Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 03/11/2020

5 kinh nghiệm mang thai cần nhớ

5 kinh nghiệm mang thai cần nhớ
Băn khoăn lo lắng trong lần đầu mang thai, rất nhiều chị em chủ động lên mạng tìm hiểu thông tin hoặc hỏi han kinh nghiệm mang thai từ những người đi trước. Nhưng liệu những thông tin này có đúng?

Mang thai là một trong những trải nghiệm tuyệt vời của chị em phụ nữ. Ngoài cảm giác hạnh phúc, nhiều mẹ còn cảm thấy đặc biệt lo lắng cho sự phát triển và sức khỏe của em bé trong bụng. Làm thế nào để có một thai kỳ hoàn hảo? Kinh nghiệm mang thai nào mẹ cần trang bị cho mình? Cập nhật ngay trong bài viết sau đây mẹ nhé!

Kinh nghiệm mang thai
Bầu đã trang bị đủ thông tin cần thiết?

Các kinh nghiệm mang thai cần nhớ

1. Ăn đúng, ăn đủ

Chưa thể tự bổ sung chất dinh dưỡng cho mình, bé cưng chủ yếu phát triển nhờ vào lượng chất dinh dưỡng mẹ “nạp” vào cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, nếu mẹ bầu ăn không đúng, bé cưng rất dễ bị ảnh hưởng.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong thời gian mang thai, bầu nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, nhất là vitamin và các loại khoáng chất. Đặc biệt, trong từng giai đoạn của thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu sẽ có xu hướng thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của bé. Chẳng hạn, trong 3 tháng đầu, bà bầu cần đặc biệt bổ sung axit folic và vitamin B12 để ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Trong khi đó, 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng sẽ xoay quanh các thực phẩm giàu canxi và sắt. Thực phẩm giàu chất béo cũng rất quan trọng trong thai kỳ, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển các tế bào não, giúp thai nhi phát triển trí thông minh ngay từ trong bụng mẹ.

2. Áp dụng kinh nghiệm có chọn lọc

Chỉ xoay quanh chuyện ăn uống hàng ngày, bầu cũng đã được “chỉ giáo” rất nhiều từ nhiều nguồn xung quanh. Bà bầu ăn trứng ngỗng giúp con thông minh, uống nước dừa khi mang thai để da bé trắng hồng, ăn lựu cho má lúm… Rất nhiều những kinh nghiệm mang thai được các mẹ “rỉ tai” nhau qua nhiều thế hệ.

Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng đúng đâu mẹ nhé! Trứng ngỗng tuy to nhưng lại không dinh dưỡng bằng trứng gà, nước dừa tốt cho bà bầu nhưng lại không có ảnh hưởng trực tiếp đến làn da mong manh của con. Vì vậy, trước khi quyết định làm theo một “bí kíp” nào, tốt nhất, bầu nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia.

3. “Chạy đua” cân nặng trong thai kỳ

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, trong 9 tháng mang thai, mẹ bầu có thể tăng thêm từ 10-12 kg để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, việc tăng cân của bầu không phải yếu tố quyết định ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Chính khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng từ mẹ sang con mới là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến bé. Vì vậy, việc ăn nhiều, ăn “ráng” trong thời gian mang thai là không cần thiết. Miễn bé cưng vẫn đang phát triển theo đúng tiến độ, mẹ không cần quá lo lắng đâu nhé!

4. Bé cưng có đang phát triển đúng chuẩn?

Mỗi thai nhi là một cá thể riêng biệt, vì vậy, tốc độ phát triển của bé cũng ít nhiều có sự khác nhau. Tuy nhiên, vẫn luôn có một “chuẩn” nhất định để mẹ có thể đo xem liệu tiến độ của bé có đang phù hợp. Hơn nữa, nắm được chiều cao và cân nặng của thai nhi, mẹ bầu có thể chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lịch sinh hoạt và luyện tập sao cho phù hợp nhất.

5. Bớt lo lắng đi!

Trong thời gian mang thai, tùy theo sức khỏe và cơ địa từng người, mẹ có thể phải “đón nhận” rất nhiều triệu chứng, và không phải triệu chứng nào cũng giống nhau. Có bầu thường xuyên chảy máu cam nhưng cũng có người gặp vấn đề với chứng co giãn tĩnh mạch. Triệu chứng cô bạn đồng nghiệp của bạn đang gặp phải chưa chắc sẽ xảy ra với bạn. Ngược lại, có trường hợp nhẹ nhàng với người này nhưng lại nguy hiểm với người kia.

Vì vậy, để đảm bảo, bầu nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi gặp phải những vấn đề bất thường trong thai kỳ. Tránh lo lắng thái quá nhưng cũng không nên quá chủ quan, coi thường các dấu hiệu.

Bật mí những kinh nghiệm mang thai nhỏ mà hữu ích

Kinh nghiệm mang thai

1/ Thuốc chống buồn nôn: Nếu bạn bị ốm nghén nặng, đừng ngại nhờ bác sĩ kê cho bạn những liều thuốc chống buồn nôn khi cần thiết để cảm thấy dễ chịu hơn.

2/ Tận hưởng nhiều hơn: Giữ tinh thần thoải mái là một trong những kinh nghiệm mang thai quan trọng nhất. Bạn hãy dẹp bỏ những lo lắng và tận hưởng thời gian mình được nuông chiều nhiều nhất này nhé.

3/ Không đặt nặng chuyện ăn uống: Đừng có quá coi trọng việc phải ăn uống cho hai người trong ba tháng đầu tiên. Nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi lúc này không cao.

4/ Ứng phó với những lời bình phẩm không thiện ý: Khi mang thai, bạn trở nên khá nhạy cảm, dễ tủi thân. Vì vậy, một trong những kinh nghiệm mang thai cần thiết nhất là hãy chuẩn bị tinh thần trước những lời bình phẩm từ những người xa lạ. Đôi khi, bạn sẽ thấy họ vô duyên lắm đấy.

5/ Dũng cảm để đi qua ba tháng đầu: Những tháng đầu tiên thường là thời gian khó khăn nhất đối với phụ nữ mang thai. Lượng hormone thay đổi đến chóng mặt không chỉ khiến tâm trạng bạn lên xuống thất thường mà còn gây ra tình trạng ốm nghén vô cùng mệt mỏi.

6/ Cố gắng ngủ thật nhiều: Bởi việc nghỉ ngơi rất tốt cho bà bầu, và bạn cũng không thể ngủ ngon trong những tháng cuối và sau khi bé ra đời đâu. Hãy tranh thủ ngủ những giấc dài khi bạn còn có thể.

7/ Mua một vài chiếc quần jeans bầu: Quần jeans cho bà bầu là một lựa chọn thông minh để bạn trông thật gọn gàng, năng động mà vẫn thoải mái vì được nâng đỡ tốt phần bụng và lưng.

8/ Đừng căng thẳng: Đa số trường hợp mang thai đều đến đích một cách trọn vẹn, và bạn hãy tin tưởng rằng mình nằm trong số đông này nhé.

9/ Tập thể dục khi mang thai: Tập thể dục đúng cách khi mang thai giúp bạn giảm mệt mỏi, mất ngủ, phù nề và dễ sinh hơn. Sức khỏe tốt cũng giúp bạn dễ hồi phục sau khi sinh.

10/ Ở bên ông xã nhiều hơn: Sự gắn bó trong thai kỳ là điều cần thiết để bắt đầu gắn kết các ông bố với con cái.

11/ Chia sẻ công việc: Đừng cố chứng tỏ rằng bạn có thể làm mọi thứ khi mang thai. Nếu đồng nghiệp sẵn lòng chia sẻ và giúp đỡ, hãy sẵn lòng đón nhận.

12/ Ăn uống có chừng mực: Bạn không nên thỏa mãn cảm giác thèm ăn của mình bằng mọi món trong tầm mắt. Hãy đảm bảo mình ăn đúng và đủ để bé phát triển tốt nhưng mẹ không bị thừa cân.

13/ Chọn chất liệu vải mềm và thoáng: Khi mua trang phục bầu, hãy chọn lựa những loại vải mịn, mát để luôn thấy dễ chịu.

14/ Tiết kiệm chi tiêu: Đừng quên áp dụng kinh nghiệm mang thai này nhé. Bạn không lường trước được mình sẽ tốn kém bao nhiêu cho một đứa trẻ đâu.

15/ Chụp nhiều hình bầu: Ghi lại những khoảnh khắc vui nhộn, xinh đẹp, mệt mỏi hay bất cứ thứ gì bạn cảm thấy ý nghĩa trong thai kỳ của mình. Chắc chắn sau này bạn sẽ rất xúc động khi xem lại đấy.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x