của bé
Bình thường bạn vẫn bổ sung tỏi để giải cảm, tăng sức đề kháng. Song trong thai kỳ, bà bầu ăn tỏi được không? Nếu ăn nhiều sẽ có tác hại gì? Đọc ngay mẹ nhé!
Nội dung bài viết

Bà bầu ăn tỏi được không?
Bà bầu ăn tỏi được không? Bạn có biết rằng tỏi không chỉ tăng thêm hương vị cho thực phẩm mà còn có những đặc tính chữa bệnh tuyệt vời? Song do tỏi nặng mùi, có vị cay nồng nên một số thai phụ lo ngại liệu nó có ảnh hưởng gì đến thai kỳ hay không.
Bà bầu ăn tỏi được không? Tỏi có an toàn cho phụ nữ mang thai không?
Tỏi được coi là an toàn trong thời kỳ mang thai với điều kiện bạn tiêu thụ với một lượng nhỏ. Ăn tỏi trong giai đoạn đầu thai kỳ là hoàn toàn ổn vì trong giai đoạn này tỏi sẽ ít ảnh hưởng đến thai nhi hơn so với các tam cá nguyệt tiếp theo.
Trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, bà bầu ăn tỏi được không? Tỏi có thể dẫn đến hai tác dụng phụ chính là làm hạ huyết áp và làm loãng máu nếu dùng quá nhiều. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa nó vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tùy tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ cho bạn biết lượng tỏi mà bạn có thể ăn trong giai đoạn này.
Phụ nữ mang thai có thể ăn bao nhiêu tép tỏi?
Nói chung, mỗi ngày thai phụ ăn khoảng hai đến bốn tép tỏi tươi là an toàn. Liều lượng này tương đương với 600 đến 1.200mg chiết xuất tỏi. Trong thời kỳ mang thai, bạn cũng có thể sử dụng khoảng 0,03 đến 0,12ml tinh dầu tỏi sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các mẹ cũng có thể bổ sung tỏi ở dạng viên thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bất cứ loại thực phẩm chức năng nào trong thai kỳ.
Lợi ích của việc ăn tỏi khi mang thai

Cách trị chấy bằng tỏi
Ngoài những lưu ý kể trên thì tỏi có rất nhiều lợi ích, trong đó có một số lợi ích cực kỳ cần thiết khi mang thai. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của việc ăn tỏi mang lại.
1. Bà bầu ăn tỏi được không? Làm giảm nguy cơ tiền sản giật
Tiền sản giật hoặc huyết áp cao là một tình trạng có hại tiềm ẩn ảnh hưởng đến gần 1/10 phụ nữ mang thai. Tỏi làm giảm nguy cơ mắc tình trạng này và cả giảm nguy cơ huyết áp cao khi mang thai.
2. Tránh nguy cơ trẻ thiếu cân
Các nghiên cứu cho thấy rằng tỏi giúp cải thiện trọng lượng của những trẻ có nguy cơ sinh non. Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng chiết xuất tỏi sẽ giúp kích thích sự phát triển của tế bào nhau thai. Do đó bà bầu nhớ ăn tỏi nhé.
3. Giảm cholesterol và các vấn đề về tim
Hàm lượng allicin trong tỏi giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể và giữ chúng trong tầm kiểm soát. Hợp chất tương tự cũng giúp làm loãng máu, giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
4. Bà bầu ăn tỏi ngăn ngừa ung thư
Ăn tỏi thường xuyên có thể bảo vệ bạn chống lại một số tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết. Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI), tiêu thụ tỏi cùng với hành và hẹ có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày.
5. Tránh được cảm, cúm và nhiễm trùng
Tỏi có thể hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nó cũng giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả cảm lạnh và cúm.
6. Điều trị nhiễm trùng nấm
Allicin trong tỏi có đặc tính chống nấm, điều trị các bệnh nhiễm trùng nấm âm đạo khác nhau như nhiễm nấm Candida mãn tính và hội chứng mẫn cảm với nấm.

Bà bầu có ăn được cà pháo không? Bà bầu có ăn được cà pháo không? Bầu ăn cà muối được không? Cà pháo là món ăn rất “đưa cơm” của mỗi gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tin đồn lan truyền rằng bà bầu không nên ăn món ăn này. Vậy sự thật ra sao? Mời bạn cùng MarryBaby đi tìm lời giải đáp nhé! Không những đem tới cảm giác...
7. Ngăn ngừa nhiễm trùng da và miệng
Các đặc tính kháng khuẩn của tỏi rất hữu ích nên có thể bôi ngoài da và miệng để ngăn nhiễm trùng. Tuy nhiên, do nồng độ của tỏi khá mạnh nên cần được sử dụng cẩn thận vì nó có thể gây kích ứng hoặc bỏng da.
8. Bà bầu ăn tỏi ngăn ngừa rụng tóc
Tỏi có chứa một lượng lớn allicin, một hợp chất gốc lưu huỳnh. Nó giúp ngăn ngừa rụng tóc và cũng thúc đẩy sự phát triển của tóc con.
7. Bà bầu ăn tỏi được không? Ăn tỏi giảm mệt mỏi
Tỏi cũng được biết là làm giảm các trường hợp mệt mỏi ở phụ nữ mang thai. Ăn tỏi thậm chí có thể giúp giảm chóng mặt và cảm giác buồn nôn khi mang thai.
Tác dụng phụ tiềm ẩn của việc ăn tỏi khi mang thai
Mặc dù tỏi được coi là một loại thảo mộc lành mạnh, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể gây ra phản ứng tiêu cực nếu dùng quá nhiều. Dưới đây là một số tác dụng phụ mà thai phụ có thể gặp phải:
- Tỏi là một chất làm loãng máu tự nhiên. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều tỏi có thể dẫn đến chảy máu không kiểm soát được trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh nở, dù là sinh thường hay sinh mổ.
- Ăn tỏi quá nhiều có thể dẫn đến huyết áp thấp. Trong khi huyết áp thấp có thể có lợi cho phụ nữ bị tiền sản giật, song có thể có hại cho những người khác. Khi mang thai, huyết áp giảm do các mạch mở rộng trong vài tuần đầu tiên. Tuy nhiên, khi huyết áp giảm xuống mức nguy hiểm, nó có thể khiến cơ thể phụ nữ bị sốc và ngất xỉu.

Bà bầu ăn trứng gà đúng cách mới tốt Trứng gà là một món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bà bầu ăn trứng gà như thế nào là hợp lý để hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh tình trạng ăn quá ít hoặc quá nhiều?
- Tỏi có thể phản ứng tiêu cực với một số loại thuốc chống đông máu như insulin, cyclosporine, coumadin và saquinavir. Từ đó, nó có thể làm tăng việc giải phóng insulin và giảm lượng đường trong máu.
- Việc tiêu thụ nhiều tỏi cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ iốt và dẫn đến tình trạng suy giáp.
- Tiêu thụ quá nhiều tỏi có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến dạ dày. Trong trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Nhiều phụ nữ cho rằng ăn tỏi khi mang thai có thể gây sẩy thai. Tuy nhiên, điều này chỉ gây ảnh hưởng nếu thai phụ tiêu thụ với số lượng lớn tỏi. Do đó, với câu hỏi bà bầu ăn tỏi được không thì ăn được nhưng đừng ăn quá nhiều mẹ bầu nhé!
TÚ QUYÊN
-
Bà bầu ăn na có tốt hay không còn tùy cách ănBà bầu ăn na có tốt không? Câu trả lời sẽ là tốt nếu ăn đúng cách. Mãng cầu ta hay còn gọi là quả na được nhiều mẹ bầu lựa chọn trong thai kỳ bởi hương vị thơm, ngọt và lợi ích tuyệt vời với sức...
-
Ăn rau muống không đúng cách: Hại mẹ, thiệt con!Khá "quen mặt" trong nhiều bữa cơm gia đình của người Việt Nam, nhưng rau muống không hẳn là loại rau "lành tính" và phù hợp với tất cả mọi người. Nhưng bà bầu ăn rau muống được không?
-
Bà bầu có nên ăn dứa không và lời đồn… bí ẩnDứa tuy giàu vitamin nhưng lại chứa một lượng bromelain, chất có tác dụng gây co bóp tử cung. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng bà bầu ăn dứa có thể gây sảy thai nhưng thực tế thì sao? Vậy bà bầu...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
tỏi có nhiều chất tốt cho sức khỏe chúng ta lắm