Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoàng Công Hải
Cập nhật 24/03/2023

Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh? Lời giải đáp từ bác sĩ

TÀI TRỢ BỞI:

Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh? Lời giải đáp từ bác sĩ
Mẹ dễ cảm thấy khó chịu và lo lắng khi đối mặt với tình trạng đau xương mu tháng cuối thai kỳ, tiêu chảy, đi lại khó khăn... Liệu đây có phải dấu hiệu bé yêu sắp chào đời? Thực tế, bắt đầu từ tuần thai thứ 37, mọi biểu hiện lạ của mẹ đều cần được theo dõi cẩn thận để vượt cạn dễ dàng hơn.

Đau xương mu là hiện tượng mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải ở những tháng cuối của thai kì. Mức độ đau nhức ở mỗi mẹ bầu là khác nhau. Có những mẹ bầu thậm chí không thể di chuyển được vì cơn đau xương mu quá trầm trọng. Thế nhưng bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh không?

Nguyên nhân đau xương mu khi mang thai

Hiện tượng đau xương mu khi mang thai là do thai nhi đang có xu hướng thúc xuống phía dưới âm đạo. Hơn nữa, trong giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu cũng tiết ra một loại hormone khiến cho xương vùng chậu trở nên giãn nở hơn để sẵn sàng cho việc sinh nở.

Bên cạnh đó, khi mang thai, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi khiến khớp xương háng, xương mu trở nên yếu và thường đau nhức hơn.

Chính vì những nguyên nhân này mà hiện tượng đau xương mu khi mang thai là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Thực tế, đây chỉ là dấu hiệu cho biết cơ thể mẹ bầu đã có những thay đổi để sẵn sàng cho việc sinh nở.

Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh?

đau xương mu bao lâu thì sinh
Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh?

Bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh? Nếu chỉ là tình trạng đau mu khi mang thai, khớp háng hay xương cụt trong giai đoạn trước 37 tuần thai thì mẹ bầu không nên quá lo lắng. Bởi vì đây là các dấu hiệu bình thường trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, nếu cơn đau mu xuất hiện dồn dập từ tuần 37 trở đi kèm với dấu hiệu sa bụng, đi tiểu nhiều thì mẹ bầu nên chuẩn bị sẵn tinh thần để chào đón bé cưng nhé.

Mẹ cũng cần lưu ý thêm, trước tháng cuối thai kỳ, khi cơn đau không còn dừng lại ở việc đau nhức âm ỉ mà chuyển hẳn thành các cơn co thắt mạnh vùng tử cung kèm theo dịch nhờn âm đạo thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì tình trạng này có thể là dấu hiệu sinh non.

>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu đau dạ dày có nên ăn bánh mì không và câu trả lời ngạc nhiên chưa!

Tại sao tháng cuối thai kỳ những cơn đau xương mu lại nhiều hơn?

Xương mu là một phần xương của vùng xương chậu. Hai bên xương chậu được kết nối bằng khớp xương mu ở phía trước, khớp có thể co giãn dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng. Do đó, khi dây chằng bị kéo căng sẽ đau mu khi mang thai. Từ tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ có thể cảm thấy đau nhức vùng xương mu.

Biết được nguyên nhân gây đau mu khi mang thai tháng cuối sẽ giúp mẹ có được câu trả lời cho câu hỏi bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh.

1. Bầu tháng cuối đau xương mu do bé quay đầu

đau xương mu khi mang thai
Đau xương mu khi mang thai có thể do em bé quay đầu

Vùng xương mu làm nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ phần phía trên của cơ thể. Vì thế, vào những tuần cuối của thai kỳ, khi đầu thai nhi bắt đầu xuống thấp hơn, trọng lượng của thai nhi dồn tác động lên khớp mu và khung chậu. Đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị ê mỏi vùng khung chậu và xương mu.

2. Bầu tháng cuối đau xương mu do mẹ bầu thiếu canxi

Các cơn đau vùng xương mu xuất hiện có thể do mẹ bầu bị thiếu canxi. Đây là hội chứng loãng xương ở phụ nữ mang thai khiến các khớp xương trở nên yếu hơn, dễ gây ra tình trạng nhức mỏi. Ở giai đoạn thai nhi quay đầu xuống, các cơn đau nhói sẽ xuất hiện nhiều hơn và thường biến mất khi thai nhi đã quay đầu hoàn toàn. Một số ít trường hợp mẹ sẽ bị đau dữ dội cho đến khi bé chào đời.

3. Mẹ có tiền sử bị thoái hóa khớp, thoát vị địa đệm

Nếu bà bầu có tiền sử mắc hai loại bệnh này thì bạn rất dễ bị tình trạng đau xương mu ở tháng cuối thai kỳ. Lý do là cột sống phải gánh cơ thể quá nặng, dẫn tới tình trạng các khớp xương bị thoái hóa nặng hơn hoặc làm cho nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu của cột sống. Điều này khiến bà bầu bị đau lưng khi mang thai và đau xương mu vào tháng cuối thai kỳ nhiều hơn.

>> Có thể bạn quan tâm: Bà bầu đau bụng trên gần ức khi nào thì nguy hiểm? Mẹ đọc ngay để biết điều đó

4. Đau xương mu khi mang thai do thay đổi nồng độ hormone

Lượng hormon sinh dục bị thay đổi khi mang thai dẫn đến hàm lượng progesterone trong máu cao, đặc biệt 3 tháng cuối thai kì. Điều này dẫn đến sự giãn nở của các khớp xương bao gồm cả khớp vùng chậu và gây ra tình trạng đau, tức xương chậu.

5. Tình trạng phù nề gây đau xương mu khi mang thai tháng cuối

Tình trạng phù nề cũng có thể là nguyên nhân gây ra việc bà bầu bị đau xương mu. Nguyên nhân là do khi mang thai, thể tích máu trong hệ tuần hoàn bị tăng cao và tập trung nhiều vào nhau thai để vận chuyển dinh dưỡng tới thai nhi. Điều này gây áp lực lên tuần hoàn phần dưới của cơ thể dẫn đến tình trạng phù nề gây chèn ép và làm đau xương mu.

6. Sinh đôi hoặc đã từng sinh nhiều lần

Nếu bạn mang thai đôi hoặc đa thai hoặc có tiền sử sinh nhiều lần cũng đều dễ bị đau xương mu. Mang thai đôi hoặc đa thai, trong lượng mà xương mu hay khung chậu chịu tác động lớn hơn bình thường rất nhiều, vì thế càng gây đau hơn.

Tiền sử sinh con nhiều lần làm khung chậu giãn, hệ thống dây chằng xơ chai, không co hồi lại sau sinh, dẫn đến đau hơn khi mang thai lần tiếp theo.

7. Thai nhi quá to hoặc vận động quá nhiều

Ở những tháng cuối của thai kỳ, nếu thai nhi nặng trên 4kg hoặc thai nhi vận động quá nhiều cũng gây áp lực lên xương mu và gây ra tình trạng đau tức.

>> Có thể bạn quan tâm: 5 tư thế giúp bà bầu đau bụng đẻ không cảm thấy quá đáng sợ

8. Bà bầu vận động, đi lại nhiều

Những tuần thai cuối là thời điểm mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn và đi lại nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh vì điều này sẽ khiến vùng xương mu chịu áp lực cao dẫn tới tình trạng đau, tức. Ngoài ra, mẹ còn có thể cảm thấy đau ở háng, lưng, bẹn, hông và bên trong đùi.

Từ những nguyên nhân trên, chắc chắn mẹ đã biết bà bầu đau xương mu có phải sắp sinh không. Tình trạng đau xương mu có thể là một dấu hiệu sắp sinh, song cũng có thể không phải. Vì vậy, bạn không nên chỉ dựa vào dấu hiệu đau xương mu mà cho rằng mình sắp sinh. Bởi vì điều này dễ khiến bạn chủ quan với các tình trạng sức khỏe khác có thể mắc phải như bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm.

>> Bài cùng chủ đề: Bầu 37 tuần bụng căng cứng có phải dấu hiệu sắp sinh?

Khi nào đau xương mu là dấu hiệu sắp sinh?

Bạn có thể xác định tình trạng đau xương mu là một dấu hiệu sắp sinh khi nó xảy ra cùng với những dấu hiệu thường gặp khác bao gồm:

  • Cảm thấy dễ thở hơn
  • Âm đạo tiết dịch nhầy, hoặc máu.
  • Rỉ nước ối
  • Cảm thấy khỏe khoắn hơn
  • Cổ tử cung mỏng dần
  • Cổ tử cung mở
  • Cơn co tử cung xuất hiện đều đặn, tăng dần.

>> Bài cùng chủ đề: Bong nút nhầy và đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?

Mẹo hạn chế cơn đau mu vùng kín khi mang thai tháng cuối

đau xương mu khi mang thai tháng cuối
Cải thiện đau xương mu khi mang thai tháng cuối bằng cách không tạo áp lực lên vùng xương háng

Đau xương mu tháng cuối thai kỳ là một phần thay đổi của cơ thể bà bầu khi mang thai. Điều này là bình thường nên bà bầu có thể “sống chung với lũ” một cách vui vẻ. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để giúp bà bầu hạn chế tình trạng đau xương mu vào tháng cuối của thai kỳ:

  • Duy trì tư thế đúng khi ngồi, nằm, đứng. Thực hiện nguyên tắc lưng thẳng, có gối tựa sau lưng nếu ngồi.
  • Không tạo áp lực lên vùng xương háng.
  • Có thể sử dụng đai đeo thắt lưng để đỡ xương chậu và làm giảm trọng lượng đè lên khớp mu cũng như hỗ trợ giảm đau.
  • Dùng các loại dép đế bằng, thấp, ma sát tốt.
  • Không đứng ở một tư thế quá lâu.
  • Khi ngủ, nên thử sử dụng gối cho bà bầu để hỗ trợ tư thế nằm cho thoải mái nhất.
  • Duy trì tư thế ngủ đúng cho bà bầu
  • Bổ sung đầy đủ canxi.
  • Tránh vận động mạnh.

>> Có thể bạn quan tâm: Ra máu báo bao lâu thì sinh: Còn phụ thuộc dấu hiệu đi kèm

Đau xương mu tháng cuối thai kỳ là dấu hiệu bình thường mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua, vì thế bạn không nên lo lắng. Nếu tình trạng đau nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt, bạn có thể tham khảo các khóa vật lí trị liệu hoặc mua thuốc giảm đau để uống theo đơn chỉ định của bác sĩ. Nếu tình trạng đau nhiều, dồn dập, dữ dội, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được hỗ trợ chăm sóc y tế.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x