của bé
Bà bầu ăn vải được không? Bầu 3 tháng đầu ăn vải được không? Loại trái cây ngon miệng mùa hè này rất dễ mê hoặc hội chị em bầu bí thế nhưng không phải ai cũng biết rõ nó có tốt không hay gây hại cho thai kỳ.
Nội dung bài viết
- Thành phần dinh dưỡng của quả vải
- Bà bầu ăn vải được không? Bầu 3 tháng đầu ăn vải được không?
- Bà bầu có thể ăn mấy quả vải mỗi ngày?
- Các loại trái cây khác mẹ bầu cũng không nên ăn
- 1. Dứa kích thích co tử cung
- 2. Đu đủ xanh gây sảy thai
- 3. Quả đào dễ gây dị ứng, ngứa
- 4. Không nên ăn nho trong 3 tháng cuối thai kỳ
- 5. Táo mèo gây co bóp tử cung
- 6. Quả nhãn gây táo bón
- 7. Quả mận không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
- 8. Dưa hấu hoặc dưa hấu để lạnh cần hạn chế
- 9. Chuối tiêu ăn khi đói
- 10. Mãng cầu gây nóng trong

Bà bầu ăn vải được không? Cùng tìm hiểu nhé!
Bầu 3 tháng đầu ăn vải được không? Theo nhiều nghiên cứu, bà bầu ăn quá nhiều vải có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho mẹ và con. Bởi loại trái cây này có không ít tác dụng phụ khi mẹ bầu dùng quá nhiều. Trầm trọng hơn, nó còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
Thành phần dinh dưỡng của quả vải
Trong 100g quả vải có hàm lượng các chất dinh dưỡng như sau:
- Calo (kcal) 66
- Lipid 0,4g
- Natri 1mg
- Kali 171mg
- Carbohydrate 17g
- Chất xơ 1,3g
- Đường 15g
- Protein 0,8g
- Vitamin C 71,5mg
- Canxi 5mg
- Sắt 0,3mg
- Vitamin B6 0,1mg
- Magie 10mg
Bà bầu ăn vải được không? Bầu 3 tháng đầu ăn vải được không?
Quả vải là một trái cây nhiệt đới được trồng đầu tiên ở tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông, Trung Quốc. Loại trái cây này có cùi màu trắng bên trong, hương vị thơm ngọt và rất dễ thưởng thức nên nhiều phụ nữ mang thai rất thích ăn. Hiện nay, vải được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, còn ở Việt Nam vải chín vào mùa hè.
Quả vải chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như protein, các khoáng chất kali, canxi, kẽm, sắt, magie, chất béo, carbohydrate và nhiều vitamin A, C, B, E có lợi cho sức khỏe. Vải đặc biệt tốt cho những người bị chứng đắng miệng, biếng ăn, thiếu nước hay người vừa mới xuất viện.
Tuy nhiên, đối với bà bầu thì loại quả này có thật sự tốt cho sức khỏe của thai kỳ? Bà bầu ăn vải được không? Bà bầu ăn vải có tốt không?
Với câu hỏi bà bầu ăn vải có tốt không thì việc ăn vải quá nhiều có thể khiến bà bầu bị xuất huyết, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, nóng trong, từ đó dẫn đến nguy cơ thai chết lưu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Ngoài ra, bà bầu ăn quá nhiều vải thiều cũng làm lượng đường trong máu tăng cao, một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Do đó nhiều phụ nữ mang thai lo lắng về chuyện bà bầu có được ăn vải không là hoàn toàn có cơ sở.

Bà bầu ăn vải có tốt không? Vải giàu dinh dưỡng nhưng ăn nhiều có hại cho thai kỳ
Bà bầu có thể ăn mấy quả vải mỗi ngày?
Ngoài câu hỏi bà bầu ăn vải được không thì nhiều chị em còn thắc mắc rằng bà bầu được ăn mấy quả vải mỗi ngày.
Theo Bác sĩ Hồ Thu Mai, chuyên khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, việc ăn bất cứ loại hoa quả nào nhiều quá cũng đều không tốt cho cơ thể. Vì vậy mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các loại trái cây vào thực đơn hàng ngày của mình thay vì chỉ ăn một loại quả, đặc biệt là vải.
Vải có tính nóng, chứa nhiều đường nên nếu bạn ăn nhiều dễ bị mụn nhọt, đái tháo đường. Quy định người lớn chỉ nên ăn 300-500g hoa quả mỗi ngày. Theo đó chị em nên ăn từ 7 – 10 quả vải một ngày là đủ.
Nếu thai phụ ăn cả cân vải mỗi ngày là không tốt vì bị thừa đường và có hại cho sức khỏe. Đặc biệt hơn, nếu ăn vải thường xuyên suốt mùa hè với số lượng nhiều bà bầu còn dễ có nguy cơ bị tăng đường huyết, ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.
Các bà mẹ cho con bú ăn quá nhiều vải sẽ khiến bé bị mụn nhọt, nóng trong, táo bón.

Bà bầu ăn vải được không
Các loại trái cây khác mẹ bầu cũng không nên ăn
Bên cạnh vải thì bà bầu kiêng ăn quả gì nữa? Đây là những loại quả chị em nên tránh khi mang thai.
1. Dứa kích thích co tử cung
Quả dứa có chứa chất bromelain có khả năng làm mềm tử cung, đồng thời gây các cơn co thắt tử cung khi mang thai dẫn đến nguy cơ bà bầu bị sảy thai.
Việc ăn nhiều dứa hoặc uống nước ép dứa khi mang thai còn khiến bà bầu bị tiêu chảy, rát lưỡi hoặc ngộ độc.
2. Đu đủ xanh gây sảy thai
Trái đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín hẳn có chứa mủ trắng và nhiều loại enzyme có thể gây co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai.
3. Quả đào dễ gây dị ứng, ngứa
Loại quả này có vị ngọt nhưng mang tính nóng. Khi ăn nhiều đào, mẹ bầu có nguy cơ xuất huyết do nóng trong. Vỏ đào có nhiều lông, nếu ăn không gọt quả có thể gây dị ứng ngứa rát cổ họng, phát ban. Ngoài ra, quả đào cũng gây co thắt tử cung dẫn đến sinh non.

Bà bầu không nên ăn đào
4. Không nên ăn nho trong 3 tháng cuối thai kỳ
Quả nho có lượng lớn resveratrol – một chất độc nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Ngoài ra, việc ăn nhiều nho cũng có thể gây tiêu chảy.
5. Táo mèo gây co bóp tử cung
Loại quả này không thích hợp với bà bầu do có chất gây co bóp tử cung dẫn tới sinh non hoặc sẩy thai.
6. Quả nhãn gây táo bón
Bà bầu nên hạn chế ăn nhãn vì nhãn có tính nóng dễ gây táo bón, đau tức bụng dưới. Trường hợp ăn quá nhiều nhãn, bà bầu còn có thể bị động thai hoặc sảy thai.
7. Quả mận không nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ
Dù chứa nhiều chất dinh dưỡng như sắt, vitamin A, kali, phốt pho… nhưng quả mận có tính nóng nên nếu chị em ăn nhiều loại trái cây này sẽ rất dễ bị táo bón, xuất huyết, ê buốt răng và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu không nên ăn mận
8. Dưa hấu hoặc dưa hấu để lạnh cần hạn chế
Quả dưa hấu chứa một lượng đường lớn, nếu thường xuyên ăn dưa hấu dễ khiến mẹ bầu bị tăng lượng đường trong máu dẫn tới nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Thêm nữa khi ăn dưa hấu lạnh, chị em còn có nguy cơ bị đau bụng, tiêu chảy.

Cách bà bầu ăn mận chuẩn chất, không biết thì phí cả thanh xuân Mỗi loại mận một hương vị, giá cả lại rất bình dân, mận dành được cảm tình và trở thành loại trái cây yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, hiếm mẹ bầu nào biết được những lợi ích to lớn của mận đối với thai kỳ của mình.
9. Chuối tiêu ăn khi đói
Bà bầu không được ăn quả chuối tiêu khi đang đói bụng vì chuối có chứa nhiều magiê. Việc ăn chuối khi đói sẽ khiến máu mất cân bằng magiê và canxi gây ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch.
Cũng theo PGS.TS Vũ Thị Lâm – Viện phó Viện dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, các mẹ bầu khi ăn trái cây nên kiểm soát về số lượng. Việc bổ sung đa dạng các loại quả là tốt cho cơ thể mẹ bầu nhưng không nên ăn quá nhiều dễ gây béo phì, thừa cân và mắc chứng tiểu đường.
10. Mãng cầu gây nóng trong
Tính nóng của loại quả này dễ làm bà bầu phát hỏa trong người. Vì vậy, bà bầu nên hạn chế ăn mãng cầu, tốt nhất là dưới 3 quả/tuần.

Bà bầu không nên ăn mãng cầu
Người mẹ nào cũng muốn mang đến điều tốt nhất cho con yêu của mình, vì thế ai cũng rất cẩn thận trong việc ăn uống từ khi mang thai. Bầu 3 tháng đầu ăn vải được không cũng là thắc mắc thường gặp của những chị em chưa có kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ. Hy vọng với chia sẻ về vấn đề bà bầu ăn vải được không sẽ giúp chị em biết được khi nào thì nên ăn hoặc ăn bao nhiêu loại quả này thì tốt cho sức khỏe thai kỳ.
-
"Bỏ túi" chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho mẹ bầuKhoa học đã chứng minh, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai cao hơn so với các thời điểm khác. Vì vậy thức ăn của mẹ trong giai đoạn này phải được cung cấp một lượng dinh dưỡng cao, nhưng...
-
"Cứu nguy" cho bà bầu bị trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé.
-
"Diệt" ngay chứng ợ nóng khi mang thaiDo sự thay đổi cơ thể khi mang thai, các mẹ bầu thường xuyên bị "làm phiền" bởi chứng ợ nóng. Để giảm cảm giác khó chịu này, mẹ phải làm gì?
-
5 loại rau dễ làm bà bầu sảy thaiTrong thời kỳ mang thai, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất rất cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế một số loại thực phẩm, đặc biệt trong 3 tháng đầu....
-
"Điểm danh" những loại rau củ bà bầu không nên ănDanh sách những loại rau bà bầu không nên ăn sẽ được cập nhật ngay trong bài viết sau. Cẩn thận, mẹ bầu nhé!
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
ăn vải dễ bị nóng nên chị em cũng lưu ý nhé