quần áo, mẹ bầu nên cho dầu tràm lên mũi và ngửi trong 5 phút, mẹ sẽ thông mũi và dễ thở hơn.

4. Bà bầu bôi dầu tràm được không? Làm sạch không khí

Mẹ bầu cho một ít dầu tràm vào dụng cụ xông tinh dầu để giúp không khí trong sạch, dễ thở. Ngoài ra trước khi ra ngoài hay phải tiếp xúc với nhiều người; mẹ bầu chỉ cần sử dụng một ít dầu tràm thoa lên áo quần hoặc xoa đều lên cơ thể như tay, mũi, trán… để phòng bệnh cảm cúm, sổ mũi. Mẹ có thể cho tinh dầu tràm vào một lọ nhỏ, mang theo bên mình để dùng thường xuyên.

5. Trị mụn

Bà bầu có dùng được dầu tràm không? Ngoài tác dụng trị cảm mạo, chữa ho sổ mũi, tinh dầu tràm còn giúp chị em phụ nữ có làn da mềm mại và trị mụn hiệu quả. Đây là cách làm đẹp an toàn cho mẹ bầu trong khoảng thời gian nhạy cảm.

Mẹ bầu dùng miếng vải cotton nhúng vào tinh dầu tràm rồi thoa trực tiếp lên đầu mụn, thực hiện 2 lần/ngày, trước khi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy. Những nốt mụn sẽ nhanh chóng khô lại và biến mất. Nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào sữa rửa mặt, chẳng bao lâu gương mặt mẹ sẽ sáng bừng, tươi tắn.

Hy vọng với những thông tin của bài viết, mẹ bầu đã biết bà bầu bôi dầu tràm được không rồi phải không. Đây là một loại tinh dầu thiên nhiên rất an toàn vì thế mẹ bầu đừng lo lắng. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. THE SAFE USE OF ESSENTIAL OILS

https://icea.org/the-safe-use-of-essential-oils/

Truy cập ngày 04/05/2022

2. Tea tree oil

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-tea-tree-oil/art-20364246

Truy cập ngày 04/05/2022

3. Melaleuca alternifolia (Tea Tree) Oil: a Review of Antimicrobial and Other Medicinal Properties

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1360273/

Truy cập ngày 04/05/2022

4. 11 Essential Oils: Their Benefits and How To Use Them

https://health.clevelandclinic.org/essential-oils-101-do-they-work-how-do-you-use-them/

Truy cập ngày 04/05/2022

5. Tea Tree Oil

https://www.nccih.nih.gov/health/tea-tree-oil

Truy cập ngày 04/05/2022

x