Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/03/2022

Ngải cứu, có phải món rau an toàn cho mẹ bầu?

Ngải cứu, có phải món rau an toàn cho mẹ bầu?
Ngải cứu kết hợp với trứng gà vốn được xem là món ăn an thai với bà bầu. Tuy nhiên, bà bầu có nên ăn ngải cứu, nhất là trong 3 tháng đầu mang thai?

1. Công dụng ít ai biết của ngải cứu

Nhắc đến công dụng chữa bệnh của ngải cứu, có rất nhiều công dụng có thể bạn chưa biết. MarryBaby sẽ bật mí cho bạn ngay đây:

  • Điều trị cơ thể suy nhược.
  • Điều hòa kinh nguyệt.
  • Cầm máu.
  • Giúp vết thương mau lành.
  • Trị mụn nhọt.
  • Trị cảm cúm, ho, viêm họng, đau đầu, đau dây thần kinh.
  • Giúp làm sạch và bổ sung độ ẩm cho da.

Vậy bà bầu có nên ăn ngải cứu?

Nếu nằm trong nhóm mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, hoặc máu nóng, bạn nên hạn chế ăn ngải cứu trong tam cá nguyệt đầu tiên, bởi rất dễ xuất hiện cơn co tử cung, ra máu, dẫn đến sảy thai. Với nhóm mẹ bầu khỏe mạnh hơn và đã qua tam cá nguyệt đầu, bạn có thể hỏi bác sĩ về việc ăn ngải cứu.

3. Lưu ý mẹ bầu cần biết khi ăn ngải cứu

bầu ăn ngải cứu được không
Bà bầu có nên ăn ngải cứu? Nếu muốn ăn ngải cứu, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng

– Nếu đã qua ba tháng đầu, đã hỏi ý kiến bác sĩ, bà bầu chỉ nên ăn ngải cứu khoảng 1-2 lần/tháng, mỗi lần từ 3-5 ngọn.

5. Những món chế biến cùng ngải cứu

Trứng gà ngải cứu

Dưới đây là các món chế biến với ngải cứu dành cho những người khỏe mạnh, bạn tham khảo nhé.

Bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu? Như MarryBaby đã đề cập bên trên, nếu khỏe mạnh, bác sĩ đồng ý, mẹ bầu có thể ăn nhé. Mách mẹ cách chế biến món gà tần ngải cứu như sau:

Nguyên liệu

– 5-7 ngọn ngải cứu không quá non cũng không quá già

– 1/2 con gà ta hoặc 1 con gà ác nhỏ, gà ri…

– 1 ít gừng

– Các loại gia vị như mắm, muối, hạt nêm, tiêu, 1 gói gia vị hầm gà mua tại các tiệm thuốc Bắc hoặc trong siêu thị.

Cách chế biến món gà tần ngải cứu:

– Gà làm sạch, để nguyên con hoặc nửa con, sát muối hoặc gừng cho sạch và không còn mùi tanh. Ngải cứu rửa sạch, để ráo.

– Cho thịt gà vào nồi, ướp gia vị bào gồm gừng đập giập, muối, tiêu, hạt nêm khoảng 1 tiếng cho gà ngấm gia vị. Như vậy khi hầm gà sẽ ngon và đậm đà hơn.

– Tiếp đến cho ngải cứu và cả gói thuốc Bắc (táo đỏ, kỷ tử, sâm, hạt sen…) vào. Đổ nước xâm xấp thịt gà. Hầm đến khi thịt gà chín mềm. Nếu dùng nồi áp suất, thời gian hầm sẽ mất khoảng 20 phút. Dùng nóng.

Đến đây hẳn mẹ bầu đã biết bà bầu có nên ăn ngải cứu hay không, bà bầu có được ăn gà hầm ngải cứu không rồi. Nếu thể trạng yếu ớt, có tiền sử sảy thai, sinh non, tốt nhất mẹ bầu không nên ăn ngải cứu nhé.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

 https://www.healthline.com/nutrition/what-is-wormwood
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30118834/

 

x