của bé
Cách chữa bệnh tê chân cho bà bầu đơn giản tại nhà như thế nào? Bạn tham khảo ngay các chia sẻ của MarryBaby để thoát khỏi tình trạng khó chịu trong thai kỳ này nhé.
Nội dung bài viết
- Vì sao bà bầu hay bị tê chân?
- 1. Tăng cân nhanh
- 2. Cơ thể tích nước
- 3. Ít vận động
- 4. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ
- 5. Áp lực từ thai nhi
- Các cách chữa bệnh tê chân tại nhà an toàn cho bà bầu
- 1. Cách chữa bệnh tê chân bằng lá lốt
- 2. Cách chữa bệnh tê chân bằng cây ngải cứu trắng
- 3. Cách chữa bệnh tê chân bằng gừng
Cách chữa bệnh tê chân có khó không? Thực tế, suốt thời gian mang thai, bà bầu thường gặp rất nhiều triệu chứng khó chịu, từ buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, táo bón, ợ nóng, đau lưng, cho đến tê bì chân tay. Tuy vậy, nỗi khổ của bà bầu là không thể chữa trị bằng thuốc Tây như lúc son rỗi, nhiều chị em đành phải sống chung với các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ này.
Tuy nhiên, đối với chứng tê bì chân tay trong thai kỳ, bạn có thể khắc phục mà không cần phải dùng thuốc Tây để điều trị. Với cách chữa bệnh tê chân đơn giản sau đây, bà bầu có thể áp dụng tại nhà để đẩy lùi triệu chứng này.
Vì sao bà bầu hay bị tê chân?
Bà bầu thường bị tê chân là do sự thay đổi của cơ thể trong thai kỳ, bao gồm:
1. Tăng cân nhanh
Quá trình tăng cân nhanh trong thai kỳ, đặc biệt là từ tam cá nguyệt thứ 2, khiến đôi chân phải chịu thêm áp lực của cơ thể. Sự dồn nén áp lực này khiến máu lưu thông tới vùng chân kém, dẫn đến bà bầu hay bị tê chân, mỏi gối.
2. Cơ thể tích nước
Khi mang thai, cơ thể bà bầu không chỉ tăng cân nhiều mà còn bị tích nước. Lượng nước trong cơ thể lớn hơn bình thường cũng khiến chân tay phù nề, tê mỏi.
3. Ít vận động
Thời gian mang thai, bà bầu ít vận động hơn. Điều này khiến khí huyết lưu thông kém, dẫn đến chứng tê bì chân tay.
4. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ
Vào những tháng cuối của thai kỳ, cơ thể bà bầu tiết ra chất relaxin. Đây là một loại hormone thai kỳ có tác dụng làm mềm các khớp vùng xương chậu để giúp cho việc chào đời của em bé dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc sản xuất relaxin lại khiến cho chân tay bị tê bì, đau mỏi.
5. Áp lực từ thai nhi
Từ tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh. Kích thước thai lớn hơn gây chèn ép các dây thần kinh, từ đó gây ra chứng tê bì chân tay cho bà bầu.
Chứng tê bì chân, tay khiến mẹ bầu khó chịu, bứt rứt, ngủ không ngon giấc, từ đó có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Để chữa chứng tê bì chân tay không khó, bạn chỉ cần dùng thuốc Tây là khỏi. Tuy nhiên, nỗi khổ của các bà bầu là không thể dùng thuốc Tây vì việc này gây tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi. Vậy làm cách nào để điều trị bệnh mà không ảnh hưởng tới thai kỳ? Mẹ bầu có thể áp dụng các cách chữa bệnh tê chân sau đây nhé.
Các cách chữa bệnh tê chân tại nhà an toàn cho bà bầu
1. Cách chữa bệnh tê chân bằng lá lốt
Theo Đông y, lá lốt tính ấm, vị cay có công dụng giảm đau, trừ phong thấp, tê bì. Khoa học đã chứng minh thành phần ancaloit còn có tác dụng làm giảm căng thẳng thần kinh và kháng viêm.
♦ Cách 1: Uống nước sắc lá lốt
- Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt tươi, 1 lít nước
- Cách dùng: Rửa sạch lá lốt rồi đem sắc với nước cho đến khi cô lại chỉ còn 0,5 lít thì bắc ra, để nguội rồi uống sau khi ăn tối xong. Uống liên tục trong 10 ngày.
♦ Cách 2: Ngâm chân với nước lá lốt
- Nguyên liệu: 1 nắm lá lốt, vài thìa muối hạt
- Cách dùng: Nấu sôi lá lốt với 2 lít nước rồi thêm muối vào, tắt bếp. Chờ nước nguội còn âm ấm, bạn đổ ra chậu để ngâm chân vào mỗi buổi tối trước khi ngủ. Mỗi lần ngâm khoảng 30 phút.
2. Cách chữa bệnh tê chân bằng cây ngải cứu trắng
Ngải cứu trắng chứa nhiều tinh dầu, có vị hăng nồng, tính ấm có tác dụng tán huyết, an thần, làm ấm cơ thể. Bà bầu có thể dùng ngải cứu trắng để chữa chứng tê chân theo cách sau.
- Nguyên liệu: 1 nắm ngải cứu trắng, 1 nắm muối hạt
- Cách dùng: Đem nấu ngải cứu trắng với 2 lít nước. Khi nước sôi thì tắt bếp, chờ nước còn âm ấm thì đổ ra chậu, khuấy thêm muối vào để ngâm chân. Hoặc dùng bã để đắp lên chân khoảng 30 phút vào buổi tối. Bạn nên thực hiện bài thuốc này liên tục trong 7 ngày.
3. Cách chữa bệnh tê chân bằng gừng
Gừng tính ấm, vị cay, có nhiều công dụng tốt trong việc điều trị bệnh, nhất là các bệnh liên quan đến khí huyết như tê bì chân tay. Bà bầu có thể chữa bệnh tê chân bằng gừng theo cách sau.
- Nguyên liệu: 3 củ gừng tươi to giã giập, 1 nắm muối hạt, 2 lít nước.
- Cách dùng: Đem gừng nấu với nước khi nào sôi thì tắt bếp, chờ nước nguội còn âm ấm thì khuấy thêm muối vào để ngâm chân. Mỗi lần ngâm 30 phút, liên tục trong 1 tuần.
Ngoài ra, bà bầu nên dùng gừng để làm gia vị trong các món ăn hàng ngày để chống viêm, ngăn ngừa chứng ợ nóng thai kỳ, giúp lưu thông khí huyết, từ đó giảm chứng tê chân.

19 cách giảm đau lưng khi mang thai Đau lưng khi mang thai là tình trạng chung của các mẹ bầu trong thai kỳ. Nếu không có cách xử lý phù hợp, thai phụ sẽ bị ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe.
Chứng tê bì chân tay rất phổ biến trong thai kỳ. Bà bầu có thể dùng cách chữa bệnh tê chân MarryBaby đã chia sẻ ở trên để thoát khỏi tình trạng khó chịu này nhé.
Hanako
-
"Giải cứu" mẹ khỏi 5 bệnh thường gặp khi mang thai, cập nhật ngay cẩm nang bà bầu cần biếtKhông chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, sự phát triển của thai nhi cũng ít nhiều bị tác động nếu mẹ bầu lỡ mắc phải 5 loại bệnh thường gặp trong thai kỳ sau đây. Không cần hoang mang quá mức,...
-
"Diệt" ngay chứng ợ nóng khi mang thaiDo sự thay đổi cơ thể khi mang thai, các mẹ bầu thường xuyên bị "làm phiền" bởi chứng ợ nóng. Để giảm cảm giác khó chịu này, mẹ phải làm gì?
-
6 cách chữa nhiệt miệng cho bà bầu không cần dùng thuốcNhiệt miệng là một vấn đề rất phổ biến khi mang thai. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhiệt miệng có thể khiến bà bầu khá mệt mỏi, đau và khó chịu, ăn uống kém và ít nhiều ảnh hưởng...
-
4 triệu chứng khi mang thai tưởng lành nhưng lại hóa nguyMột số triệu chứng khi mang thai bình thường như phù nề, nôn ói, ngứa ngáy hay đau đầu lại có thể là dấu hiệu của một số biến chứng thai kỳ nguy hiểm. Vậy, khi nào những tình trạng này trở nên...
-
5 mẹo thoát khỏi chứng khó thở khi mang thaiNhiều mẹ gặp phải tình trạng khó thở khi mang thai. Trong nhiều trường hợp, hiện tượng này không gây trở ngại gì cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tìm hiểu những dấu hiệu "báo động" để kịp...
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
thường xuyên xoa bóp để hạn chế tình trạng tê chân