Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/11/2023

Bà bầu bị ho phải làm sao và có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị ho phải làm sao và có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thời tiết thay đổi thất thường khiến các bà bầu dễ bị cảm cúm, ho. Ho khan là ho mà không liên quan đến việc tiết chất nhầy và gây ra một loạt các vấn đề như mất ngủ, tiểu không tự chủ (UI) (đái són) cho bà bầu. Việc bị ho khi mang thai tháng thứ 8 trở đi còn gây tức ngực, khó thở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai kỳ.

Ho khan khi mang thai có thể còn nguy hiểm hơn sốt. Do vậy, nếu bị ho nhiều khi mang thai, bạn cần tìm cách chữa trị sớm nhé. Vậy bà bầu bị ho phải làm sao? Hãy theo dõi MarryBaby để biết thêm chi tiết nhé.

Nguyên nhân khiến bầu bị ho khan khi mang thai

Trước khi tìm hiểu bà bầu bị ho phải làm sao; chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề này. Bà bầu dễ bị ho do chủ yếu là do nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao và hệ thống miễn dịch yếu hơn khi mang thai. Điều này khiến cơ thể dễ bị cảm cúm, nhiễm lạnh và ho. Ngoài ra, bà bầu bị ho còn có thể do các nguyên nhân dưới đây:

  • Viêm mũi: Viêm mũi dẫn đến sưng màng nhầy và làm bà bầu bị ho khan.
  • Hen suyễn: Nếu bà bầu mắc bệnh hen suyễn sẽ bị ho khan khi mang thai.
  • Chứng ợ nóng: Trào ngược axit hoặc ợ nóng rất phổ biến trong thai kỳ và có thể gây ra chứng ho khan ở bà bầu.
  • Khả năng miễn dịch kém: Khả năng miễn dịch kém có thể khiến bà bầu dễ bị dị ứng và nhiễm trùng dẫn đến ho khan.
  • Dị ứng: Khi hệ thống miễn dịch của bà bầu yếu, virus có thể thâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc miệng gây khó thở hoặc ho khan.
  • Co thắt phế quản: Tiểu phế quản co thắt dữ dội có thể dẫn đến ho khan. Một số nguyên nhân gây co thắt phế quản có thể do lông, vảy da thú, thời tiết lạnh, khói hóa chất và hút thuốc.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Cách chữa cảm lạnh cho bà bầu tại nhà

Dấu hiệu và triệu chứng ho khi mang thai

Để biết cách bà bầu bị ho phải làm sao; chúng ta cần nhận diện rõ các dấu hiệu bị ho khi mang thai dưới đây:

mất ngủ vì bị ho lúc mang thai

Bà bầu bị ho phải làm sao?

Cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu tại nhà

Việc sử dụng thuốc tây để chữa ho không tốt cho bà bầu và thai nhi, vì thế bạn nên tìm đến các giải pháp tự nhiên sau trị ho ngứa cổ.

1. Chế độ ăn uống lành mạnh

Bà bầu bị ho phải làm sao? Bầu bị ho nên thiết lập thực đơn ăn uống khoa học, giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai kỳ như:

  • Uống nhiều nước
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm để tăng cường miễn dịch chống lại virus
  • Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C như kiwi, cà chua, cam, bưởi, chanh

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

2. Bầu bị ho có thể uống siro ho

Siro ho chiết xuất thảo dược an toàn cho thai kỳ, bà bầu có thể dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ để trị ho và đau họng.

3. Bầu bị ho nên ngủ đủ giấc

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe, nhất là khi bạn mang thai, vì nó giúp chữa lành các tổn thương và kích thích phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

4. Bầu bị ho hãy thử ngậm chanh

Bà bầu bị ho phải làm sao? Bạn có thể cắt một lát chanh, thêm vài hạt muối hột vào để ngậm. Nếu sợ khó chịu dạ dày, bạn có thể nước chanh mật ong cũng rất tốt để làm dịu cổ họng khi bị ho.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm không? Mẹ hãy xem ngay để biết và điều trị kịp thời

6. Uống nước húng quế và mật ong

mật ong chữa ho cho bà bầu
Mật ong chữa ho cho bà bầu

Tinh chất húng quế có khả năng làm dịu tình trạng viêm, trong khi mật ong cũng có chất kháng viêm tự nhiên nên sẽ làm dịu họng và giảm bớt cơn ho.

Bầu bị ho nghiền nhuyễn lá húng quế rồi trộn với mật ong để ăn hoặc pha thêm nước ấm để uống mỗi ngày để giúp giảm ho khi mang thai.

5. Ăn tỏi sống

Tỏi là liều thuốc tuyệt vời để chống lại các loại viêm, nhiễm vì chúng có hoạt chất kháng khuẩn mạnh. Bầu bị ho chỉ cần ăn 2- 3 miếng tỏi sống hoặc nghiền nhỏ, hòa với nước ấm rồi uống để giúp giảm bớt các triệu chứng ho khan, ho ngứa cổ.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn tỏi được không? Đọc ngay kẻo hối hận mẹ nhé!

7. Nước ép hành tây và mật ong

Bà bầu bị ho phải làm sao? Hành tây cũng chứa hoạt chất chống viêm tự nhiên nên có thể giúp làm dịu cơn ho cho bà bầu, đặc biệt là khi kết hợp với mật ong.

Bạn có thể lấy nước ép hành tây trộn với mật ong thành siro để uống hàng ngày.

8. Bầu bị ho nên uống nước cam

Cam giàu vitamin C nên rất tốt cho cơ thể, nhất là khi bà bầu bị ho, ốm. Nước giúp tăng cường sức đề kháng đẩy lùi virus. Do đó, bà bầu nên uống nước cam hàng ngày để tăng cường miễn dịch và cung cấp vitamin C cho thai nhi phát triển khỏe mạnh nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bầu ăn cam có tốt không? 8 lợi ích bất ngờ đối với bà bầu khi ăn cam

9. Tránh xa các chất gây dị ứng

Bà bầu sẽ bị ho khan nặng hơn nếu tiếp xúc với các chất gây dị ứng, vì thế bạn nên tránh xa khói, bụi, hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm.

10. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Bà bầu bị ho phải làm sao? Bạn có thể tắm nước ấm hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm để tăng độ ẩm trong không khí. Việc này giúp bà bầu giảm ho khan và dễ thở hơn.

dùng máy tạo độ ẩm chữa ho cho bà bầu
Dùng máy tạo độ ẩm chữa ho cho bà bầu

11. Bầu bị ho hãy ăn súp nóng

Súp vừa dễ ăn lại bổ sung nước rất tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, đặc biệt là súp nấm gà rất giàu dinh dưỡng từng được chứng minh là giúp tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, nếu nấu súp gà, bạn nên bỏ da gà vì da gà có thể làm tăng tình trạng ho.

12. Uống trà ấm với mật ong

Trà ấm và mật ong giúp cơ thể thư giãn, xoa dịu cổ họng rất tốt cho bà bầu khi bị bệnh. Tuy nhiên nếu uống trà xanh, bạn chỉ nên uống vào ban ngày thôi nhé kẻo bị mất ngủ.

13. Súc miệng bằng nước muối ấm

Bà bầu bị ho phải làm sao? Việc súc miệng bằng nước muối ấm giúp làm loãng chất nhầy, loại bỏ virus, chất lỏng dư thừa trong cổ họng, giảm viêm và giảm ho.

14. Bầu bị ho cần tập thể dục nhẹ nhàng

Thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Bà bầu nên tập các động tác yoga nhẹ nhàng hoặc đi bộ giúp máu lưu thông, dễ thở và ngăn ngừa bệnh tật.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tập thể dục cho mẹ bầu: 7 bài tập yoga cho thai kỳ luôn khỏe mạnh

15. Điều chỉnh bữa ăn

Nếu ho khan do trào ngược axit, bạn có thể thay đổi tần suất và số lượng bữa ăn đồng thời duy trì tư thế ngồi, đứng, ngủ lành mạnh.

16. Giữ khoảng cách với những người đang bị cúm

Bà bầu bị ho phải làm sao? Bệnh cúm lây lan rất nhanh và dễ gây dị tật thai nhi, vì thế bà bầu cần đề phòng căn bệnh này và không đến gần người bị bệnh nhé.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bầu bị cảm phải làm sao? Cách trị cảm cúm cho bà bầu an toàn từ tự nhiên

17. Tinh dầu bạc hà

bầu bị ho
Bà bầu bị ho phải làm sao? Bầu bị ho có thể dùng tinh dầu bạc hà bôi lên ngực

Tinh dầu bạc hà có thể làm ấm, kháng khuẩn và làm dịu tình trạng viêm. Bà bầu có thể dùng một miếng chà ngực có chứa tinh dầu bạc hà để massage vùng ngực giúp lưu thông mũi và giảm tức ngực.

18. Cỏ hương bài + mật ong + nước cốt dừa

Bà bầu bị ho phải làm sao? Bạn có thể trộn một nửa thìa cà phê cỏ hương bài với một thìa cà phê mật ong và 3 – 4 thìa cà phê nước cốt dừa loại tự làm (không phải hàng đóng hộp sẵn) rồi uống trước lúc đi ngủ để làm dịu họng và giảm ho.

Những biến chứng bà bầu có thể gặp phải khi bị ho khan

Bà bầu bị ho khan nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng trong giai đoạn sau của thai kỳ như:

  • Thiếu ngủ, mất ngủ
  • Chán ăn, suy giảm dinh dưỡng
  • Sức khỏe suy yếu, mệt mỏi kéo dài
  • Ho nhiều gây co thắt cơ bụng, làm đau bụng
  • Tiểu són, tiểu gián đoạn ảnh hưởng đến đường tiết niệu
  • Gây căng thẳng về thể chất, tinh thần và cảm xúc có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Những vấn đề liên quan đến tình trạng ho khi mang thai

1. Có nên tiêm vắc-xin phòng ho khi mang thai?

Bà bầu có thể tiêm chủng vắc-xin cúm theo mùa để ngăn ngừa các rối loạn và biến chứng khi mang thai. Vắc-xin cúm phải được tiêm dưới dạng mũi tiêm để đạt hiệu quả tối đa.

2. Ho khan khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Câu trả lời là không vì ho khan chỉ làm giảm khả năng miễn dịch của mẹ chứ không phải của thai nhi.

Tuy nhiên, nếu bà bầu không điều trị ho, cảm lạnh hoặc cúm sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của bé sau này và cơ thể mẹ bị suy yếu khi sinh. Vì thế, bạn cần có biện pháp tăng cường đề kháng, bảo vệ bản thân khỏi dịch bệnh nhất là thời gian giao mùa đông – xuân và xuân – hè.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Mẹ bầu hắt hơi sổ mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

3. Có được dùng thuốc kê đơn nếu bị ho khi mang thai không?

Mặc dù có một số loại thuốc trị ho có thể dùng trong thai kỳ nhưng thuốc tây có thể gây hại cho thai nhi. Do đó, bạn chỉ nên uống theo chỉ định của bác sĩ.

Khi nào bà bầu bị ho khan nên đến bệnh viện?

bà bầu bị ho sốt
Bà bầu bị ho sốt cao trên 38 độ C nên đến bệnh viện

Nếu sau khi biết bà bầu bị ho phải làm sao và đã áp dụng nhưng bệnh vẫn không giảm có kèm các dấu hiệu sau thì bạn nên đi khám bệnh ngay:

  • Chán ăn kéo dài
  • Sốt trên 38 độ C
  • Ho kèm theo đau ngực
  • Thường xuyên mất ngủ
  • Ho ra chất nhầy không màu

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cảnh giác tác dụng của paracetamol với thai kỳ, mẹ bầu không nên xem nhẹ!

Bà bầu dễ bị ho khi mang thai, vì thế bạn cần chủ động giữ ấm, tăng cường đề kháng, bảo vệ sức khỏe để tránh bị ho hắng, cảm cúm nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x