của bé
Không phải tự nhiên mà những điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian lại được nhiều mẹ bầu truyền tai nhau đến thế. Dù có đúng, có sai, có phi lý cần loại bỏ ngay nhưng trước khi áp dụng bất kỳ điều gì mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nội dung bài viết
Tìm hiểu những điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian thời buổi công nghệ số không hề khó. Chỉ cần một cú “click” chuột mẹ sẽ lạc vào mê cũng các lời khuyên từ cư dân mạng. Thực tế thì vẫn nên dành chút thời gian tìm hiểu và tham khảo ý kiến chuyên khoa từ bác sĩ.
Vậy khi mang thai cần tránh những gì, đâu là kiêng cữ đúng đắn, mẹ có thể xem qua 8 gợi ý dưới đây:
Kiêng chụp ảnh bầu
Đây là kiêng cữ hoàn toàn vô lý. Theo lý giải của các thế hệ đi trước, chụp ảnh bầu khiến đứa trẻ sinh ra vô duyên. Chỉ dừng lại ở đó và không có minh chứng cụ thể nào.

Tại sao lại kiêng chụp ảnh nhỉ? Ghi lại khoảnh khắc đẹp khi mang thai không cần kiêng cữ
Hiện không có bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào kết luận việc chụp ảnh có thể gây hại cho mẹ và bé, nhất là với kiểu chụp ảnh hiện đại ngày nay. Quá dễ dàng để có những bức ảnh đẹp lưu giữ khoảnh khắc tuyệt vời khi mang thai.
Bà bầu không nên cắt tóc
Thời nay ai còn kiêng cắt tóc khi mang thai. Thậm chí có nhiều lời khuyên đưa ra rằng bầu là phải đẹp, thời thượng. Cắt tóc là một phần trong kế hoạch làm đẹp của nhiều mẹ bầu. Rất ít mẹ tin rằng nếu xuống tóc thì sẽ rút ngắn cuộc đời của đứa trẻ.
Một mái tóc đẹp cũng giúp tạo nên thần thái tự tin. Mẹ hoàn toàn có thể ghé salon tóc uy tin để uốn, duỗi… miễn là có tham khảo trước ý kiến của bác sĩ và không thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên. Riêng chuyện nhuộm tóc mẹ nên cân nhắc vì sự thay đổi hormone trong cơ thể mà màu tóc có thể sẽ khác với mong muốn của mẹ.

10 kiểu tóc "sốt xình xịch" 2020 để bầu làm đẹp khi mang thai Tại sao không được làm đẹp khi mang thai nhỉ, đó là chuyện quá vô lý. Mẹ bầu hoàn toàn có quyền trở nên xinh đẹp và quyến rũ trong thai kỳ. Từ hàm răng, mái tóc tới vóc dáng, mẹ có thể chủ động "tân trang" mỗi ngày, chỉ là kỹ càng khi chọn mỹ phẩm.
Bà bầu không dự đám tang
Ông bà xưa quan niệm rằng phụ nữ có thai rất dễ bị nhiễm âm khí khiến thai nhi sẽ bị ma ám, sau khi sinh dễ ốm yếu, trí tuệ giảm sút. Tốt nhất là mẹ bầu cần tránh tham dự đám tang, trừ trường hợp bắt buộc.
Thực tế thì, các nhà khoa học cũng cho rằng kiêng cữ khi mang thai này là đúng nhưng giải thích dưới góc nhìn dễ hiểu hơn: Âm khí ở đây chính là dấu hiệu nhiễm khuẩn do thân thể người chết phát tán ra ngay khi họ vừa mất đi và tồn tại tới vài ngày sau đó. Việc tham dự một đám tang cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý bà bầu, không tốt cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Không ngồi xổm gội đầu khi bụng to
Chuyện ngồi xổm gội đầu thực tế bây giờ còn khá ít vì hầu hết các gia đình đều có điều kiện sinh hoạt tốt hơn xưa. Một nhà tắm hiện đại cơ bản luôn có vòi tắm đứng. Mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn gội đầu theo cách này hoặc ra tiệm khi bụng bắt đầu lớn hơn vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba.
Tuy nhiên, nếu vẫn đang giữ thói quen gội đầu này mẹ nên tránh. Lời khuyên từ ông bà xưa cũng trùng hợp với ý kiến của các bác sĩ. Việc ngồi xổm nói chung có thể ảnh hưởng đến phần tử cung phía dưới của mẹ, gây cảm giác “ngộp thở” cho thai nhi.
Đợi 8 tháng mới đi sắm đồ
Vâng, quan niệm dân gian cho rằng sắm đồ cho trẻ sơ sinh trước khi thai được 8 tháng tuổi rất có thể bé sẽ rời bỏ gia đình. Điều này được minh chứng từ nhiều trường hợp các bé bị sảy thai, thai lưu vào thời điểm này.

Có thờ có thiêng, có kiêng có lành dân gian khuyên điều này là đúng
Hiện có một số mẹ không tin vào điều này, sắm đồ từ sớm cho bé nhưng ngay khi có bất trắc gì người ta dựa vào sự trùng hợp này mà quy kết các việc. Có kiêng có lành, mẹ có thể tin vào lời khuyên này từ dân gian.
Không được trang điểm và tỉa chân mày
Nhiều người tin rằng nếu mẹ quá “điệu” trong việc trang điểm hàng ngày con có thể sẽ mất duyên. Thực tế thì việc tô son hay trang điểm cần hạn chế khi mang thai vì sợ rằng hóa chất từ mỹ phẩm có thể thẩm thấu qua da và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Tuy nhiên, vào những thời điểm cần thiết, mẹ có thể trang điểm nhẹ nhàng để làm tươi tắn sắc mặt xanh xao do thai nghén nặng. Lưu ý dùng các loại mỹ phẩm dành cho bà bầu có nguồn gốc chiết xuất từ thiên nhiên.
Không ăn ốc vì con nhỏ nước dãi
Tuy không liên quan gì tới việc trẻ sẽ bị nhỏ dãi như dân gian vẫn đồn đại nhưng việc ăn ốc có thể khiến mẹ tăng nguy cơ bệnh giun sán. Tránh vẫn là hơn!
Ăn nhiều trứng ngỗng con thông minh
Tới tận bây giờ, nhiều mẹ vẫn tin rằng trứng ngỗng là “thần dược” giúp bé tăng chỉ số IQ sau này. Nhưng bản thân trứng ngỗng không mang lại nhiều dưỡng chất cho não bộ thai nhi, thậm chí các nhà khoa học đánh giá dinh dưỡng không bằng trứng gà. Mẹ không nên ăn quá nhiều dẫn đến thừa chất và tăng cân nhanh trong thai kỳ.

Bà bầu ăn trứng ngỗng như thế nào mới đúng? Trứng ngỗng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho các mẹ đang mang thai. Đặc biệt, nhiều bà bầu ăn trứng ngỗng với hy vọng con sinh ra sẽ thông minh. Thực hư tác dụng của trứng ngỗng ra sao và ăn trứng ngỗng thế nào mới đúng?
Những điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian có vô số kể, mỗi địa phương lại có thêm tập tục khác nhau. Mẹ bầu hiện đại vẫn nên kiêng nhưng cần “chọn lọc” nhé!
-
Những điều kiêng kỵ khi mang thai mẹ cần biếtNhững tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn vô cùng nhạy cảm vì thai nhi còn quá nhỏ, mẹ thì chưa thích nghi được với sự thay đổi của cơ thể nên cần lưu ý những điều kiêng kỵ khi mang thai để có một...
-
Những điều kiêng cữ sau sinh cần nhớ nếu không muốn trả giá đắtBà đẻ kiêng cữ bao lâu? Kiêng cữ sau sinh mỗi thời mỗi khác, mỗi thế hệ mỗi quan niệm. Tùy vào hoàn cảnh riêng và cơ địa mỗi người mà mẹ có thể thực hiện kiêng bao lâu và kiêng như thế nào để hạn...
-
7 kiêng cữ sau sinh mổ nghiêm ngặt mẹ cần nhớKiêng cữ sau sinh mổ là cần thiết, thậm chí có một số vấn đề phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn sinh tự nhiên để vết thương mau lành đồng thời không ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc bé cưng.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Thanh ngoan
Hi. có bầu em chỉ kiêng ăn các đồ ăn lạnh, kiêng với tay cao. kiêng ngồi xổm khi bụng to. bổi vì nó có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.