của bé
Trong 3 tháng đầu, thai nhi chưa phát triển và bụng cũng không quá lớn, nhiều mẹ bầu vẫn giữ nguyên thói quen ngồi bắt chéo chân mà không hề hay biết tư thế này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Bạn có biết, bắt chéo chân là tư thế ngồi cần tránh khi mang thai?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, tư thế ngồi chuẩn nhất là hướng mặt về phía trước và đặt 2 chân vuông góc với mặt đất. Tuy nhiên, rất hiếm người có thể ngồi theo tư thế đúng này. Phần lớn mọi người, nhất là bà bầu sẽ có xu hướng nghiêng người về 1 phía hoặc dồn trọng tâm về một chân. Đặc biệt, bắt chéo chân là một trong những thói quen thường gặp của “dân văn phòng”.
Nghiên cứu cho thấy, bắt chéo chân khi ngồi là nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng và đau cổ khi phải ngồi lâu. Do khi chân này bắt lên chân kia, hông sẽ xoắn lại và gây nên áp lực lên xương chậu, đồng thời làm ảnh hưởng đến hệ thống xương và cơ ở phần cổ, lưng giữa và lưng dưới. Thậm chí, nếu hành động này liên tục lặp lại có thể gây thoát vị đĩa đệm cột sống rất nguy hiểm. Ngoài ra, ngồi bắt chéo chân là còn là “thủ phạm” gây nên những vấn đề sức khỏe sau:
Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, ngồi bắt chéo chân sẽ làm tăng áp lực lên những mạch máu dưới chân làm ngăn chặn dòng chảy của máu. Lâu dần sẽ làm suy yếu và ảnh hưởng đến các tĩnh mạch dưới chân, khiến máu có thể bị tích tụ lại dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch.
2/ Bắt chéo chân gây tăng huyết áp
Bạn có thể cảm thấy ngạc nhiên, nhưng theo các chuyên gia, ngồi gác chân này lên chân kia cũng có thể làm huyết áp tăng cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do bình thường, cơ thể đã phải làm việc “vất vả” để bơm ngược máu từ chân trở về tim để quy trình tuần hoàn máu có thể diễn ra, và hành động ngồi bắt chéo chân của bạn sẽ khiến cho công việc này trở nên khó khăn hơn nữa. Mới đầu, bạn có thể không cảm thấy bất cứ triệu chứng nào khi huyết áp tăng lên, nhưng về lâu dài, đây có thể trở thành một căn bệnh mãn tính.

Huyết áp cao: Tăng nguy cơ tiền sản giật Tình trạng cao huyết áp có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu. Trong trường hợp nguy hiểm nhất, khi tiền sản giật xảy ra, tính mạng của cả mẹ và bé bị đặt vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc
3/ Làm tê liệt bắp chân
Không chỉ khiến huyết áp tăng lên, bắt chéo chân còn ảnh hưởng không tốt tới tĩnh mạch và dây thần kinh dưới chân, bàn chân,… Gác chân này lên chân kia tại vị trí đầu gối sẽ gây áp lực lên dây thần kinh mác, dây thần kinh lớn nằm ở bên dưới đầu gối, chạy dọc theo mặt ngoài của mỗi chân và đây chính là nguyên nhân của các rối loại chi dưới khi nó bị tổn thương. Áp lực khi bắt chéo chân có thể gây tê liệt tạm thời cơ bắp ở cẳng chân và bàn chân, khiến đầu gối không thể xoay được nữa và tạo cảm giác tê buốt như có kim châm vào.
Mặc dù chỉ là cảm giác tạm thời, nhưng các chuyên gia khuyến cáo rằng, nếu cứ tiếp tục duy trì tư thế ngồi như vậy sẽ có thể dẫn đến các bệnh mãn tính liên quan đến các dây thần kinh. Để hạn chế những nguy cơ do thói quen này mang lại, các chuyên gia cũng khuyến cáo bầu nên thả lỏng chân từ 2 -4 phút. Nhưng để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, bạn nên từ bỏ hẳn thói quen này.
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

Rạn da khi mang thai - Vết dấu của tình yêu thương vĩ đại 80% mẹ bầu bị rạn da khi mang thai. Mỗi ngày cùng với sự lớn lên của con, những vết rạn xuất hiện như chứng tích của tình yêu thương và hạnh phúc làm mẹ.
-
Điều trị suy giãn tĩnh mạch khi mang thaiSuy giãn tĩnh mạch là hiện tượng khá phổ biến, nhất là trong 3 tháng cuối của thai kỳ, khi cơ thể bạn trở nên "nặng nề" hơn. Đối với phụ nữ mang thai, suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng nhiều nhất ở âm...
-
12 cách giảm đau lưng khi mang thaiĐau lưng khi mang thai là tình trạng chung của các mẹ bầu trong thai kỳ. Nếu không có cách xử lý phù hợp, thai phụ sẽ bị ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe.
-
10 điều cực khó chịu khi bà bầu đi làmBà bầu đi làm đương nhiên sẽ hơi vất vả và khó chịu hơn những người khác. Nếu phải đương đầu với 10 điều sau ở công sở, bạn có thể tìm thấy cách đối phó ngay đây!
Trầm cảm sau sinh là căn bệnh thường hay gắn liền với phụ nữ, đặc biệt nhất đối với người lần đầu làm mẹ. Theo đó, người mẹ sẽ trải qua hàng loạt những cảm xúc như hạnh phúc, vui mừng, lo lắng, buồn rầu, khóc lóc kéo dài…
Trầm cảm sau sinh từ sự vô tâm của chồng
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Công chúng Anh chỉ trích thời trang bầu...Thời trang bầu của Meghan Markle rất tôn dáng, sang trọng và tinh tế. Tuy...
-
Con gái mỹ nhân đẹp nhất Philippines...Marian Rivera và tài tử Dingdong Dantes đã tổ chức tiệc đón chào đứa con thứ...
-
Trịnh Gia Dĩnh và vợ hoa hậu vừa đón...Trang On đưa tin vào ngày 15-2 vừa qua, diễn viên Trịnh Gia Dĩnh có con trai...
-
Phát hiện một ca sinh 7 hiếm gặp ở IraqTheo Healthmedicinet, đây là trường hợp sinh 7 đầu tiên vừa xảy ra tại Bệnh...
-
Lạ: Mổ bắt thai nhi ở tháng thứ 7, phẫu...Một bà mẹ người Anh mang thai tháng thứ 7 được các bác sĩ phẫu thuật lấy...
Chuồn Chuồn Bẫn
Mình cũng thường xuyên ở tư thế ngồi vậy nè.hic
Phạm Ngọc Ánh
Hi ngày mang bầu các cụ ko cho mình ngồi thế đâu
Thanh Hương
ồ, mình toàn ngồi vắt chéo thói quen từ thời con gái nên lúc bầu cũng duy trì luôn, sau này cái bụng bự rùi ko vắt chéo được mới bỏ đó, cũng nguy hiểm hen trước giờ cứ nghĩ ngồi thoải mái là được
kim tân
Ôi.một sai lầm trầm trọng mình mắc phải.cần từ bỏ thôi.mẹ bầu càng nên chú ý nhé