Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/09/2020

Bảo vệ sức khỏe khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần biết

Bảo vệ sức khỏe khi mang thai: Những điều mẹ bầu cần biết
Sức khỏe trong thời kỳ mang thai rất quan trọng. Bạn nên thường xuyên chăm sóc bản thân, bổ sung dinh dưỡng hợp lý cũng như khám bác sĩ định kỳ để sớm phát hiện những bất thường của cơ thể

Trong quá trình mang thai, cơ thể bạn sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe. Một chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn và thai nhi. Dưới đây là một số bệnh dễ mắc cần chú ý trong thời kỳ này.

Đái tháo đường (tiểu đường) khi mang thai

Đái tháo đường trong thời kỳ mang thai sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Người mẹ có nguy cơ phải mổ lấy thai; dễ bị tăng huyết áp, phù; trở thành bệnh nhân đái tháo đường, thai chết lưu. Trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh (cao gấp 8 lần bình thường), hoặc mắc các bệnh vàng da kéo dài, hạ canxi máu, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết…

Phòng tránh: Để phát hiện sớm nguy cơ đái tháo đường, mẹ nên tiến hành làm các kiểm tra sàng lọc và chẩn đoán đái tháo đường. Ngoài ra, chế độ ăn hợp lý và luyện tập cũng đóng vai trò quan trọng. Đối với thai phụ chưa mắc đái tháo đường nên có một chế độ ăn uống và vận động hợp lý, tránh tăng cân. Nên lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tránh ăn quá ngọt, hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất xơ và chất béo, mỡ động vật. Đồng thời, hàng ngày nên tập thể dục hoặc đi bộ nhẹ nhàng.

Bảo vệ sức khỏe khi mang thai (phần 1)

Bệnh cảm cúm khi mang thai

Trong thời gian mang thai, nhu cầu oxy của bạn nhiều hơn bình thường, trong khi đó hệ miễn dịch lại kém hơn. Do đó, nguy cơ mắc bệnh qua đường hô hấp là rất lớn. Cảm cúm là bệnh rất nguy hiểm cho thai nhi, khi người mẹ bị cúm, khả năng sảy thai rất cao, trong một số trường hợp có thể để lại dị tật cho thai nhi.

Phòng tránh: Để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như thai nhi, bạn nên tránh môi trường dễ lây nhiễm cao như bệnh viện, nơi đông người hay những người bị bệnh cúm… Đặc biệt, khi bị cúm, bạn không nên tự ý uống thuốc mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nếu có triệu chứng nóng sốt, mẹ cần đi đến các cơ sở y tế để khám kịp thời. Ngoài ra, nên hạn chế dùng quạt máy và máy lạnh khi ngủ; tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như bụi, khói, đặc biệt khói thuốc lá; nên mang khẩu trang khi ra đường. Cần vệ sinh mũi họng thường xuyên trong ngày bằng nước muối sinh lý.

Táo bón khi mang thai

Có đến 50% phụ nữ bị táo bón khi mang thai. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, bạn ít di chuyển, ít vận động nên nồng độ progesteron trong cơ thể tăng lên, thai nhi phát triển chèn ép đại tràng khiến phân khó ra ngoài.

Các loại thuốc bổ hay nhiều thực phẩm dinh dưỡng gây nóng cũng là nguyên nhân gây nên táo bón. Táo bón kéo dài sẽ gây hại cho đường tiêu hóa khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ, sức đề kháng yếu.

Phòng tránh: Để bảo vệ sức khỏe, mẹ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để cung cấp chất xơ, dễ tiêu hóa, có thể ăn thêm khoai lang để nhuận tràng. Trong thời kỳ này, mẹ cần có chế độ luyện tập các bài thể dục phù hợp.

Các bệnh về da ở phụ nữ mang thai

Do thay đổi hormone và thiếu hụt nội tiết tố nên phụ nữ mang thai hay mắc các bệnh về da như nám, tàn nhang, ngứa, nấm da… Để bảo vệ sức khỏe, bạn không nên tùy ý sử dụng thuốc hay khắc phục bằng mỹ phẩm bởi những hiện tượng như nám hay tàn nhang sau khi sinh sẽ tự hết hoặc có thể khắc phục bằng một số nguyên liệu tự nhiên. Còn ngứa hay rạn da, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ để điều trị đúng cách.

Ngoài ra, bạn nên thiết lập chế độ dinh dưỡng an toàn, đầy đủ các nhóm chất cần thiết. Đặc biệt, bạn nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày để các loại nấm, vi khuẩn không có cơ hội gây bệnh.

Bảo vệ sức khỏe khi mang thai
Chú ý đến cơ thể hàng ngày để phòng tránh các bệnh khi đang trong thai kỳ.

Tăng huyết áp khi mang thai

Huyết áp có thể thay đổi trong ngày, nhất là khi có biến đổi về thời tiết. Tăng huyết áp là bệnh thường gặp và cũng là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng, thậm chí gây tử vong cho mẹ và thai nhi.

Nếu tăng huyết áp nặng kèm với phù và có protein trong nước tiểu, khi đó bạn đã bị hội chứng tiền sản giật, biến chứng nguy hiểm nhất của tăng huyết áp và rất nguy hiểm cho thai phụ. Cơn co giật có thể diễn ra một lần hay nhiều lần gây nguy hiểm cho mẹ và con.

Phòng tránh: Bạn nên nghỉ ngơi nhiều, nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ có lợi nhất. Tuân thủ một chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày. Hạn chế dùng muối và các món ăn mặn. Tuyệt đối không sử dụng rượu hay các chất kích thích. Nếu đã mắc chứng cao huyết áp trước khi mang thai, cần thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh, các loại thuốc đã dùng để bác sĩ điều chỉnh liều lượng và kê đơn phù hợp mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài ra, trong thời gian mang thai, bạn có thể mắc các bệnh như sốt xuất huyết, rubella, chuột rút, nghén, đau lưng… Khi có những dấu hiệu lạ trong cơ thể, mẹ nên kịp thời đến bác sĩ để được tư vấn và chữa trị. Trong thời gian mang thai, bạn cũng nên hạn chế làm những công việc nặng hoặc tạo ra những căng thẳng không cần thiết. Khi bạn quá căng thẳng có thể gây sảy thai, sinh non, thai chậm tăng trưởng.

Phan Anh

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x