của bé
Thông thường, sau quá trình điều trị ung thư, khả năng sinh sản của người phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Vì vậy, nếu muốn tiếp tục "thiên chức" của mình, bạn cần trang bị cho mình một số kiến thức nhất định
Sẽ không nhiều bà mẹ dành thời gian quan tâm sát sao việc trẻ bị bầm tím thường xuyên khi chơi đùa hay thỉnh hoảng khó thở, chán ăn... Mẹ nghĩ rằng đó chỉ là do không may, do trẻ nô đùa quá trớn hay bệnh vặt mà quên mất nguy cơ ung thư ở trẻ em đang \"rình rập\".
Theo ý kiến của các chuyên gia, hầu hết những phụ nữ sau khi điều trị ung thư thành công đều có thể mang thai và tất nhiên, không làm tăng nguy cơ tái phát bệnh ở mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo cho quá trình mang thai được diễn ra an toàn, bác sĩ khuyên bạn nên đợi từ 1-2 năm sau khi điều trị rồi mới tính đến chuyện mang thai. Ngoài ra, theo các chuyên gia, khả năng sinh sản của người mẹ trong những trường hợp này còn tùy thuộc rất nhiều vào loại bệnh, giai đoạn phát bệnh và tuổi tác của người mẹ.

Bạn cần một cuộc kiểm tra tổng quát sau khi quá trình điều trị kết thúc
1/ Những phương pháp điều trị ung thư có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai
Trong quá trình điều trị bệnh ung thư, bạn có thể sẽ trải qua một vài lộ trình điều trị bao gồm các liệu pháp xạ trị, hóa trị, thuốc hoặc phẫu thuật. Trong đó, một số hướng điều trị ung thư sẽ để lại nhiều nguy hại tiềm tàng cho việc mang thai sau này của bệnh nhân:
– Xạ trị xung quanh khu vực tử cung sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân và sinh non.
– Phẫu thuật cắt bỏ bất cứ phần nào của cổ tử cung cũng làm nguy cơ sảy thai hay sinh non cao.
– Chỉ định xạ trị vùng thắt lưng, xương chậu, toàn vùng bụng hay toàn bộ cơ thể sẽ thực sự nguy hại cho thai kỳ và sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và những vấn đề phức tạp khác.
– Hóa trị Anthracycline là một quá trình điều trị kết hợp nhiều loại thuốc như daunorubicin, epirucibin và idabubicin. Những loại thuốc sẽ để lại nhiều vấn đề tim mạch nghiêm trọng. Do đó, chúng sẽ làm cho quá trình mang thai và chuyển dạ gặp nhiều khó khăn hơn.
– Do tác dụng phụ của việc hóa trị, những phụ nữ sau khi điều trị thành công ung thư thường sẽ bị mãn kinh sớm, làm giảm khả năng sinh sản của người mẹ. Tuổi càng cao, cơ hội mang thai của bạn sẽ càng bị hạn chế.
Bất kể đã trải qua loại hình điều trị ung thư nào, bạn nên trao đổi cẩn thận với bác sĩ trước khi lên kế hoạch có con. Tùy theo tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn phù hợp và dự trù trước những rủi ro có thể xảy ra. Đặc biệt, với những người điều trị ung thư vú, bạn nên nói chuyện với các chuyên gia để tiến hành lấy và lưu trữ trứng trước khi việc trị liệu bắt đầu. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ lựa chọn và sử dụng những loại thuốc nào có thể giúp bảo vệ buồng trứng trong quá trình hóa trị.

Cẩn thận với tình trạng lão hóa buồng trứng sớm Thông thường, buồng trứng bắt đầu lão hóa khi vào tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, hiện nay nhiều chị em gặp phải tình trạng này dưới 40 tuổi, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản.
2/ Kiểm tra khả năng mang thai sau điều trị ung thư
Sau khi hoàn tất các phác đồ điều trị ung thư, bạn sẽ cần làm khá nhiều kiểm tra, xét nghiệm để đảm bảo khả năng mang thai của mình. Những xét nghiệm này thường được thực hiện sau khi bạn đã hoàn tất phác đồ điều trị của mình được từ 3-6 tháng.
– Để kiểm tra xem buồng trứng có làm việc hay không, bác sĩ sẽ hỏi về chu kỳ kinh nguyệt và kiểm tra những triệu chứng mãn kinh bất kỳ
– Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một loạt các xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hóc-môn kích thích nang trứng FSH để xác định xem liệu bạn có đang trong giai đoạn mãn kinh hay không.
– Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hóc-môn AMH (antimullerian hormone) để kiểm tra chức năng buồng trứng hay cụ thể hơn là đánh giá tình trạng số nang noãn non hiện có trong buồng trứng, còn gọi là dự trữ buồng trứng của bạn.
– Siêu âm buồng trứng

Bắt mạch khả năng thụ thai của bạn Khi bạn đang lên kế hoạch mang thai, việc kiểm tra sức khỏe sinh sản là một trong những bước quan trọng nhất. Thực ra, không cần phải đến gặp bác sĩ, chỉ cần kiểm tra sự thay đổi của cơ thể và cảm xúc, chúng ta có thể nắm bắt được khả năng thụ thai đang ở mức cao hay thấp
3/ Lưu ý quan trọng
– Sau quá trình điều trị, các tế bào ung thư hoặc trứng bị hỏng vẫn có thể tồn tại trong cơ thể và bạn có thể phải mất 6 tháng để “tống” hết các yếu tố hư hỏng và có hại này đi. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên có thai trong vòng 6 tháng đầu khi kết thúc điều trị.
– Các hormone gây ung thư vú khá nhạy cảm và có cơ hội tái phát trong cơ thể. Do đó, bạn có thể phải chờ ít nhất 2-5 năm để kiểm tra sự tái phát của sự tăng trưởng tế bào ung thư trong cơ thể nữa.
– Đôi khi, điều trị ung thư có thể gây thiệt hại hoặc để lại những tác dụng phụ nghiêm trọng tới các phần khác của bộ phận cơ thể như phổi hoặc tim. Trước khi mang thai, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn để thực hiện một bài kiểm tra y tế kỹ lưỡng.
-
Sảy thai nên ăn gì? Nguyên tắc dinh dưỡng hậu sảy thai phụ nữ cần biếtChế độ ăn uống hậu sảy thai cực kỳ quan trọng. Bởi thể chất và tinh thần liệu có hồi phục hay không chủ yếu là nhờ vào nguyên tắc dinh dưỡng này. Nếu vẫn đang băn khoăn bị sảy thai nên ăn gì,...
-
Mang thai an toàn sau nong và nạo tử cungNong và nạo hay còn được viết tắt là D&C, quá trình này thực hiện nhằm làm giãn tử cung, sau đó nạo niêm mạc xung quanh giúp làm sạch tử cung sau sảy thai. Chắc hẳn một khi đã trải qua chuyện này,...
-
Khi mang thai nên kiêng làm gìKhi bắt đầu hành trình mang thai là lúc các chị em bắt đầu học cách kiêng dè một vài hoạt động để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Thêm những điều dưới đây vào danh sách "đen" của mình ngay, mẹ nhé!
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Phạm Ngọc Ánh
Tuy nhiên nên lưu ý là có con sau 1, 2 năm điều trị nha
Phạm Ngọc Ánh
Các mẹ từng điều trị ung thư có thể yên tâm để có e bé rồi nhé!