của bé
Đu đủ nổi tiếng với vị ngọt mát, giàu vitamin C và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, mọi người thường kháo nhau rằng đu đủ xanh không tốt cho bà bầu. Thực hư là như thế nào? Bà bầu có nên ăn đu đủ xanh? Bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không?
Nội dung bài viết
- Vì sao bà bầu không nên ăn đu đủ xanh?
- 1. Đu đủ chưa chín có thể gây sảy thai, sinh non
- 2. Bà bầu có nên ăn đu đủ xanh? Đu đủ xanh có thể gây quái thai
- 3. Đu đủ xanh gây xuất huyết
- 4. Bà bầu ăn đu đủ xanh khiến mẹ bầu phù nề
- 5. Bà bầu ăn đu đủ xanh có thể bị dị ứng với nhựa (mủ) đu đủ
- Bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không?
- Các loại hoa quả mẹ bầu nên hạn chế ăn

Bà bầu ăn đu đủ xanh có thể gây sảy thai
Vì sao bà bầu không nên ăn đu đủ xanh?
Theo các nghiên cứu, bà bầu không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ chín hườm (chưa chín hẳn), bởi vì các nguyên nhân sau:
1. Đu đủ chưa chín có thể gây sảy thai, sinh non
Đu đủ chưa chín chứa rất nhiều mủ (latex). Trong mủ này chứa hỗn hợp papain, endopeptidases và chymopapain. Một trong những tác dụng phụ của papain là nó có thể kích thích sinh sớm. Bởi vì cơ thể nhầm lẫn papain với prostaglandin, một nhóm hợp chất chuyên thực hiện chức năng này.
2. Bà bầu có nên ăn đu đủ xanh? Đu đủ xanh có thể gây quái thai
Papain và chymopapain trong nhựa đu đủ là 2 chất có thể gây quái thai.
3. Đu đủ xanh gây xuất huyết
Papain có thể làm yếu các màng bọc then chốt đóng vai trò nâng đỡ bào thai. Chất này còn làm chậm sự phát triển của tế bào và các mô thai, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.
4. Bà bầu ăn đu đủ xanh khiến mẹ bầu phù nề

Bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không? Mẹ có thể bị dị ứng với nhựa đu đủ
Đu đủ chưa chín có thể gây phù nề. Sự tích trữ dịch trong cơ thể sẽ gây áp lực lên mạch máu, làm chậm quá trình tuần hoàn máu, có thể dẫn tới xuất huyết và ảnh hưởng tới phôi thai.
Papain còn làm tăng nhiệt độ cơ thể, dễ khiến mẹ bầu bị chảy máu và nhau thai bị xuất huyết.
5. Bà bầu ăn đu đủ xanh có thể bị dị ứng với nhựa (mủ) đu đủ
Một số bà bầu có thể bị dị ứng với nhựa từ quả đu đủ. Triệu chứng dị ứng bao gồm chảy nước mũi, sưng miệng và ngứa ngáy. Nặng hơn, bà bầu có thể bị khó thở và sốc phản vệ.
Bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không?
Kể cả khi đu đủ xanh và đu đủ hườm đã được nấu chín thì bà bầu cũng không nên ăn.
Tóm lại, mẹ bầu nên tránh các món ăn chứa đu đủ xanh và đu đủ hườm, chẳng hạn các món nộm gỏi (gỏi đu đủ ba khía, gỏi đu đủ bò), các món cuốn thịt, xào, canh… Bạn cũng không nên nuốt hạt đu đủ hoặc uống sinh tố chứa hạt đu đủ hay ăn canh đu đủ xanh.
Các mẹ hiếm muộn, phải khó khăn lắm mới mang thai, từng sảy thai, nạo phá thai, sinh non… thì càng không nên ăn đu đủ chưa chín.

Bạn nên tránh các món nộm đu đủ xanh nhé
Các loại hoa quả mẹ bầu nên hạn chế ăn
Các loại quả sau nên ăn liều lượng vừa phải, ăn nhiều sẽ không tốt cho mẹ bầu:
1. Quả nho
Một số chuyên gia nói rằng mẹ bầu có thể ăn nho, một số khác lại khuyên mẹ bầu không nên ăn. Nguyên nhân là vì lớp vỏ quả nho chứa rất nhiều hợp chất resveratrol. Hợp chất này là một dưỡng chất tốt cho người thường, nhưng có thể gây độc hại với bà bầu.
Khi mang thai, phụ nữ thường rơi vào tình trạng mất cân bằng hormone và resveratrol có thể phản ứng với sự mất cân bằng này, khiến tuyến tụy của thai nhi phát triển bất thường. Tuyến tụy rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng glucose trong máu. Tuyến tụy bất thường có thể khiến thai nhi bị tiểu đường.
Bên cạnh đó, thuốc trừ sâu có thể còn bám trên quả nho và rất khó để rửa sạch. Thuốc trừ sâu có thể gây dị tật thai nhi. Vỏ quả nho có thể gây táo bón vì rất khó tiêu hóa. Ăn nho nhiều gây nóng trong người, hại cả mẹ lẫn con.

Khi mang thai, mẹ bầu không nên ăn một loại quả quá nhiều
2. Quả dứa (thơm)
Quả dứa chứa bromelain, một loại protein giúp phân giải protein. Nhưng một tác dụng phụ của bromelain là có thể làm mềm cổ tử cung, dẫn tới khả năng sinh sớm.
Nghiên cứu cho thấy các viên uống bromelain có thể gây chảy máu âm đạo bất thường.
Tuy nhiên, tin mừng là bà bầu phải ăn một khối lượng cực lớn từ 7-10 quả dứa thì mới có nguy cơ sinh non. Tóm lại là mẹ bầu ăn vài lát dứa thì không sao, nhưng tính chất axit của dứa có thể gây ợ nóng, trào ngược dạ dày, thậm chí tiêu chảy nếu mẹ ăn hơi nhiều.
3. Dưa hấu
Dưa hấu nếu ăn nhiều có thể khiến glucose máu tăng. Tính chất lợi tiểu của dưa hấu cũng có thể đẩy hết dưỡng chất thiết yếu ra ngoài. Hơn nữa dưa hấu có tính hàn, không thích hợp với phụ nữ mang thai.

Bà bầu ăn mắm được không? Những loại mắm vô cùng đa dạng về hương vị là một trong những phần không thể thiếu của các món cuốn, món luộc. Nhưng liệu đây có phải là món ăn tốt cho các mẹ bầu? Bầu ăn bún mắm được không? Bầu ăn mắm nêm được không? Bà bầu ăn mắm được không? Cùng giải đáp các câu hỏi quanh món mắm nhé mẹ.
4. Quả me
Quả me chứa rất nhiều vitamin C, có thể ức chế quá trình sản xuất progesterone trong cơ thể. Thiếu hụt progesterone có thể gây sảy thai, sinh non, phá hủy tế bào của phôi thai.
5. Bà bầu bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ không nên ăn chuối
Chuối chứa chitinase, một chất giống latex có tính chất gây dị ứng, làm tăng nhiệt cơ thể. Do đó bà bầu bị dị ứng chitinase thì không nên ăn chuối. Quả này cũng chứa rất nhiều đường, bà bầu bị tiểu đường nên tránh xa.
6. Táo tàu

Cam, táo an toàn cho phụ nữ mang thai
Táo tàu làm tăng thân nhiệt, có thể gây co thắt tử cung. Do đó bạn chỉ nên ăn 1-2 quả mỗi ngày.
Các loại quả an toàn cho phụ nữ mang thai bao gồm, táo, lê, lựu, xoài, cam, bơ, ổi… Tuy nhiên, một lần nữa, bà bầu chỉ nên ăn vừa phải và chia làm nhiều lần trong ngày.
Đu đủ chưa chín không tốt cho phụ nữ mang thai, nhưng đu đủ chín thì hoàn toàn ngược lại vì lúc này mủ latex hầu như không còn. Đu đủ chín chứa nhiều dưỡng chất quan trọng với bà bầu như folate, chất xơ, choline, beta-caroten, kali, vitamin A, C và các vitamin nhóm B. Do đó mẹ đừng ngại bổ sung đu đủ chín vào các bữa ăn dặm nhé.
Hy vọng các thông tin trên đã giúp mẹ không còn lăn tăn với các câu hỏi: Bà bầu có nên ăn đu đủ xanh, bà bầu ăn đu đủ xanh nấu chín được không.
Xuân Thảo
Nguồn: https://www.anmum.com/ph/en/pregnancy/nutrition/fruits-to-avoid-during-pregnancy-first-trimester
https://www.momjunction.com/articles/papaya-pregnancy-weighing-benefits-risks_00305/
https://parenting.firstcry.com/articles/10-fruits-not-eat-pregnancy/
-
Ăn rau muống không đúng cách: Hại mẹ, thiệt con!Khá "quen mặt" trong nhiều bữa cơm gia đình của người Việt Nam, nhưng rau muống không hẳn là loại rau "lành tính" và phù hợp với tất cả mọi người. Nhưng bà bầu ăn rau muống được không?
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
mình cũng hay ăn vì hay bị cồn ruột