Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vinh An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/11/2020

Bị sán chó khi mang thai, căn bệnh nguy hiểm cần được đề phòng

Bị sán chó khi mang thai, căn bệnh nguy hiểm cần được đề phòng
Bị sán chó khi mang thai là căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Bệnh có những triệu chứng cực kỳ khó chịu, gián tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi!

Bị sán chó khi mang thai là một thách thức đối với các mẹ bầu. Hãy nhanh chóng chữa trị, bạn nhé!

Bị sán chó khi mang thai

Bệnh sán chó là do loài giun tròn sống ký sinh ở ruột non của chó. Loài này phát triển, đẻ trứng. Trứng sẽ theo phân ra ngoài môi trường, sau 1-2 tuần trứng phát triển thành phôi. Người ăn nhầm trứng trong giai đoạn này sẽ bị nhiễm bệnh.

Sau khi vào cơ thể người, trứng nở ra ấu trùng, xuyên qua thành ruột, theo máu di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể như gan, phổi, mắt, hệ thần kinh trung ương. Ấu trùng sẽ di chuyển khắp nơi trong cơ thể (do người không phải là vật chủ chính nên ấu trùng sẽ không phát triển đến giai đoạn trưởng thành). Ấu trùng có thể tồn tại trong thời gian dài tới nhiều năm và gây tổn thương tại những nơi mà chúng hiện diện.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị sán chó khi mang thai

Thông thường, nguyên nhân bà bầu bị nhiễm sán chó khi mang thai chủ yếu là do các yếu tố sau đây:

  • Tiếp xúc với chó, mèo bị nhiễm sán chó
  • Tiếp xúc với đất, nước bị nhiễm phân chó, mèo có phôi sán chó
  • Ăn trái cây, rau củ không được nấu chín vốn trồng trên nguồn đất hoặc được tưới bằng nước nhiễm phân chó mèo có phôi sán chó

Dấu hiệu bệnh sán chó ở bà bầu

Biểu hiện bệnh sán chó ở bà bầu rất dễ được nhận biết, cụ thể là:

  • Thường bị sốt
  • Cơ thể bị ngứa ở vùng bị nhiễm sán
  • Nổi mề đay, ngứa châm chích kéo dài
  • Ho nhiều và đau ngực
  • Thường bị đau bụng, khó tiêu dù đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ đường tiêu hóa
  • Bị giảm cân dù có chế độ ăn uống đầy đủ

Nghiêm trọng hơn, nếu sán chó ký sinh nhiều trong cơ thể, bạn có thể còn bị:

sốt vì bị sán chó khi mang thai

  • Tăng bạch cầu
  • Viêm phổi
  • Rối loạn thần kinh khu trú
  • Viêm màng bồ đào

Tình trạng bà bầu bị nhiễm sán chó ra sao?

1. Bệnh sán chó có chết không?

Mẹ đừng hoảng hốt trước câu hỏi bệnh sán chó có chết không? Lý do là nếu phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị đúng cách, mẹ bầu bị nhiễm sán chó khi mang thai vẫn sinh nở một cách bình thường như những người khỏe mạnh khác.

2. Bà bầu bị bệnh sán chó có nguy hiểm không?

Bà bầu bị nhiễm sán chó có nguy hiểm không là câu hỏi cần bạn quan tâm. Lý do là bà bầu bị sán chó khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

3. Bà bầu bị nhiễm sán chó có ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

bà bầu bị nhiễm sán chó

Bệnh sán chó có lây không? Nếu bị sán chó khi mang thai, mẹ bầu sẽ không truyền bệnh này cho thai nhi. Song có khoảng 15-60% mẹ bầu bị nhiễm sán chó có thể gặp các biến chứng như hư thai, sảy thai, thai chết lưu, trẻ sinh ra bị dị tật, tổn thương các cơ quan nội tạng, đặc biệt là mắt và não bộ. Đây là những trường hợp mẹ nhiễm sán chó với mật độ dày, bệnh không được kiểm soát tốt,

Trong trường hợp nhẹ hơn, mẹ bầu bị nhiễm sán chó phải thường xuyên trải qua cảm giác ngứa ngáy khó chịu, giảm cân, sốt, ảnh hưởng đến nội tạng… Tình trạng này sẽ gián tiếp ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé yêu trong thai kỳ.

Cách điều trị bị nhiễm sán chó khi mang thai

Nếu mẹ bầu thấy có các biểu hiện bị sán chó khi mang thai như trên, hãy lập tức:

1. Gặp bác sĩ chuyên môn

Bị nhiễm sán chó khi mang thai, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Bác sĩ sẽ có chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị kịp thời, giúp bạn tránh được các nguy cơ biến chứng.

2. Có thực đơn và lối sống khoa học

Bên cạnh phương pháp điều trị của bác sĩ, để điều trị bệnh sán chó ở bà bầu, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng. Bà bầu nên ăn gì lúc này? Một thực đơn khoa học cùng với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tốt cho bà bầu được đặt lên hàng đầu trong quá trình trị bệnh sán chó.

Đồng thời, trong lúc này, mẹ bầu cũng nên có chế độ nghỉ dưỡng phù hợp để tăng cường sức đề kháng chống lại sự phát triển của bệnh.

Cách phòng ngừa bị sán chó khi mang thai

rửa tay để ngừa sán chó

Để đề phòng bệnh sán chó, mẹ bầu nhớ lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo. Nếu lỡ bồng bế chó mèo, bạn nên rửa tay và thay đồ ngay
  • Nhờ người thân vệ sinh môi trường, không để chó mèo phóng uế bừa bãi
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn
  • Chỉ ăn thực phẩm được nấu chín, không ăn rau sống
  • Không đi chân đất
  • Thực đơn cho bạn cần đủ chất dinh dưỡng khi mang thai, không cần kiêng khem quá mức.
  • Đặc biệt, những bạn đang chuẩn bị mang thai nên làm kiểm tra để xem xét bản thân có bị nhiễm sán chó hay không nhằm điều trị dứt điểm, tránh gây hại cho bé trong quá trình bầu bí.

Vinh An

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x