Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thu Hoàng
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/01/2021

Bà bầu ăn lá giang được không? 3 lợi ích tuyệt vời cho bầu

Bà bầu ăn lá giang được không? 3 lợi ích tuyệt vời cho bầu
Lá giang có lợi ích gì? Bà bầu ăn lá giang được không? Khi ăn cần lưu ý những gì? MarryBaby sẽ giải thích cho mẹ! Đọc ngay nhé!
Bà bầu ăn lá giang được không
Bà bầu ăn lá giang được không?

Những món ăn có vị thanh thanh chua luôn là món ưa thích của chị em phụ nữ, đặc biệt là bà bầu. Lá giang thì sao? Bà bầu ăn lá giang được không?

Lá giang, còn gọi là lá lồm, là một loại lá lành tính, thích hợp để nấu các món canh chua. Loại lá này phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia…

Thành phần dinh dưỡng của lá giang

100g lá giang gồm có:

  • Nước: 85,3g nước
  • Protein: 3,5g
  • Glucid: 3,5g
  • Carotein: 0,6mg
  • Vitamin C: 26mg

Bà bầu ăn lá giang được không? Lợi ích khi mẹ bầu ăn lá giang là gì?

Bà bầu ăn lá giang được không

Sau đây là những lợi ích của lá giang đối với bà bầu:

♦ Kích thích vị giác, giảm cảm giác chán ăn ở bà bầu

Thời gian mang thai, bà bầu thường hay bị nghén, kén ăn. Lá giang có vị chua, dễ ăn, không ngán nên kích thích vị giác rất tốt, giúp mẹ bầu ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn.

♦ Thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn

Lá giang mát, lành tính, có chứa một lượng lớn saponin tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn. Ngoài ra, chất saponin có tính kháng sinh (với các chủng khuẩn Salmonella typhi và Klebsiella) còn có tác dụng bảo vệ cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong thai kỳ.

♦ Giải độc, lợi tiểu

Thân lá giang có tác dụng giải độc, lợi tiểu, chữa sỏi tiết niệu, viêm thận mạn tính, giúp mẹ hạn chế được những biến chứng thai kỳ.

Bên cạnh đó, lá giang còn có công dụng chữa chứng ăn uống không tiêu, đầy bụng, chướng hơi, đau dạ dày, đau nhức xương khớp…

Bà bầu ăn lá giang được không? Với rất nhiều lợi ích trên, bà bầu ăn được lá giang mẹ nhé. Mẹ bầu có thể chế biến các món ăn theo gợi ý sau để bổ sung vào thực đơn, giúp tăng dưỡng chất cho hai mẹ con và ăn ngon miệng hơn.

Các món ăn nấu với lá giang cho mẹ bầu

món ngon từ lá giang

1. Cách nấu canh lá giang cá khoai

Cá khoai tính bình, vị ngọt, chứa nhiều chất đạm, chất xơ…

Nguyên liệu

  • 1kg cá khoai
  • 150g tôm nõn bóc vỏ
  • 1 bó lá giang
  • 2 quả cà chua
  • Rau thơm: hành tím băm nhỏ, 1 mớ thì là, 3 quả ớt cay
  • Gia vị: nước mắm, hạt nêm, muối, tiêu

Hướng dẫn nấu canh lá giang cá khoai

  • Cá khoai làm sạch, bỏ phần đầu và vây, cắt làm đôi. Ướp cá với chút nước mắm, tiêu và để 30 phút cho cá ngấm gia vị.
  • Tôm nõn rửa sạch, băm nhỏ.
  • Lá giang rửa sạch, vò nát. Cà chua rửa sạch, bỏ cuống, bổ múi cau.
  • Phi thơm hành tím với dầu ăn rồi cho cà chua vào xào chín. Tiếp đến cho tôm nõn đã băm nhỏ vào xào săn.
  • Đổ nước sôi vào nồi với lượng vừa ăn, nêm nếm gia vị.
  • Cho lá giang đã vò nát vào nồi, đun cho tới khi nước sôi và lá giang chuyển sang màu vàng thì cho tiếp cá khoai đã ướp gia vị vào.
  • Đun canh cá khoai trong 10 phút, sau đó thêm hành lá, thì là, ớt (nếu bạn ăn được cay) và tắt bếp. Mẹ lưu ý cá khoai rất nhanh nhừ, nên không được đun lâu và trong quá trình nấu không được dùng đũa đảo cá.
  • Múc canh cá khoai ra bát, thưởng thức cùng rau sống và nước mắm ớt.

2. Cách nấu canh lá giang thịt bò

Cách nấu canh lá giang thịt bò

Bà bầu ăn lá giang được không? Mẹ nên nấu canh thịt bò lá giang vì chúng vừa bổ dưỡng vừa dễ ăn. Vị ngọt của thịt bò kết hợp với vị chua của lá giang chắc chắn sẽ khiến mẹ bầu thích thú.

Nguyên liệu

  • 100g thịt thăn bò
  • 2 quả cà chua
  • 1 bó lá giang non
  • Hành lá
  • Gia vị: nước mắm, tiêu, mì chính…

Hướng dẫn cách nấu canh lá giang thịt bò

  • Thịt bò rửa sạch, thái miếng mỏng, ướp chút dầu ăn, mắm, tiêu, mì chính và trộn đều cho ngấm.
  • Lá giang nhặt phần non, bỏ phần già úa và rửa sạch, vò nát.
  • Phi thơm hành tím với dầu ăn trong nồi, cho thịt bò vào xào tái với lửa lớn, trút riêng ra đĩa.
  • Tiếp tục xào sơ cà chua, đổ nước vào nấu sôi. Khi nước đã sôi, thêm lá giang vào, nêm nếm gia vị. Bạn đun cho tới khi nước sôi, lá giang chuyển màu vàng thì cho thịt bò vào, đun sôi lại và tắt bếp.
  • Múc canh thịt bò lá giang ra bát, thêm hành lá và ăn nóng.

3. Cách nấu canh thịt gà lá giang

Cách nấu canh thịt gà lá giang

Thịt gà lá giang là món dễ nấu, được nhiều người yêu thích. Mẹ bầu có thể nấu món này theo cách sau:

Nguyên liệu

  • 500g thịt gà tươi
  • 1 bó lá giang non
  • 1 quả ớt (có thể bỏ vì mẹ bầu không nên ăn cay)
  • 2 tép tỏi
  • 1 bó mùi tàu
  • Gia vị: nước mắm, muối, dầu ăn, tiêu, hạt nêm

Hướng dẫn cách nấu canh thịt gà lá giang

  • Thịt gà xát muối phần da, rửa sạch, để ráo. Chặt thành từng miếng vừa ăn, ướp gia vị 30 phút cho ngấm.
  • Lá giang nhặt lấy phần non, rửa sạch, vò giập.
  • Phi thơm tỏi với dầu ăn. Đổ gà vào xào săn với lửa lớn. Đảo thật đều tay để gà được chín đều.
  • Cho lá giang vào đảo sơ và thêm một lượng nước vừa ăn.
  • Đậy vung nồi canh gà lại, đun tới khi gà sôi, bạn giảm nhỏ lửa. Đun liu riu từ 5-10 phút (tùy gà già hay non).
  • Tắt bếp, múc canh ra bát, ăn nóng.

4. Cách nấu canh cá lóc lá giang

Cách nấu canh cá lóc lá giang

Bà bầu ăn lá giang được không? Canh cá lóc lá giang rất tốt cho mẹ bầu, mẹ có thể bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng bầu bí của mình nhé.

Nguyên liệu

  • 500g cá lóc
  • 50g lá giang non
  • 2 quả cà chua chín
  • Tỏi, hành tím, sả băm: mỗi loại 1 thìa
  • Rau thơm: rau om, ngò gai
  • Gia vị: mắm, muối, mì chính (bột ngọt), tiêu…

Hướng dẫn nấu canh cá lóc lá giang

  • Cá lóc làm sạch vảy, dùng muối và rượu sát qua để khử mùi tanh, cắt khúc vừa ăn. Ướp cá với 1 thìa nước mắm, 1/2 thìa mì chính, một 1 ít tiêu.
  • Cà chua rửa sạch, thái múi cau.
  • Lá giang nhặt phần non, rửa sạch rồi vò nát.
  • Các loại rau thơm nhặt và rửa sạch, thái nhỏ.
  • Phi thơm tỏi, sả, hành tím với dầu ăn. Cho cá lóc vào xào săn. Cho cà chua vào xào sơ.
  • Thêm lượng nước xâm xấp mặt cá, đun sôi và nêm gia vị cho vừa ăn.
  • Khi cá đã chín mềm, cho lá giang vào đun tới khi lá giang chuyển màu vàng là lúc cá đã ngấm vị chua.
  • Thêm rau thơm vào, đun sôi lại và tắt bếp.
  • Múc canh lá giang cá lóc ra bát thưởng thức nóng.

Mẹ có thể thay thế cá lóc bằng cá chuồn, cá diêu hồng… cách nấu tương tự như cá lóc nhé.

Lưu ý khi chế biến món ăn từ lá giang cho mẹ bầu

Tuyệt đối không sử dụng nồi nhôm để nấu lá giang vì chất chua có thể làm mòn nhôm, gây ngộ độc. Mẹ nên sử dụng nồi inox hoặc các loại nồi tráng men không rỉ.

  • Trước khi ăn lá giang, cần rửa thật sạch để tránh thuốc trừ sâu.
  • Không ăn lá giang khi bụng yếu, dễ tiêu chảy.
  • Mẹ bầu có thể dùng lá giang trong suốt thai kỳ, nhưng nên dùng với lượng vừa phải (1-2 lần/tuần).

MarryBaby đã giúp mẹ trả lời câu hỏi bà bầu ăn lá giang được không. Chúc mẹ nấu thành công các món ăn từ lá giang để đổi bữa cho mình và người thân nhé!

Thương Hà

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x