Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/10/2017

Đường kính lưỡng đỉnh có ý nghĩa như thế nào?

Đường kính lưỡng đỉnh có ý nghĩa như thế nào?
Đường kính lưỡng đỉnh là một trong những chỉ số dùng để ước tính trọng lượng và độ lớn của thai nhi. Chỉ số này còn giúp tính toán tuổi thai. Mẹ đã biết đường kính lưỡng đỉnh là gì và như thế nào là chỉ số bình thường? Đừng bỏ lỡ bài viết bên dưới, mẹ nhé.

Đường kính lưỡng đỉnh là gì?

Đường kính lưỡng đỉnh là đường kính mặt cắt ngang hộp sọ của thai nhi. Đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất của hộp sọ. Trong siêu âm thai, đường kính lưỡng đỉnh được dùng vào việc ước lượng trọng lượng thai, tính tuổi thai, đồng thời là một chỉ số để đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi. Chỉ số này thường được viết tắt bằng 3 chữ cái BPD.

Đường kính lưỡng đỉnh được đo vào khoảng thời gian nào?

Đường kính lưỡng đỉnh có thể được đo từ tuần thứ 13 của thai kỳ cho đến tuần thứ 20. Từ tuần 20 trở đi, chỉ số này mất dần độ chính xác. Nếu như trong khoảng tuần 12 đến 20 của thai kỳ, chỉ số này sai lệch trong khoảng 10-11 ngày thì từ tuần 26, chỉ số này có thể sai lệch đến 3 tuần.

Đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường?

Thông thường, từ tuần 12 cho đến khi bé ra đời, đường kính lưỡng đỉnh sẽ tăng từ 2,5cm đến 9,0cm. Cụ thể, mẹ có thể xem bảng đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi theo tuần tuổi dưới đây.

Tuổi thai (Tuần) Đường kính lưỡng đỉnh (cm) Tuổi thai (Tuần) Đường kính lưỡng đỉnh (cm)
13 21 27 68
14 25 28 71
15 29 29 73
16 32 30 76
17 36 31 78
18 39 32 81
19 43 33 83
20 46 34 85
21 50 35 87
22 53 36 89
23 56 37 90
24 59 38 92
25 62 39 93
26 65 40 94

Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ không chỉ dựa vào đường kính lưỡng đỉnh mà còn sử dụng 3 chỉ số khác để đảm bảo đánh giá toàn diện và chính xác về sự phát triển của thai nhi:

  • Chu vi vòng đầu (HC)
  • Chu vi vòng bụng (AC)
  • Chiều dài xương đùi (FL)

Phối hợp các chỉ số này sẽ giúp đánh giá toàn diện sự phát triển của em bé trong bụng mẹ, cho mẹ một cái nhìn rõ ràng rằng mình đã đi đến giai đoạn nào của thai kỳ. Số đo đường kính lưỡng đỉnh cũng giúp đánh giá tình trạng phát triển não bộ của thai nhi.

Đường kính lưỡng đỉnh
Đường sọc dọc biểu thị cho đường kính lưỡng đỉnh

Đường kính lưỡng đỉnh lệch chuẩn có đáng lo?

Nếu chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi không nằm trong mức chuẩn, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ tiến hành siêu âm một lần nữa hoặc thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra sâu hơn để chắc chắn về sức khỏe con. Chẳng hạn, nếu chỉ số BPD này nhỏ hơn mức bình thường, có khả năng thai nhi chậm phát triển hoặc phần đầu của thai nhi phẳng hơn so với các trường hợp thông thường.

Ngược lại, nếu đường kính lưỡng đỉnh quá lớn sẽ đồng nghĩa với khả năng thai nhi có phần đầu lớn, có thể gây trở ngại cho mẹ trong ca sinh thường, nhất là với những mẹ mới lần đầu sinh con. Thai có chỉ số lưỡng đỉnh lớn cùng với những chỉ số khác đều vượt so với mức thông thường có thể là kết quả của tình trạng tiểu đường thai kỳ của người mẹ. Nếu thai quá to, bác sĩ có thể sẽ khuyến khích mẹ sinh mổ để an toàn.

Từ đường kính lưỡng đỉnh, nhẩm tính tuổi thai

Để biết mình đang ở giai đoạn nào của thai kỳ, mẹ thử nhẩm tính theo công thức dưới đây. Công thức này chỉ lấy con số đầu tiên ở đường kính lưỡng đỉnh và được tính ở mốc đầu tiên khi đo được các chỉ số. Theo cách tính này, ta sẽ lấy được một số mốc cụ thể trong thai kỳ.

  • BPD (cm) = 2xx => Tuổi thai (tuần) =(4×2)+5
  • BPD (cm) = 3xx => Tuổi thai (tuần) = (4×3)+3
  • BPD (cm) = 4xx => Tuổi thai (tuần) = (4×2)+2
  • BPD (cm) = 5xx => Tuổi thai (tuần) = (4×1)+1
  • BPD (cm) = 6xx/7xx/8xx/9xx =>Tuổi thai (tuần) = (4×6/7/8/9)

Ước lượng trọng lượng thai nhi dựa vào đường kính lưỡng đỉnh

Công thức sau đây sẽ giúp mẹ ước lượng cân nặng thai nhi từ chỉ số đường kính lưỡng đỉnh.

Trọng lượng (gram) = [BPD (mm) – 60] x 100

Ví dụ: BPD=75mm thì trọng lượng tương đối của thai nhi sẽ là: (75-60)x100=1500g.

Một công thức khác cho trọng lượng chi tiết hơn, đó là:

Trọng lượng (gam) = 88,69 x BPD (mm) – 5062

Cả hai công thức này đều chỉ chính xác với trường hợp đường kính lưỡng đỉnh đã lớn.

Với những thông tin kể trên, mẹ đã không còn phải lúng túng khi đọc những chỉ số siêu âm liên quan đến đường kính lưỡng đỉnh. Tuy không chính xác vào giai đoạn sau của thai kỳ, chỉ số này vẫn giúp mẹ đánh giá tổng quát sự phát triển của thai nhi. Mẹ đừng bỏ sót chỉ số lưỡng đỉnh cùng các chỉ số khác khi siêu âm thai nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, mẹ nên trình bày ngay với bác sĩ để giải đáp những mối lo lắng của mình.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x