của bé
Bà bầu có được ăn rau lang không? Bà bầu ăn rau lang có tốt không? Rau lang có tác dụng gì? Đó có lẽ là thắc mắc chung của các mẹ bầu. Mời các mẹ đọc tiếp nhé!
Nội dung bài viết
- Hàm lượng dinh dưỡng có trong rau khoai lang
- Rau lang có tác dụng gì? Các công dụng của rau lang mẹ bầu cần biết
- 1. Công dụng của rau lang phòng ngừa cao huyết áp
- 2. Phòng ngừa tiểu đường
- 3. Rau lang có tác dụng chống táo bón
- 4. Tác dụng của rau lang thanh nhiệt, giải độc
- Các món ngon từ rau khoai lang
- 1. Canh rau lang nấu tôm
- 2. Rau lang xào tỏi
- Bà bầu ăn rau lang cần lưu ý gì?
Một thứ rau dân dã, quen thuộc trong đời sống hàng ngày là rau lang được các bà nội trợ chế biến thành nhiều món ăn ngon. Thế nhưng bà bầu ăn rau lang được không? Câu hỏi này sẽ được MarryBaby giải đáp ngay sau đây. Bầu cùng tham khảo nhé!
Hàm lượng dinh dưỡng có trong rau khoai lang
Rau lang rất dễ trồng và được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn của người Việt. Không chỉ dồi dào chất xơ, rau lang còn chứa nhiều dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe. Cụ thể trung bình trong 100g rau lang sẽ có 0,3g chất béo; 7mg natri; 312mg kali; 1,9g chất xơ; 2,2g protein; 1,5mg vitamin C; 0,6mg sắt; 0,2mg vitamin B6; 48mg magie.
Vậy bà bầu 3 tháng đầu ăn rau lang được không và ăn như thế nào cho đúng cách? Câu trả lời là “Có”. Rau lang từ xưa đã được liệt kê vào hàng thực phẩm “vàng”, tốt cho thai kỳ với nhiều công dụng tuyệt vời.
Rau lang có tác dụng gì? Các công dụng của rau lang mẹ bầu cần biết

Tác dụng của rau lang là gì?
1. Công dụng của rau lang phòng ngừa cao huyết áp
Tăng huyết áp thai kỳ nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Theo đó, bà bầu có một chế độ ăn uống khoa học sẽ hạn chế được tình trạng cao huyết áp.
Trong khi rau lang lại có nguồn kali phong phú sẽ giúp thận hoạt động tốt, đào thải lượng muối qua đường nước tiểu hiệu quả và giúp huyết áp ở mức ổn định. Không những thế, ăn rau lang còn giúp mẹ bầu bớt buồn nôn trong những tháng đầu mang thai.
2. Phòng ngừa tiểu đường
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, tiểu đường thai kỳ còn tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, việc kiểm soát tình trạng tiểu đường thông qua chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng. Cụ thể, bầu có thể chế biến rau lang thành nhiều món ăn hàng ngày để giảm lượng đường huyết trong máu.
Thế nhưng có một điều cần lưu ý với những mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ là không nên ăn củ khoai lang. Bởi hàm lượng dinh dưỡng có trong loại củ này có chứa nhiều tinh bột, không có lợi cho bà bầu bị tiểu đường.

Bà bầu ăn mướp đắng: Lợi hay hại? Với một hương vị rất đặc trưng, mướp đắng không chỉ là thực phẩm được ưa chuộng mà còn được sử dụng rộng rãi khắp vùng Đông Nam Á như một vị thuốc. Nhưng với các bà bầu, liệu mướp đắng có phải là món ăn tuyệt hảo? Cùng cân đo lợi hại khi sử dụng loại quả này nào!
3. Rau lang có tác dụng chống táo bón
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu vẫn phải bổ sung sắt thường xuyên, nên việc táo bón là điều không thể tránh khỏi. Vậy trong trường hợp này, bà bầu ăn rau lang được không và có thể chống táo bón được không? Câu trả lời là có. Vì trong rau lang chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp mẹ bầu nhuận tràng và phòng ngừa chứng táo bón hiệu quả.
4. Tác dụng của rau lang thanh nhiệt, giải độc
Không chỉ phòng ngừa cao huyết áp, tiểu đường, chống táo bón, rau lang còn giúp mẹ bầu thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Chất diệp lục có trong rau lang giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể. Ngoài ra, chất xơ có trong rau lang còn tạo cảm giác no lâu, giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng thai kỳ.
Các món ngon từ rau khoai lang
Một thực phẩm vô cùng quen thuộc và cách chế biến rất đơn giản, vậy tại sao bầu không thử chế biến thành những món ngon dưới đây nhỉ?
1. Canh rau lang nấu tôm
Nguyên liệu
- 200g tôm
- 1 bó rau lang
- Hành khô
- Gia vị (muối, hạt nêm, hạt tiêu).
Cách làm
- Làm sạch tôm, rút chỉ đen trên thân tôm, sau đó rửa sạch và dùng cối giã thô tôm.
- Rau lang nhặt lấy cọng non, rửa sạch rồi thái nhỏ.
- Phi hành khô với dầu, cho tôm vào xào chín, nêm một ít muối. Đổ nước vào nồi, đun sôi.
- Cuối cùng cho rau lang vào nấu, nêm gia vị cho vừa ăn. Múc canh ra tô và rắc một ít hạt tiêu đã xay nhỏ.
2. Rau lang xào tỏi

Rau lang xào tỏi
Nếu đã chán với món rau lang luộc, sao mẹ không thử đổi vị cho cả nhà bằng món rau lang xào tỏi nhỉ?
Nguyên liệu:
- Ngọn rau lang
- Tỏi băm
- Gia vị
Cách làm:
- Ngọn rau lang rửa sạch, để ráo nước. Đun nước sôi, chần rau chín tái rồi vớt ra.
- Đặt chảo lên bếp, phi thơm tỏi băm với một chút dầu ăn.
- Cho rau lang vào xào, nêm gia vị cho vừa miệng.
Bà bầu ăn rau lang cần lưu ý gì?
Ngoài câu hỏi bà bầu ăn rau khoai lang được không thì vấn đề bà bầu cần lưu ý những gì khi ăn rau lang cũng được nhiều người quan tâm.
- Là một loại rau dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng, nhưng không vì thế mà mẹ bầu ăn quá nhiều. Lý do là vì rau lang chứa nhiều hàm lượng canxi, nếu ăn quá nhiều có thể gây sỏi thận.
- Đặc biệt, bà bầu tuyệt đối không ăn rau lang hoặc củ khoai lang lúc bụng quá đói. Bởi lúc này dễ gây tăng tiết dịch vị, gây ra hiện tượng ợ chua, nóng ruột, đầy bụng.
Hy vọng những thông tin đã chia sẻ trên đây về việc bà bầu ăn rau lang được không đã giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn phần nào. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và đừng quên ghé MarryBaby mỗi ngày để cập nhật những thông tin hữu ích về sức khỏe nhé!
Thúy Tâm
-
Bà bầu ăn na có tốt hay không còn tùy cách ănBà bầu ăn na có tốt không? Câu trả lời sẽ là tốt nếu ăn đúng cách. Mãng cầu ta hay còn gọi là quả na được nhiều mẹ bầu lựa chọn trong thai kỳ bởi hương vị thơm, ngọt và lợi ích tuyệt vời với sức...
-
5 tác dụng của quả dâu tằm với mẹ bầu và các lợi ích với trẻ nhỏQuả dâu tằm có nhiều giá trị dinh dưỡng nên thường được khuyến khích đưa vào chế độ ăn uống thường ngày. Đặc biệt nếu người dùng biết sử dụng hợp lý, tác dụng của quả dâu tằm với mẹ bầu và trẻ nhỏ...
-
Bà bầu ăn bưởi có tốt không?Công dụng của bưởi với sức khỏe không có gì phải bàn cãi, nhưng với bà bầu thì sao? Liệu bà bầu ăn bưởi có tốt không? Đâu là những lợi ích bưởi đem lại cho bà bầu?
-
3 thời điểm bà bầu ăn bơ giúp ngừa dị tật thai nhiBà bầu ăn bơ đúng mùa không chỉ lợi về giá cả mà còn tránh được dư lượng hóa chất bảo quản. Bơ giàu chất béo nhưng điều tuyệt vời nhất nếu biết cách ăn còn có thể giúp giảm cân lành mạnh cho bầu...
-
Bà bầu ăn hồng: Lợi hay hại còn tùy vào cách ăn!Giống như tất cả các loại trái cây khác, hồng giàu chất xơ và nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, bà bầu ăn hồng được không, bà bầu ăn hồng giòn được không? Nếu ăn sai cách,...
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
ăn rau lang khá mát các mẹ có thể ăn cho cơ thể được relax nhé