Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/08/2017

Hiểu đúng về chửa bụng dưới khi mang thai

Hiểu đúng về chửa bụng dưới khi mang thai
Chửa bụng dưới khi mang thai là tình trạng bụng dưới to hơn bụng trên. Hiện tượng này là bình thường và mẹ hoàn toàn có thể sinh một bé cưng khỏe mạnh.

Chửa bụng dưới không phải là trường hợp hiếm gặp, nó chỉ phản ánh phần nào về cơ bụng mà không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của em bé. Do đó, mẹ không cần phải quá lo lắng về tình trạng này nhé!

Chửa bụng dưới là gì?

Theo các nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra các kết luận: Vị trí của thai nhi ở trong tử cung sẽ quyết định phụ nữ có phải là chửa bụng trên hay chửa bụng dưới không. Những hiện tượng này trên thực tế không hề gây nguy hại hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai.

Tuy nhiên, theo khảo sát, việc chửa bụng trên sẽ khiến mẹ cảm thấy thoải mái và nhẹ nhàng hơn một chút so với việc chửa bụng dưới.

chửa bụng dưới 1
Vị trí của thai nhi sẽ quyết định việc mẹ chửa bụng trên hay bụng dưới

Mang thai bụng dưới cần chế độ ăn uống hợp lý

Thay vì quá lo lắng đến việc chửa bụng dưới thì mẹ nên tập trung vào chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý giúp thai nhi được phát triển toàn diện.

Mẹ nên ăn các thực phẩm giàu chất đạm vì cơ thể thai nhi đang phát triển nên cần đạm để phát triển các bộ phận cơ thể đặc biệt là bộ não. Thực phẩm giàu đạm như thịt bò, thịt lợn, trứng và cả sữa.

Bổ sung sắt cho cơ thể của mẹ bằng cách uống viên sắt mỗi ngày hay a-xít folic và ăn các thực phẩm giàu sắt. Bên cạnh đó việc tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, tép hay cua để cung cấp đủ canxi cho thai nhi…

Mẹo giúp mẹ bầu bụng dưới cảm thấy thoải mái

Ngoài chế độ ăn uống, mẹ cũng cần chú ý tới tư thế nằm ngủ để không ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Tốt nhất mẹ nên nằm nghiêng sang trái nhiều hơn vì tư thế ngửa hoặc nghiêng sang phải trong thời gian dài có thể đã gây cản trở lượng máu truyền cho thai nhi.

chửa bụng dưới 2
Nằm nghiên bên trái là tư thể ngủ thoải mái và tốt nhất cho mẹ bầu

Khi mẹ thức dậy nên chống tay và nghiêng người ngồi dậy từ từ. Lúc bước xuống giường, đưa hai chân xuống trước rồi chống tay để nâng người thẳng lên trước khi bước hẳn xuống đất, khi ngồi nên tựa thẳng lưng vào thành ghế, nếu cần mẹ có thể kê hay chiêm gối nhỏ phía sau thêm vào sao cho cảm thấy thoải mái là được.

Chế độ tập luyện thể dục khi mang thai bụng dưới

Trong suốt thai kỳ, nếu mẹ có chế độ luyện tập thể dục hợp lý và thường xuyên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ. Có thể thực hiện những bài tập thể dục đơn giản và nhẹ nhàng như: Yoga, thiền hay đi bộ chậm… Điều này sẽ giúp cho mẹ bầu giảm bớt căng thẳng hay mệt mỏi kèm theo là cảm giác thư thái và rất tốt cho giấc ngủ của mẹ.

Ngoài ra, việc tập thể dục hợp lý còn giúp cho việc sinh nở của mẹ thêm dễ dàng. Theo các chuyên gia, sinh khó hay dễ còn tùy thuộc vào sức khỏe của mẹ và độ mở của tử cung, chứ không bị ảnh hưởng bởi việc mang thai bụng trên hay bụng dưới. Khi vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ nên hết sức lưu ý việc bụng bầu tụt xuống, bởi đây là dấu hiệu của việc chuyển dạ.

Bụng trên hay bụng dưới cũng cần hoan hỉ khi mang thai

Trong giai đoạn mang thai, chính sự thay đổi của nội tiết tố nhất là các hormone đã làm ảnh hưởng không ít đến tinh thần của mẹ bầu. Lúc này, mẹ thường cảm thấy lo lắng và bất an đồng thời tâm trạng dễ thay đổi, nhạy cảm hơn và dễ cảm thấy xúc động. Điều này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của trẻ.

Mẹ nên cố gắng không nghĩ đến điều tiêu cực hay cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ để tinh thần luôn thoải mái hơn. Đồng thời, mẹ có thể tự tìm cho mình một cách giải tỏa stress như massage, xem phim hay nghe nhạc thư giãn hoặc đơn giản hơn là luôn nghĩ đến những điều tích cực.

Chửa bụng trên hay chửa bụng dưới không hề làm ảnh hưởng gì tới thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ và cả trẻ. Mẹ chỉ cần lưu ý đến chế độ ăn uống, ngủ nghỉ thật hợp lý và khoa học. Nếu có nghi ngờ bất cứ dấu hiệu nào đó bất thường ở vùng bụng dưới như sưng hay thường xuyên xuất hiện những cơn đau hãy nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết tốt nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x