Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/09/2021

[GÓC GIẢI ĐÁP] Bà bầu ăn kem có tốt không và những lưu ý khi ăn

[GÓC GIẢI ĐÁP] Bà bầu ăn kem có tốt không và những lưu ý khi ăn
Bà bầu ăn kem có tốt không và ăn như thế nào để thỏa mãn cơn thèm ngọt mà không gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi? Mời mẹ đọc bài viết sau để biết điều đó.

Trong thai kỳ, mẹ bầu có xu hướng thèm ăn vặt. Kem có vị ngọt, mát là một trong những món nhiều người thích. Song, bà bầu ăn kem có tốt không và ăn nhiều liệu có sao không? Đây vẫn là điều mà nhiều mẹ bầu thắc mắc. Hãy xem câu trả lời trong bài viết của MarryBaby bạn nhé!

Thành phần dinh dưỡng của kem

Bà bầu ăn kem có tốt không
Ảnh: Visual Stories Micheile/Unsplash

Trước khi ăn một thứ gì đó, bạn cần phải hiểu nó được làm từ gì. Kem cũng vậy. Để biết bà bầu ăn kem có tốt không, mẹ bầu cần biết nó được sản xuất từ những nguyên liệu gì.

Trên thị trường hiện bán rất nhiều loại kem khác nhau, đa dạng và phong phú về kiểu loại, hương vị. Thế nhưng, các loại kem hầu hết gồm các thành phần cơ bản sau:

– Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa bột nguyên kem, chất béo từ sữa, chất béo khan, bơ… Đặc điểm của sữa để làm kem là loại có hàm lượng chất béo cao.

– Phụ gia: Để tạo sự đa dạng về chủng loại cho kem, nhà sản xuất sẽ sử dụng các loại phụ gia tạo màu của các loại trái cây, chẳng hạn màu đỏ để tạo vị nho, màu vàng tạo vị dứa, màu đỏ hồng cho kem dâu. Đây là những màu tổng hợp trong sản xuất công nghiệp.

– Phụ gia điều vị: Các loại acid citric, acid citric để tạo vị chua, chát cho kem; các loại đường như đường ACK, đường aspartame, saccharose, glycerine… làm cho kem có vị ngọt.

– Phụ gia nhũ hóa: Lòng đỏ trứng, diglyceride là những phụ gia nhũ hóa cơ bản của kem.

Ngoài ra, trong kem có chứa một số thành phần khác như chất ổn định, chất tạo xốp, chất bảo quản, tinh bột biến tính, hương vị nhân tạo…

Các nguyên liệu sẽ được phối trộn vào nhau, sau đó thông qua quá trình thanh trùng ở 85ºC, ủ chín ở 2-4ºC, các hộp kem sẽ được làm lạnh sơ bộ sau đó rót vào hộp hoặc đựng trong khuôn và cấp đông.

Mặc dù kem không phải là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng nó cũng cung cấp cho cơ thể một số chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin và khoáng chất. Phần lớn các loại kem đều có chất béo (bão hòa và không bão hòa), carbohydrate và protein. Tuy nhiên, giá trị của các chất dinh dưỡng trong mỗi loại kem khác nhau, tùy thuộc vào loại, hương vị và nhà sản xuất.

Chẳng hạn, một khẩu phần kem vani chứa:

– Protein: 6 – 7% (theo lượng khuyến nghị cần thiết hằng ngày)

– Chất béo: 47%

– Carbohydrate: 42%

– Phốt pho: 20%

– Canxi: 17%

Bên cạnh đó, kem còn chứa một lượng nhỏ các vitamin A, B12.

Bà bầu ăn kem có tốt không?

mang thai ăn kem được không

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng phụ nữ có thể ăn kem khi đang mang thai miễn là ăn với lượng vừa phải. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng phải đảm rằng loại kem mình ăn được làm trong điều kiện an toàn vệ sinh. Một chút kem sẽ không làm hại đến mẹ bầu hoặc thai nhi, chỉ cần đừng lạm dụng nó.

Song tốt hơn hết, bạn không nên ăn kem khi đang mang thai. Bởi vì loại đồ ăn mát lạnh này hại nhiều hơn lợi.

Nếu mẹ bầu bị dị ứng với một loại hương liệu nhất định hoặc có các vấn đề y tế như tiểu đường thai kỳ, béo phì hoặc bị cảm lạnh, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi muốn ăn loại thực phẩm này.

Tác hại của kem đối với mẹ bầu

Bạn băn khoăn bà bầu ăn kem có ảnh hưởng gì không, bà bầu ăn kem nhiều có sao không. Dựa vào thành phần của kem và quy trình sản xuất, bạn có thể biết được một số nguy cơ mà mẹ bầu có thể gặp phải khi ăn kem.

♦ Nhiễm trùng

Bà bầu ăn kem có tốt không? Bà bầu có thể bị nhiễm trùng do ăn kem, chẳng hạn như nhiễm khuẩn listeria, vì vi khuẩn này có thể tồn tại ở nhiệt độ cực thấp. Nếu sữa làm kem không được khử trùng, mẹ bầu cũng có thể bị nhiễm trùng.

Những bệnh nhiễm trùng này mắc phải trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của nhau thai, nước ối và gây ra các bệnh nhiễm trùng bẩm sinh cho em bé. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sinh non, thai chết lưu và sảy thai.

♦ Tăng cân

Vì kem có nhiều calo và chất béo, nếu bạn ăn quá nhiều hoặc ăn hàng ngày sẽ dẫn đến tăng cân không mong muốn hoặc quá mức, có thể dẫn đến các biến chứng trong quá trình sinh nở.

♦ Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Kem có nhiều đường, có thể làm tăng khả năng bị rối loạn dung nạp glucose. Vì vậy, nó không phải là một lựa chọn tuyệt vời cho những người đã có tiền sử PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang), tiền tiểu đường hoặc tiền sử gia đình bị tiểu đường.

♦ Viêm xoang và nhiễm trùng đường hô hấp

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của bà bầu bị ức chế. Tiêu thụ quá nhiều kem có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp và dị ứng liên quan đến xoang.

♦ Ngộ độc thực phẩm

Bà bầu ăn kem có ảnh hưởng gì không? Kem có thể chứa trứng sống. Đây là yếu tố gây ra nguy cơ ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn salmonella có trong trứng sống.

Những loại kem mẹ bầu có thể ăn

Những loại kem mẹ bầu có thể ăn
Ảnh: Ian Dooley/Unsplash

Bà bầu ăn kem socola được không, bà bầu ăn kem chuối được không, bà bầu ăn kem dừa được không… Đây là những loại kem mẹ bầu có thể ăn được với lượng ít. Song, trong các loại kem thì không phải loại nào mẹ bầu cũng ăn được. Chẳng hạn như những loại chứa caffeine (kem có hương vị cà phê, trà xanh), mặc dù bạn chỉ ăn với lượng nhỏ nhưng cũng cần tránh vì caffeine không tốt cho thai kỳ.

Bà bầu ăn kem có tốt không? Thay vì sử dụng các loại kem bán sẵn nhiều chất béo, đường và các chất phụ gia, chất bảo quản, bạn có thể tự làm kem tại nhà để thi thoảng dùng. Các loại kem được cho là mức độ an toàn và lành mạnh cho mẹ bầu là kem flan, kem chuối, bơ, sữa chua…

♦ Kem flan: Nhiều người thích ăn kem flan và còn lo ngại về vấn đề an toàn khi mang thai. Bà bầu ăn kem flan được không? Kem flan có nguyên liệu chủ yếu từ trứng sữa nên khá giàu chất dinh dưỡng, canxi và các loại vitamin.

♦ Kem bơ: Bà bầu ăn kem bơ được không? Bơ là loại trái cây được cho là an toàn đối với thai kỳ. Bơ cung cấp axit folic tốt cho sự phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bên cạnh đó giảm nguy cơ thiếu máu cho mẹ bầu, hỗ trợ tiêu hóa…

♦ Kem chuối: Bạn phân vân bà bầu ăn kem chuối được không. Theo các chuyên gia sức khỏe, chuối là một loại siêu thực phẩm, giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như kali, vitamin C và chất xơ dồi dào. Thế nên chuối rất tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, với kem chuối tự làm tại nhà mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều.

♦ Kem sữa chua: Kem sữa chua tốt cho tiêu hóa, cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, ngăn ngừa táo bón. Vậy nên mẹ bầu có thể ăn kem sữa chua, tuy nhiên nên chọn sữa chua được làm từ sữa tươi ít đường thay vì sữa đặc có đường.

Lưu ý khi mẹ bầu ăn kem

bà bầu ăn kem có ảnh hưởng gì không
Ảnh: Slashio Photography/Unsplash

Mẹ bầu đã biết về vấn đề bà bầu ăn kem có tốt không. Bạn vẫn có thể ăn một vài lần trong thai kỳ nếu thấy thèm và nhớ chú ý những điều sau:

– Chỉ ăn kem được làm từ sữa đã tiệt trùng. Những loại chưa được tiệt trùng chứa vi khuẩn listeria gây hại cho thai nhi.

– Mua kem của thương hiệu nổi tiếng, uy tín, tuân theo các quy trình vệ sinh tiêu chuẩn.

– Tránh ăn kem bán rong vì không đảm bảo. Vi khuẩn có thể phát triển ngay cả trong kem được giữ trong tủ đông.

– Nên ăn kem ít béo, không đường vì chúng lành mạnh, cung cấp ít chất béo cho cơ thể. Kem sữa chua là một lựa chọn hợp lý.

– Tuyệt đối không ăn nhiều kem, ngay cả khi bạn liên tục thèm món này. Mẹ bầu có thể trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để biết bao nhiêu kem là quá nhiều.

– Có chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dưỡng chất khi mang thai bao gồm chất béo lành mạnh, protein bổ sung và các sản phẩm giàu chất xơ.

Như vậy bạn đã biết bà bầu ăn kem có tốt không? Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể thưởng thức chút ít sự ngọt ngào và mát lạnh của kem và không phải lo ngại về vấn đề sức khỏe. Các loại kem có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc tự làm sẽ đảm bảo an toàn hơn cho mẹ bầu.

Hà My

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Craving for ice cream during pregnancy https://parenting.firstcry.com/articles/craving-for-ice-cream-during-pregnancy/ Ngày truy cập: 17/8/2021 2. Nutritional benefits of ice cream during pregnancy https://www.momjunction.com/articles/nutritional-benefits-of-ice-cream-during-pregnancy_0087469/ Ngày truy cập: 17/8/2021 3. Pregnancy and ice cream https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/pregnancy-and-ice-cream/ Ngày truy cập: 17/8/2021 4. Is ice cream safe to eat in pregnancy https://www.madeformums.com/pregnancy/is-ice-cream-safe-to-eat-in-pregnancy/ Ngày truy cập: 17/8/2021 5. Can you have ice cream while pregnant https://www.quora.com/Can-you-have-ice-cream-while-pregnant Ngày truy cập: 17/8/2021
x