Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đoàn Hạnh
Thông tin kiểm chứng bởi Vũ Thị Tuyết Hoa
Cập nhật 28/12/2022

Giãn não thất ở thai nhi: Dị tật nguy hiểm mẹ phải lưu ý ngay!

Giãn não thất ở thai nhi: Dị tật nguy hiểm mẹ phải lưu ý ngay!
Giãn não thất ở thai nhi là một trong những dị tật nguy hiểm, có thể dẫn đến rối loạn chức năng một số cơ quan trong cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Thậm chí, một vài trường hợp nghiêm trọng, mẹ phải chấm dứt thai kỳ.

Trước khi tìm hiểu về các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải, cách điều trị và phòng ngừa em bé bị giãn não thất, mẹ phải hiểu bệnh giãn não thất ở thai nhi thực chất là gì.

Giãn não thất ở thai nhi là gì?

Bắt đầu từ tuần thứ 6 của thai kỳ, các khoang não thất sẽ sản sinh ra tủy sống. Phần dịch tủy này sẽ di chuyển thông qua các khoang rồi mới hấp thụ vào não.

Tuy nhiên, trường hợp màng não tăng tiết dịch, giảm hấp thu do nhiễm trùng, nhiễm nấm, vi khuẩn lao hoặc bị tắc nghẽn, dẫn đến không lưu thông được do hẹp ống não, u não. Từ đó, dịch não tủy sẽ bị ứ trệ lại, gây ra tình trạng giãn não thất ở thai nhi.

Vậy là mẹ đã biết được thai nhi bị giãn não thất là gì. Não thất càng giãn nhiều, các mô não sẽ càng ít đi và tất nhiên, nguy hiểm với em bé cũng cao hơn rất nhiều, cụ thể:

  • Nếu dịch khoang não thất >10mm: Não thất giãn mức độ nhẹ.
  • Nếu dịch khoang não thất >20mm: Não thất giãn mức độ nặng.
  • Nhu mô não bị chèn ép hoặc phá hủy: Não úng thủy.

Nguyên nhân gây giãn não thất ở thai nhi

Dưới đây là một số nguyên nhân gây giãn não thất ở thai nhi, mẹ xem qua để biết nhé:

1. Tắc cống não hoặc tắc tĩnh mạch chủ trên

Tình trạng giãn não thất ở thai nhi do nguyên nhân này rất phổ biến. Nghĩa là, dịch não tủy bị tắc nghẽn từ tâm thất này sang tâm thất khác hoặc từ tâm thất đến vùng khác quanh não.

2. Dị tật Dandy – Walker (dị dạng của tiểu não và tâm thất thứ tư)

giãn não thất ở thai nhi do dị tật Dandy – Walker

Có 2% – 10% ca bệnh giãn não thất ở thai nhi do nguyên nhân này thường kèm theo não úng thùy, bệnh này có tính di truyền nhiễm sắc thể X, thường gặp chủ yếu ở các bé trai.

3. Bất thường ở tĩnh mạch Galen

Tĩnh mạch Galen là một mạch máu lớn, nhưng không được các mô xung quanh nâng đỡ. Vì thế, nếu có bất kỳ sự tăng áp lực tĩnh mạch nào cũng sẽ dẫn đến giãn (hoặc phình) tĩnh mạch. Hiện tượng này cũng khiến máu dồn, làm một vùng não bị ngập trong máu trong khi những khu vực khác lại không có đủ lượng máu cần thiết.

4. Xuất huyết não thất và nhiễm trùng trong tử cung của mẹ (TORCH)

Có 10% trường hợp thai nhi bị giãn não thất do bất thường nhiễm sắc thể, xuất huyết hoặc nhiễm trùng.

5. Giãn não thất tự phát (không thừa hưởng từ cha mẹ)

Nguyên nhân này nghĩa là bệnh tự phát sinh do các rối loạn trong cơ thể thai nhi và không liên quan đến các di truyền từ cha mẹ.

Giãn não thất ở thai nhi có nguy hiểm không?

Tùy mức độ nặng nhẹ, giãn não thất ở thai nhi có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

1. Trường hợp giãn não thất ở thai nhi mức độ nhẹ

Tình trạng này sẽ gây ra các rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh hoặc có thể khiến thai nhi tử vong trước và sau khi sinh. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp giãn não thất 10 mm nhưng bé vẫn được sinh ra và phát triển bình thường.

2. Trường hợp giãn não thất ở thai nhi mức độ nặng

Tình trạng này sẽ dẫn đến rối loạn chức năng não, bị liệt các chi sau sinh. Khi đó, các bác sĩ có thể yêu cầu mẹ chấm dứt thai kỳ để tránh gánh nặng về sau.

3. Trường hợp giãn não thất quá lớn

Nếu tình trạng này xảy ra kèm với các dị tật khác, rối loạn nhiễm sắc thể, để tránh hậu quả về sau, bác sĩ có thể đề xuất mẹ chấm dứt thai kỳ.

>>Mẹ có thể quan tâm: Thai vô sọ là gì? – Phát hiện sớm dị tật thai vô sọ ở thai nhi

Chẩn đoán và điều trị giãn não thất ở thai nhi

chẩn đoán và điều trị giãn não thất ở thai nhi

1. Các cách chẩn đoán thai nhi bị giãn não thất là gì?

Để xác định thai nhi bị giãn não thất, bác sĩ thường dựa vào các cách sau để phát hiện các bất thường nói chung liên quan đến nhiễm sắc thể:

  • Chọc dò ối và siêu âm: Đây là một xét nghiệm tiền sản. Theo đó, bác sĩ sẽ lấy một lượng nước ối từ tử cung qua thành bụng bởi 1 kim rất nhỏ. Sau đó, bác sĩ đem đi siêu âm và phân tích kết quả di truyền của dịch ối.
  • Xét nghiệm Triple Test: Bác sĩ sẽ trả kết quả xét nghiệm nồng độ AFP (1 trong 3 chất được kiểm tra trong triple test) để chẩn đoán bệnh

2. Điều trị giãn não thất ở thai nhi

Trường hợp mẹ siêu âm phát hiện giãn não thất ở thai nhi<10mm trong 3 tháng giữa thì không cần quá lo lắng. Lúc này, mẹ chỉ cần khám thai định kỳ để theo dõi và làm theo những lời khuyên cũng như chỉ định từ bác sĩ.

Tùy vào mức độ, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nhiễm sắc thể hay xét nghiệm để tìm virus gây ra não úng thủy nếu bị nặng. Khi kết quả xét nghiệm dương tính với não úng thủy, mẹ phải nhập viện để được theo dõi, thậm chí bác sĩ có thể đề nghị mẹ chấm dứt thai kỳ.

>>Mẹ có thể quan tâm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

Biện pháp phòng ngừa giãn não thất ở thai nhi

Giãn não thất ở thai nhi có thể phát hiện ở 3 tháng đầu của thai kỳ, vì thế, mẹ cần phải chú ý đến các vấn đề sau để phòng ngừa dị tật nguy hiểm này:

Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về dị tật nguy hiểm giãn não thất ở thai nhi. Hy vọng mẹ đã nắm được thông tin và bình tĩnh xử lý khi rơi vào trường hợp đáng tiếc này nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Mild fetal ventriculomegaly: diagnosis, evaluation, and management

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29705191/

Truy cập ngày 20/12/2022

2. Fetal Ventriculomegaly: A Review of Literature

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8860673/

Truy cập ngày 20/12/2022

3. Fetal ventriculomegaly

https://radiopaedia.org/articles/fetal-ventriculomegaly

Truy cập ngày 20/12/2022

4. Ventriculomegaly

https://fetus.ucsf.edu/ventriculomegaly/

Truy cập ngày 20/12/2022

5. Fetal Ventriculomegaly

https://www.luriechildrens.org/en/specialties-conditions/fetal-ventriculomegaly/

Truy cập ngày 20/12/2022

x