của bé
Đau bụng dưới bên trái khi mang thai có thể là một triệu chứng bình thường của thai kỳ. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo sảy thai.
Nội dung bài viết
Bởi vậy bà bầu không được chủ quan cần nắm rõ nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái khi mang thai. Cũng như cách khắc phục tình trạng này để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Vì sao phụ nữ bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai?
Theo những thống kê không chính thức thì có khoảng 80% bà bầu gặp phải tình trạng đau bụng dưới khi trong thai kỳ. Nó có thể là một biểu hiện thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Nguyên nhân đầu tiên gây đau bụng dưới bên trái khi mang thai là do trứng thụ tinh được cấy vào thành tử cung. Đi kèm với đó là các triệu chứng ốm nghén và những cơn đau sẽ biến mất sau vài tuần.

Cơn đau bụng có thể là dấu hiệu trứng đang làm tổ trong tử cung
Thứ hai là do sự kéo dài tử cung và căng thẳng của dây chằng. Khi bào thai càng phát triển, dây chằng bên trái bị kéo căng sẽ gây nên những cơn đau bụng. Có khi cơn đau kéo dài đến tận háng.
Ở những tháng cuối thai kỳ dịch vị trong dạ hay tá tràng tăng lên là một lí do tiếp theo khiến bà bầu bị đau bụng dưới. Ngoài ra, việc thay đổi hooc môn gây rối loạn tiêu hóa cũng là thủ phạm gây nên tình trạng này.
Bà bầu đau bụng dưới bên trái và những nguy cơ tiềm ẩn
Như đã nói ở trên nếu cơn đau sảy đến thường xuyên và dữ dội, kèm triệu chứng bất thường thì bạn cần nghĩ ngay đến các nguyên nhân nguy hiểm khác:
Mang thai ngoài tử cung:
Khi gặp tình trạng này ngoài những cơn đau bụng khủng khiếp, kéo dài thì thai phụ còn bị buồn nôn, chảy máu âm đạo bất thường.
Trứng được thụ tinh không làm tổ trong tử cung mà lại nằm ở ống dẫn trứng hoặc vòi trứng gây nên những cơn đau sau khoảng 6 – 7 tuần. Lúc này không còn cách nào khác ngoài việc đình chỉ thai sớm.

Đau bụng do thai ngoài tử cung là tình huống nguy hiểm
Cảnh báo sảy thai:
Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ người mẹ có nguy cơ sảy thai cao nhất. Khi bị sảy thai sẽ xuất hiện những cơn đau quặn ở bụng dưới, đi kèm cơn co thắt, âm đạo ra huyết hồng hoặc đỏ tươi.
Vậy nên khi gặp cơn đau bụng như co rút âm ỉ hoặc nhói kèm theo những cơn đau nhói ở lưng hoặc xương chậu thì bạn cần đến bác sĩ ngay.
Tiền sản giật:
Nhiều phụ nữ đau bụng dưới bên trái khi mang thai là do bị tiền sản giật. Tình trạng này xảy đến do thai phụ bị tăng huyết áp, gây rối loạn mạch máu dẫn đến căng vùng bụng.
Đi kèm với đó là cảm giác buồn nôn, khiến mắt, gan, thận hoạt động không ổn định. Biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu nên phải cực kỳ cẩn trọng.
Bị nhiễm trùng đường tiểu:
Ở mức độ viêm nhiễm nặng sẽ gây nên những cơn đau rát, nóng buốt ở vùng bụng dưới bên trái. Bởi vậy khi thấy ngứa vùng kín, đi tiểu bị rát, nước tiểu đổi màu… thai phụ cần đi khám ngay.
Cách khắc phục tình trạng đau bụng dưới bên trái khi mang thai
Khi bị đau vùng bụng dưới bên trái gây nên bởi những nguyên nhân thông thường, bà bầu có thể giảm đau bằng những cách thức đơn giản sau:
- Thay đổi vị trí nằm nghiêng sang bên phải một cách từ từ và nghỉ ngơi thoải mái để giảm các cơn đau.
- Thực hiện các bài tập nghiêng theo hướng dẫn của bác sĩ để loại bỏ cơn đau bụng dưới bên trái khi mang thai
- Dùng túi nước ấm, túi chườm nóng đặt lên vùng bị đau.
- Ngâm tắm nước nóng để thư giãn, giữ cho tinh thần thoải mái.
Đối với những trường hợp cơn đau bụng kéo dài kèm theo chảy máu âm đạo, khó thở thì mẹ bầu cần đến các bệnh viện, phòng khám để kiểm tra ngay.

Khám thai định kỳ giúp cả mẹ và thai nhi tránh được những nguy cơ tiềm ẩn
Bởi dù xác suất không lớn thì cũng không loại trừ trường hợp bà bầu gặp phải các tình trạng nguy hiểm, thậm chí là bị u nang buồng trứng.
Tốt nhất trong suốt thai kỳ bạn nên đi khám định kỳ theo hướng dẫn. Và nếu đau bụng dưới bên trái khi mang thai phải theo dõi sát sao và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
-
"Hô biến" chứng đau xương chậu khi mang thaiSự nhức mỏi ở hai cẳng chân, tê đau của đôi bàn chân và đau nhức ở lưng sẽ là những cảm giác mà mẹ bầu nào rồi cũng trải qua gọi là đau xương chậu khi mang thai. Qua mỗi thai kỳ, cảm giác đau nhức...
-
"Thổi bay" nỗi lo đau đẻ nhờ bổ sung vitamin D đầy đủNgoài gây tê ngoài màng cứng, mẹ có biết cách đơn giản nhất để hạn chế cơn đau đẻ là bổ sung vitamin D đầy đủ khi mang thai?
-
“Thổi bay” cơn đau lưng sau sinh do gây tê ngoài màng cứngGây tê ngoài màng cứng hiện đang là phương pháp được nhiều mẹ bầu lựa chọn để giảm đau, nhằm duy trì sức bền trong quá trình lâm bồn. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều tác dụng phụ, nổi bật...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!