của bé
Với triệu chứng gần giống cảm lạnh và đau họng thông thường, bệnh hôn hay sốt tuyến có thể xảy ra với bất kỳ mẹ bầu nào. Và bởi đang ở trong giai đoạn hết sức đặc biệt, mẹ sẽ cần được săn sóc ở các trung tâm y tế nếu chẳng may bị căn bệnh này ghé thăm
Bệnh hôn là bệnh gì?
Để mở đầu những điều bà bầu cần biết về căn bệnh này, chúng ta hãy bắt đầu từ tên gọi của nó. Sở dĩ gọi là “bệnh hôn” vì những nụ hôn có thể làm mẹ bầu bị “dính” một chút nước bọt nhiễm khuẩn và mắc bệnh. Biểu hiện là tình trạng thai phụ không khỏe mạnh, nhiệt độ cơ thể cao và mệt mỏi. Căn bệnh còn có tên gọi khác là sốt tuyến.
Sốt tuyến lây lan do nhiễm vi rút Epstein-Barr (EBV). Ngoài đường nước bọt, bệnh có thể lây lan thông qua:
1. Chia sẻ thức ăn và đồ uống với người bệnh
2. Dùng chung bàn chải đánh răng hoặc vật dụng khác của người bệnh
3. Phơi nhiễm với vi rút trong không khí do người bệnh phát tán qua hắt hơi hoặc ho
Nhận biết bệnh hôn
Những triệu chứng của bệnh sốt tuyến khi mang thai gần giống với một loại viêm nhiễm bất kỳ nào đó. Mẹ bầu mắc bệnh sẽ có những biểu hiện như:
1. Sốt
2. Sưng tuyến hạch
3. Đau họng
4. Cảm thấy rất mệt mỏi
5. Đau vùng bụng trên
6. Chán ăn
7. Vàng da khi nhiễm trùng lan đến gan
8. Sưng lá lách

Tuy không thực sự nguy hiểm, sức lực của mẹ cũng bị bệnh ảnh hưởng khá nhiều
Chăm sóc khi mẹ bầu mắc bệnh
Tuy không có thuốc đặc hiệu cho EBV nhưng mẹ bầu cũng không cần đến sự chăm sóc quá đặc biệt. Chỉ có một lưu ý là nếu cơn sốt gia tăng, mẹ sẽ cần những biện pháp mạnh tay để hạ nhiệt nhằm bảo vệ an toàn cho thai nhi. Sau đây là một số biện pháp bạn cần thực hiện để có thể hồi phục sớm và nhanh nhất có thể:
1. Uống nhiều nước: Giúp ngăn chặn nguy cơ bị mất nước và mệt mỏi quá độ. Hãy uống nhiều nước mỗi ngày. Mẹ cũng có thể sử dụng nước ép hoa quả tươi, nó sẽ giúp phục hồi nhanh chóng. Vì căn bệnh có thể gây chán ăn nên mẹ cần lưu ý bổ sung chất dinh dưỡng thông qua thức ăn lỏng và dễ ăn. Tránh sử dụng những đồ uống có cồn và caffein khi đang bị nhiễm sốt tuyến.
2. Nghỉ ngơi nhiều hơn: Nghỉ ngơi giúp tăng tốc độ phục hồi của cơ thể sau khi nhiễm bệnh sốt tuyến. Bác sĩ khuyến cáo các bà mẹ nên ngủ từ 10 đến 12 tiếng mỗi buổi tối nếu bị mắc bệnh. Nghỉ ngơi cũng giúp ngăn chặn các tổn thương đối với những cơ quan bị sưng tấy. Tránh hoạt động với cường độ cao mỗi ngày.
Bệnh hôn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Cơ thể các mẹ thường có xu hướng sản sinh ra các kháng thể chống lại sự lây nhiễm của EBV. Các nghiên cứu khám phá ra rằng 95% số người ở tuổi 35 có xu hướng tự sản sinh ra các kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi EBV. Vậy nên, nếu cơ thể mẹ có chứa kháng thể chống lại vi rút gây bệnh thì thai nhi cũng có. Và do đó, xác suất để thai nhi phải gánh chịu hậu quả từ những triệu chứng của sốt tuyến sẽ ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, nếu mẹ bị sốt cao, duy trì ở khoảng 39.44o C liên tục trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, nguy cơ sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh đối với thai nhi sẽ gia tăng. Trong trường hợp này, hãy tìm đến sự hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Bí quyết chăm sóc bà bầu bị sốt Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ thường giảm đi khiến các vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh. Trong đó, sốt là một trong những tình trạng cần được xử lý đúng cách. Vì mẹ bầu cần giới hạn việc sử dụng thuốc, phải làm cách nào để hạ sốt hiệu quả?
-
Các bệnh thường gặp khi mang thai và cách khắc phụcBên cạnh niềm vui khi được “làm mẹ” thì rất nhiều thai phụ cũng cảm thấy khó chịu vì một số bệnh thông thường xảy ra ở hầu hết các thai phụ như táo bón, ợ nóng, buồn nôn,…
-
6 bài thuốc chữa bệnh cho mẹ và bé từ rau ngótTheo Đông Y, rau ngót có tính hàn, vị ngọt. Tác dụng, chữa bệnh điển hình của rau ngót thể hiện qua tính thanh nhiệt, giải độc, bổ huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm. Đặc biệt, rau ngót rất...
-
7 mẹo đơn giản phòng bệnh khi mang thaiKhi mang thai, khả năng miễn dịch của cơ thể sẽ suy giảm hơn bình thường, nguy cơ nhiễm bệnh vì thế cũng cao hơn rất nhiều, đặc biệt là cảm cúm. Làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch của mẹ bầu?...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
le truc
cảm ơn MB