Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/03/2022

Bà bầu ăn tỏi được không? Đọc ngay kẻo hối hận mẹ nhé!

Bà bầu ăn tỏi được không? Đọc ngay kẻo hối hận mẹ nhé!
Bình thường bạn vẫn bổ sung tỏi để giải cảm, tăng sức đề kháng. Song trong thai kỳ, bà bầu ăn tỏi được không? Nếu ăn nhiều sẽ có tác hại gì? Đọc ngay mẹ nhé!
Bà bầu ăn tỏi được không? Đọc ngay kẻo ăn nhiều lại hối hận nhé mẹ!
Bà bầu ăn tỏi được không?

Bà bầu ăn tỏi được không? Bạn có biết rằng tỏi không chỉ tăng thêm hương vị cho thực phẩm mà còn có những đặc tính chữa bệnh tuyệt vời? Song do tỏi nặng mùi, có vị cay nồng nên một số thai phụ lo ngại liệu nó có ảnh hưởng gì đến thai kỳ hay không.

Bà bầu ăn tỏi được không? Tỏi có an toàn cho phụ nữ mang thai không?

Đối với câu hỏi bà bầu có ăn được tỏi không thì câu trả lời là có, tuy nhiên chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Tỏi được coi là an toàn trong thời kỳ mang thai với điều kiện bạn tiêu thụ với một lượng nhỏ. Ăn tỏi trong giai đoạn đầu thai kỳ là hoàn toàn ổn vì trong giai đoạn này tỏi sẽ ít ảnh hưởng đến thai nhi hơn so với các tam cá nguyệt tiếp theo.

Bà bầu ăn tỏi được không? Tỏi có an toàn cho phụ nữ mang thai không?
Bà bầu có ăn được tỏi không?

Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bà bầu ăn tỏi được không? Tỏi có thể dẫn đến hai tác dụng phụ chính là làm hạ huyết áp và làm loãng máu nếu dùng quá nhiều. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi đưa nó vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ cho bạn biết lượng tỏi mà bạn có thể ăn trong giai đoạn này.

Phụ nữ mang thai có thể ăn bao nhiêu tép tỏi?

Nói chung, mỗi ngày thai phụ ăn khoảng hai đến bốn tép tỏi tươi là an toàn. Liều lượng này tương đương với 600 đến 1.200mg chiết xuất tỏi. Trong thời kỳ mang thai, bạn cũng có thể sử dụng khoảng 0,03 đến 0,12ml tinh dầu tỏi sau khi tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ. Các mẹ cũng có thể bổ sung tỏi ở dạng viên thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất cứ loại thực phẩm chức năng nào trong thai kỳ.

Lợi ích của việc ăn tỏi khi mang thai

Lợi ích của việc ăn tỏi khi mang thai
Mẹ bầu ăn tỏi có tốt không? Cách trị chấy bằng tỏi

Mẹ bầu ăn tỏi có tốt không? Ngoài những lưu ý kể trên thì tỏi có rất nhiều lợi ích, trong đó có một số lợi ích cực kỳ cần thiết khi mang thai. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của việc ăn tỏi mang lại.

1. Bà bầu ăn tỏi được không? Làm giảm nguy cơ tiền sản giật

Tiền sản giật hoặc huyết áp cao là một tình trạng có hại tiềm ẩn ảnh hưởng đến gần 1/10 phụ nữ mang thai. Tỏi làm giảm nguy cơ mắc tình trạng này và cả giảm nguy cơ huyết áp cao khi mang thai.

2. Tránh nguy cơ trẻ thiếu cân

Các nghiên cứu cho thấy rằng tỏi giúp cải thiện trọng lượng của những trẻ có nguy cơ sinh non. Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng chiết xuất tỏi sẽ giúp kích thích sự phát triển của tế bào nhau thai. Do đó bà bầu nhớ ăn tỏi nhé.

3. Giảm cholesterol và các vấn đề về tim

Hàm lượng allicin trong tỏi giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể và giữ chúng trong tầm kiểm soát. Hợp chất tương tự cũng giúp làm loãng máu, giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

4. Bà bầu ăn tỏi ngăn ngừa ung thư

Bà bầu ăn tỏi ngăn ngừa ung thư

Ăn tỏi thường xuyên có thể bảo vệ bạn chống lại một số tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI), tiêu thụ tỏi cùng với hành và hẹ có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày.

5. Tránh được cảm, cúm và nhiễm trùng

Tỏi có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nó cũng giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả cảm lạnh và cúm.

6. Điều trị nhiễm trùng nấm

Allicin trong tỏi có đặc tính chống nấm, điều trị các bệnh nhiễm trùng nấm âm đạo khác nhau như nhiễm nấm Candida mãn tính và hội chứng mẫn cảm với nấm.

7. Ngăn ngừa nhiễm trùng da và miệng

Các đặc tính kháng khuẩn của tỏi rất hữu ích nên có thể bôi ngoài da và miệng để ngăn nhiễm trùng. Tuy nhiên, do nồng độ của tỏi khá mạnh nên cần được sử dụng cẩn thận vì nó có thể gây kích ứng hoặc bỏng da.

8. Bà bầu ăn tỏi ngăn ngừa rụng tóc

Tỏi có chứa một lượng lớn allicin, một hợp chất gốc lưu huỳnh. Nó giúp ngăn ngừa rụng tóc và cũng thúc đẩy sự phát triển của tóc con.

7. Bà bầu ăn tỏi được không? Ăn tỏi giảm mệt mỏi

Tỏi cũng được biết là làm giảm các trường hợp mệt mỏi ở phụ nữ mang thai. Ăn tỏi thậm chí có thể giúp giảm chóng mặt và cảm giác buồn nôn khi mang thai.

Tác dụng phụ tiềm ẩn của việc ăn tỏi khi mang thai

Bà bầu ăn tỏi được không

Mặc dù tỏi được coi là một loại thảo mộc lành mạnh, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây ra phản ứng tiêu cực nếu dùng quá nhiều. Dưới đây là một số tác dụng phụ mà thai phụ có thể gặp phải:

  • Tỏi là một chất làm loãng máu tự nhiên. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều tỏi có thể dẫn đến chảy máu không kiểm soát được trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh nở, dù là sinh thường hay sinh mổ.
  • Ăn tỏi quá nhiều có thể dẫn đến huyết áp thấp. Trong khi huyết áp thấp có thể có lợi cho phụ nữ bị tiền sản giật, song có thể có hại cho những người khác. Khi mang thai, huyết áp giảm do các mạch mở rộng trong vài tuần đầu tiên. Tuy nhiên, khi huyết áp giảm xuống mức nguy hiểm, nó có thể khiến cơ thể phụ nữ bị sốc và ngất xỉu.
  • Tỏi có thể phản ứng tiêu cực với một số loại thuốc chống đông máu như insulin, cyclosporine, coumadin và saquinavir. Từ đó, nó có thể làm tăng việc giải phóng insulin và giảm lượng đường trong máu.
  • Việc tiêu thụ nhiều tỏi cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ iốt và dẫn đến tình trạng suy giáp.
  • Tiêu thụ quá nhiều tỏi có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến dạ dày. Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Nhiều phụ nữ cho rằng ăn tỏi khi mang thai có thể gây sẩy thai. Tuy nhiên, điều này chỉ gây ảnh hưởng nếu thai phụ tiêu thụ với số lượng lớn tỏi. Do đó, với câu hỏi bà bầu ăn tỏi được không thì ăn được nhưng đừng ăn quá nhiều mẹ bầu nhé!

TÚ QUYÊN

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x