Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/09/2022

Ngôi thai: Yếu tố quyết định việc sinh nở

Ngôi thai: Yếu tố quyết định việc sinh nở
Ngôi thai được hiểu là phần thai "trình diện" ở khung chậu của người mẹ. Đó là phần sẽ ra khỏi cơ thể mẹ đầu tiên nếu được sinh theo ngả âm đạo. Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với hành trình vượt cạn của các mẹ

Ngôi thai được phân thành 3 dạng chính: Ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang. Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, bé sẽ nằm trong bụng mẹ với đầu hướng lên, nhưng từ tuần 35 đến 37, bé sẽ quay đầu xuống để sẵn sàng cho việc chào đời. Tuy vậy, có những bé vẫn “ngoan cố” giữ nguyên tư thế của mình đến tận ngày sinh.

Các ngôi thai thường gặp

Ngôi thai 2
Một số dạng ngôi thai thường gặp

Thai ngôi đầu

Thai ngôi đầu là tư thế thuận lợi nhất để sinh thường. Ở tư thế đầu quay xuống, tùy theo độ ngửa đầu mà bé có các tư thế như ngôi chỏm, ngôi thóp trước, ngôi trán, ngôi mặt. Tuy thuận lợi nhưng các kiểu ngôi trán, ngôi mặt vẫn có thể gây khó khăn cho mẹ lúc sinh vì diện tích tiếp xúc ở phần này lớn và khó đi lọt qua ngả âm đạo. Đặc biệt, nếu thai nhi ngôi mặt và cằm quay về phía lưng của người mẹ thì phải sinh mổ.

Thai ngôi mông

Đây là ngôi ngược, đầu bé hướng lên, phần mông hoặc chân lọt vào khung chậu của mẹ. Có hai dạng:

– Ngôi mông đủ: Bé có tư thế gần như ngồi xếp bằng trong tử cung. Nếu bác sĩ khám sẽ thấy cả mông và chân bé.

– Ngôi mông thiếu: Bé vắt chân lên cao, bác sĩ chỉ sờ được mông, bé thả chân xuống, chỉ sờ được chân và bé quỳ gối, chỉ sờ được đầu gối.

Không phải trường hợp ngôi mông nào cũng phải sinh mổ. Tùy vào sức khỏe của mẹ và khả năng xoay trở của thai trong quá trình sinh mà bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ giải pháp phù hợp. Ở trường hợp ngôi mông kiểu chân, mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, nếu sinh đôi, tử cung có vết mổ cũ hay con so nặng trên 3kg thì mẹ cũng nằm trong diện chỉ định sinh mổ.

Thai ngôi ngang

Trong trường hợp nhau thai nằm sấp hay sinh đôi, thai chỉ xoay được giữa chừng nên thường chui nằm ngang hay xiên trong tử cung. Trong trường hợp này, bé không thể qua lọt được khung chậu nên bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp sinh mổ.

Trong thời gian chuyển dạ, mẹ có thể áp dụng một số kỹ thuật để tác động đến ngôi thai, giúp việc sinh nở thuận lợi hơn:

  • Cố gắng đứng thẳng càng lâu càng tốt, nghiêng người về phía trước khi có các cơn gò.
  • Nhờ người massage lưng và đung đưa hông khi có cơn gò để giúp bé đổi hướng.
  • Tránh nằm ngửa hay ngồi ghế.
  • Nên nằm nghiêng và dạng chân để hông mở rộng.

Biết ngôi thai khi nào?

Có thể làm việc này bằng cách khám ngoài và sờ nắn bụng, sau đó xác định lại kết quả thông qua việc thăm khám âm đạo và siêu âm. Tư thế xoay đầu xuống dưới: Có thể biết điều này vào tháng thứ 7 của thai kỳ. Nếu thai thuận, bụng sẽ có hình ô van, kéo từ trên xuống dưới, từ đầu xương sườn cho đến xương mu. Ở phần trên tử cung, bác sĩ sẽ thấy được mông thai nhi (to và mềm), ở phần dưới tử cung là đầu (tròn và cứng), hai bên sườn là lưng và tay chân của bé.

– Tư thế ngồi: Có thể chẩn đoán được tư thế “khóa nòng” này từ tuần thứ 32 của thai kỳ. Ở phần trên của tử cung, bác sĩ sẽ sờ thấy đầu của bé (cứng) và ở phần dưới là mông (mềm).

– Tư thế nằm ngang: Có thể xác định được tư thế này từ tuần thứ 20 của thai kỳ: Đầu và mông bé nằm ở hai bên sườn mẹ.

– Đôi khi trẻ trở nên “dễ tính” hơn khi mẹ bắt đầu chuyển dạ và chúng tự xoay đầu xuống dưới. Các bác sĩ cũng có thể giúp bé, chẳng hạn, nếu bé nằm chéo họ sẽ cho mẹ nằng nghiêng một thời gian để bé có thể nhanh chóng chuyển sang tư thế nằm dọc.

Tuy nhiên, việc tác động đến ngôi thai như trên không phát huy nhiều tác dụng nếu bé ở ngôi chân hay ngôi ngang. Nếu mẹ đang mang thai ở các dạng ngôi thai này, nên khám thai đúng lịch và tìm sự tư vấn của bác sĩ. Trong một số điều kiện thích hợp, các bác sĩ sẽ giúp mẹ thực hiện kỹ thuật xoay ngôi thai.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x