của bé
Tất cả các mẹ bầu đều nên biết những kiến thức cơ bản về sảy thai để phòng tránh, bảo đảm cho mẹ một thai kỳ an toàn và con sinh ra được khoẻ mạnh.
Với nhiều cặp đôi, giây phút biết mình sắp được làm cha mẹ là khoảnh khắc hạnh phúc trong cuộc đời, nhất là với những cặp đôi hiếm muộn. Thế nhưng mang thai chưa bao giờ là một hành trình nhẹ nhàng và đơn giản khi mà bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra những biến cố bất ngờ.
Sảy thai là nỗi lo lớn nhất của các mẹ trong thai kỳ, đặc biệt trong những tháng đầu mang thai. Nguyên nhân dẫn đến sảy thai có thể do thai nhi phát triển bất thường, các bệnh mãn tính như lupus ban đỏ hay tiểu đường, u xơ tử cung hoặc tử cung có sẹo khiến thai bám không đều,…
Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu sảy thai sớm như đau bụng dưới, chảy máu âm đạo bất thường, chuột rút,… để được bác sĩ chuyên khoa can thiệp kịp thời. Trong rất nhiều trường hợp, em bé thoát khỏi nguy hiểm khi được điều trị đúng cách.

Mẹ bầu nào cũng cần tìm hiểu về sảy thai để biết cách phòng tránh
Hầu hết các trường hợp sảy thai thường do nguyên nhân khách quan và không có nguy cơ lặp lại. Ở góc độ y học, trứng sẽ tiếp tục rụng sau khi thai sảy khoảng 4-6 tuần. Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ tâm lý để mang thai tiếp, bạn cũng cần kiểm tra sức khỏe trong vòng 6 tuần sau khi sảy thai để đảm bảo rằng tử cung đã trở lại kích thước bình thường.
Đối với người sảy thai tái phát từ 3 lần trở lên, hai vợ chồng cần được khám toàn diện và làm các xét nghiệm đầy đủ cũng như được tư vấn cẩn thận trước khi mang thai tiếp theo. Nếu nguyên nhân sảy phai quá phức tạp để phòng tránh, bạn có thể chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm giúp tăng xác suất thụ thai an toàn.
Việc có thai không chỉ tác động lên cơ thể người phụ nữ mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và tâm trạng của bà mẹ tương lai. Để có một thai kỳ an toàn, trước hết phải đảm bảo cho tinh thần lẫn thể chất của người mẹ luôn khoẻ mạnh. Do đó, chị em cần điều chỉnh nhịp độ và thói quen sinh hoạt của mình ở mức điều độ và cân bằng, không hút thuốc, không uống rượu, nếu bị bệnh cần điều trị bằng thuốc thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
Khi mang thai, bạn có thể thèm nhiều đồ ngọt và thức ăn vặt, nhưng tốt nhất bạn nên hạn chế các loại thực phẩm không tốt này. Tăng cân quá nhiều trong giai đoạn này sẽ khiến bạn bị tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp và nhiều chứng bệnh khác ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con. Đừng quên uống bổ sung vitamin, ăn nhiều rau củ quả tươi, ngủ đủ giấc và tập thể dục nhẹ nhàng, các mẹ nhé!

Làm mẹ đừng hơn thua nhau cách chăm con! Không thể đánh giá mẹ nào giỏi, mẹ nào dở khi mỗi ngày mẹ đều nỗ lực để học tròn bài học của mình. Những chỉ số phát triển như cân nặng, chiều cao,... vô cùng quan trọng với con nhưng không phải là thước đo đánh giá năng lực làm mẹ.
-
Các nguyên nhân gây sảy thai thường gặpNếu mang thai là một trong những điều tuyệt vời nhất đối với người phụ nữ thì sảy thai lại là một trong những trải nghiệm khủng khiếp nhất. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến...
-
Cách để hạn chế nguy cơ sảy thaiTrong những tháng đầu mang thai, thai nhi rất dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố bên ngoài. Do đó, nếu không giữ gìn cẩn thận việc sảy thai là khó tránh khỏi.
-
Những thói quen dễ gây sảy thaiCó nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sảy thai. Có thể do thực phẩm, vận động quá nhiều hoặc có thể do việc sử dụng thuốc không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
-
Triệu chứng báo hiệu nguy cơ sảy thaiBạn nên chú ý những biểu hiện của cơ thể trong thời kỳ mang thai để chắc chắn không bị những nguy cơ sảy thai
-
Tỷ lệ sảy thai sau thụ tinh trong ống nghiệmBạn đã sẵn sàng có em bé nhưng vẫn lo lắng với những rắc rối đi kèm? Tìm hiểu tỷ lệ sảy thai, khi nào và vì sao dễ bị sảy thai cũng như tỷ lệ sảy thai đối với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm...
Đối với bé, đồ chơi là một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá thế giới. Khi bé đã biết kiểm soát sự chuyển động của tay và chân, khả năng lắng nghe và quan sát, mẹ nên hỗ trợ bé phát triển bằng cách đầu tư vào những món đồ chơi cho trẻ sơ sinh thích hợp.
Đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé 1 tuổi
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Con gái mỹ nhân đẹp nhất Philippines...Marian Rivera và tài tử Dingdong Dantes đã tổ chức tiệc đón chào đứa con thứ...
-
Trịnh Gia Dĩnh và vợ hoa hậu vừa đón...Trang On đưa tin vào ngày 15-2 vừa qua, diễn viên Trịnh Gia Dĩnh có con trai...
-
Phát hiện một ca sinh 7 hiếm gặp ở IraqTheo Healthmedicinet, đây là trường hợp sinh 7 đầu tiên vừa xảy ra tại Bệnh...
-
Lạ: Mổ bắt thai nhi ở tháng thứ 7, phẫu...Một bà mẹ người Anh mang thai tháng thứ 7 được các bác sĩ phẫu thuật lấy...
-
Jessica Simpson và những sự cố dở khóc...Jessica Simpson mang thai lần 3 ở tuổi 38 và đối diện với nguy cơ tăng cân...
kim tân
thật lo lắng, nhất lại những mẹ có tiền sử sảy thai lại càng lo hơn.
Lê Hiền
Mình thấy vấn đề này đang được khá nhiều người quan tâm, và bản thân mình dù đã trải qua một lần sinh nở an toàn nhưng vẫn lo lắng về lần có thai tiếp theo
Nguyễn Thị Hạnh
Cảm ơn mb