Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 02/09/2020

Có thai sau khi sinh mổ 3 tháng: Những rủi ro tiềm ẩn mẹ cần biết

Có thai sau khi sinh mổ 3 tháng: Những rủi ro tiềm ẩn mẹ cần biết
Có thai sau khi sinh mổ 3 tháng sẽ gặp rủi ro gì? Vì sao bạn đã ngừa thai mà vẫn ''cấn bầu''? MarryBaby sẽ giải thích lý cho bạn, đồng thời chia sẻ những điều cần làm để thai kỳ được khỏe mạnh.

Có thai sau khi sinh mổ 3 tháng

Bé đầu lòng được hơn 3 tháng, chị Mai (Tân Phú, TP. HCM) thường xuyên thấy mệt mỏi trong người, có lúc còn choáng váng. Tưởng mình chăm con vất vả nên chị cố chợp mắt thường xuyên để lấy sức và sữa cho con bú. Dạo này con hay tiêu chảy, có người bảo: ”Tại nó bú sữa bà bầu nên mới thế”.

Chị Mai như bừng tỉnh, vội vàng đi khám thì phát hiện mình đúng là đã mang bầu được 3 tuần. Khổ thân chị vì tin mọi người mách đang thời kỳ cho con bú mẹ thì không dính bầu, vả lại anh xã còn cẩn thận xuất ra ngoài.

Trường hợp của chị Mai cũng là băn khoăn của nhiều chị em. Dưới đây MarryBaby sẽ giải thích lý do vì sao mẹ ngừa thai mà vẫn có thai sau khi sinh mổ 3 tháng, những rủi ro khi mang thai trở lại quá sớm và điều mà mẹ cần làm để thai kỳ được khỏe mạnh.

có thai sau khi sinh mổ 3 tháng
Vừa mới sinh con đã lại mang bầu là tình huống không mấy dễ chịu với các mẹ. Ảnh minh họa: parenting.firstcry

Không thấy kinh nguyệt, vì sao vẫn có bầu?

Về mặt lý thuyết thì giai đoạn cho con bú sẽ giúp kéo dài khoảng thời gian bạn không có kinh nguyệt, đặc biệt vào 6 tháng đầu hậu sản. Một số chị em quyết định chọn hình thức này như một cách tránh thai.

Trong y khoa người ta gọi đây là biện pháp ngừa thai LAM (lactational amenorrhea method – tức vô kinh khi đang cho con bú). Lúc này hoạt động cho con bú và những hormone tiết ra cùng với sữa mẹ có thể kiềm hãm sự rụng trứng, dẫn đến không thể thụ thai và đồng thời không có kinh nguyệt.

Bên cạnh đó, giai đoạn ngưng rụng trứng này kéo dài bao lâu còn tùy vào mỗi người. Nó thường phụ thuộc vào việc bạn có thường xuyên cho con bú hay không, bé thường ngủ bao nhiêu giấc và mỗi giấc bao lâu. Các yếu tố môi trường cũng tác động tới khả năng thụ thai của mẹ, chẳng hạn như: mẹ bị mất ngủ, căng thẳng, ốm.

Có người phải 9 tháng tới 24 tháng mới xuất hiện kinh nguyệt trở lại, nhưng có người chỉ 6 tuần sau sinh là đã có kinh rồi.

Cho con bú sẽ làm chậm quá trình rụng trứng
Cho con bú sẽ làm chậm quá trình rụng trứng

Các chuyên gia cho rằng dựa vào việc cho con bú để ngừa thai chỉ hiệu quả khi:

  • Bé dưới 6 tháng tuổi
  • Bé chỉ bú sữa mẹ, không bú bình, không dùng núm vú giả hay ăn các loại thực phẩm khác.
  • Bé bú mẹ theo nhu cầu
  • Bé vẫn bú đêm
  • Mẹ cho con bú ít nhất 6 lần mỗi ngày, ít nhất 60 phút mỗi ngày.

Bất kì sự dao động nào trong hoạt động cho con bú cũng có thể khiến kinh nguyệt quay trở lại. Để an toàn, 9 tuần sau sinh, bạn không nên chỉ ngừa thai bằng phương pháp cho con bú, mà phải dùng thêm biện pháp khác.

Để ngừa thai triệt để, bạn nên áp dụng thêm biện pháp khác
Để ngừa thai triệt để, bạn nên áp dụng thêm biện pháp khác

Rủi ro có thai sau khi sinh mổ 3 tháng

Các chuyên gia cho rằng thời điểm lý tưởng nhất để mang thai lần kế tiếp là từ 12-60 tháng sau sinh. Trước hơn hoặc muộn hơn khoảng thời gian này đều có thể dẫn đến rủi ro cho mẹ và bé.

Đối với mẹ:

– Nguy cơ bục vết sẹo mổ cũ trong quá trình chuyển dạ, thường gặp ở phụ nữ từng mổ lấy thai hoặc mổ cắt u xơ tử cung.

– Vết mổ chưa lành hẳn khiến mẹ bị đau khi mang thai.

– Tăng nguy cơ rau tiền đạo, rau bám thấp dẫn đến xuất huyết thai kỳ hoặc chảy máu nặng trong khi sinh.

– Thai bám vào sẹo mổ cũ: đây là một dạng thai ngoài tử cung hiếm gặp, gây xuất huyết trong ồ ạt và thường phải bỏ thai. Nguy cơ mẹ vỡ tử cung cũng khá cao.

– Nguy cơ nhau cài răng lược: Lúc này bánh nhau ăn sâu vào cơ tử cung, thậm chí xuyên thủng tử cung xâm lấn ra các cơ quan xung quanh, khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh, không thể đông cầm máu dẫn đến tử vong.

– Mẹ kiệt sức vì chăm con nhỏ nên không thể dưỡng thai tốt.

có thai sau khi sinh mổ 3 tháng
Gai rau ăn xuyên hết lớp cơ tử cung, đến thanh mạc và có thể xâm lấn cơ quan lân cận (bàng quang, trực tràng…) Ảnh minh họa: elearning.rcog.org

Đối với bé:

– Nguy cơ sinh non cao, nhẹ cân, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dẫn tới nhiều nguy cơ bệnh tật, khó nuôi.

– Nếu mẹ bị nhau tiền đạo cài răng lược thì thai non tháng, kém phát triển, thiếu máu, tỷ lệ tử vong sơ sinh cao.

Những điều mẹ nên làm khi phát hiện có thai sau khi sinh mổ 3 tháng

Nếu chưa đến một năm sau sinh mà đã lại ”cấn bầu”, mẹ cũng đừng nên quá lo lắng mà hãy thực hiện các bước sau:

– Chọn lựa cơ sở uy tín, khám sớm ngay khi phát hiện có thai để theo dõi nguy cơ rủi ro cho mẹ và bé.

– Khám đều đặn để đánh giá tình trạng vết mổ cũ.

– 3 tháng cuối thai kỳ, nguy cơ nứt vết mổ cao nhất. Mẹ cần quan sát cơ thể thường xuyên và kịp đi khám nếu thấy có dấu hiệu nguy hiểm.

– Nhằm tránh biến chứng, mẹ nên xin tư vấn của bác sĩ để mổ thai sớm vào tuần thứ 39.

Thăm khám thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu bớt lo lắng
Thăm khám thường xuyên sẽ giúp mẹ bầu bớt lo lắng

Việc mang thai ngoài ý muốn như thế này quả thật rất rủi ro, tuy nhiên mẹ cũng không nhất thiết phải vội vàng bỏ con. Khá nhiều thai phụ rơi vào trường hợp có thai sau khi sinh mổ 3 tháng đều mẹ tròn con vuông. Nếu thai đã quá 12 tuần thì việc phá thai ở những người có sẹo mổ còn mới cũng khá nguy hiểm. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến của gia đình cũng như ý kiến chuyên môn của bác sĩ để có quyết định hợp lý và an toàn nhất nhé.

Xuân Thảo

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x