Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 18/08/2015

Tháng thứ 7: Ăn sao cho con khỏe, mẹ vui?

Tháng thứ 7: Ăn sao cho con khỏe, mẹ vui?
Bầu có biết, tháng thứ 7 của thai kỳ chính là thời điểm quan trọng, đánh dấu sự tăng trưởng não của thai nhi một cách mạnh mẽ? Trong giai đoạn này, não của bé có thể đạt tới 25% não của người lớn, và một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều kiện cần thiết để giúp con phát triển

Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7 không thể thiếu được những thành phần sau đâu mẹ nhé!

Dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7
Chuẩn bị cho giai đoạn “nước rút” sắp tới, ăn sao để ổn nhất đây bầu ơi?

1/ Thực phẩm giàu sắt và protein

Không bổ sung đủ sắt không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết sau khi sinh, sinh non… Vi vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ, bầu nên bổ sung ít nhất 27 mg sắt mỗi ngày thông qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, đậu, thịt gia cầm, ngũ cốc… Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung khoảng 75 -100 g mỗi ngày để phục vụ cho quá trình tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới. Đặc biệt, đây cũng là nguồn năng lượng dữ trữ cho quá trình vượt cạn sắp tới.

2/ Bổ sung canxi cho bà bầu

Có vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ của mẹ, nhưng việc bổ sung canxi cho bà bầu đặc biệt quan trọng khi tam cá nguyệt thứ 3 bắt đầu. Bởi đây là giai đoạn bé cưng cần canxi để phát triển hệ xương và răng của mình. Theo khuyến cáo, mẹ bầu nên đảm bảo bổ sung ít nhất 1000 – 1200 mg canxi mỗi ngày. Sữa, sữa chua, yến mạch, cá và các loại hải sản là những thực phẩm giàu canxi mà mẹ bầu nên “đánh dấu” lại để thêm vào thực đơn của mình.

3/ Đừng bỏ quên magie

Không chỉ hỗ trợ cho quá trình hấp thu canxi của cơ thể, magie còn là “người bạn thân” giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng chuột rút đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng vào giai đoạn cuối thai kỳ. Hạnh nhân, cám yến mạch, đậu đen, lúa mạch, atisô, hạt bí ngô… là những thực phẩm giàu magie, và bầu nên cố gắng bổ sung khoảng 350- 400 mg magie mỗi ngày nhé!

4/ Thêm DHA

Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn bé cưng phát triển các tế bào não một cách nhanh chóng, và để quá trình phát triển não của bé diễn ra đúng tiến độ, bổ sung DHA là điều cần thiết. Chắn chắn, trứng, sữa và các loại nước ép là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của mẹ bầu trong tháng này rồi đấy!

5/ “Siêu nhân” chất xơ

Để ngăn ngừa táo bón, một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tam cá nguyệt thứ 3, mẹ bầu nên tiêu thụ thêm những thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm rau quả, các loại trái cây tươi và trái cây sấy khô, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt… Đặc biệt, đừng quên uống đủ nước để hệ tiêu hóa của bạn hấp thụ chất xơ tốt hơn nhé!

6/ Không thể thiếu Vitamin C

Để chắc chắn rằng sắt được hấp thụ đúng trong cơ thể, bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như các loại trái cây họ cam quýt, dưa hấu,hạt tiêu xanh, bông cải xanh… Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng tích cực trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp bầu tránh những đợt “tấn công bất ngờ” từ các loại vi khuẩn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x