Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/09/2016

Từ A - Z triệu chứng khi mang thai khó ưa

Từ A - Z triệu chứng khi mang thai khó ưa
Đa phần những triệu chứng khi mang thai bạn gặp phải đều khá bình thường. Tuy nhiên nếu không hiểu và tìm cách khắc phục sớm, tình trạng trở nên trầm trọng hơn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi

1/ Bệnh trĩ

Tử cung phát triển gây áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu và tĩnh mạch chủ dưới. Điều này có thể làm chậm sự tuần hoàn máu từ nửa dưới cơ thể, tăng áp lực lên các tĩnh mạch dưới tử cung và làm tử cung sưng lên dẫn đến nguy cơ bị trĩ cao hơn.

Táo bón, triệu chứng khi mang thai phổ biến, cũng là “thủ phạm” gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Ngoài ra, sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai hây ra tình trạng sưng ở các thành tĩnh mạch. Progesterone làm chậm nhu động ruột và gây táo bón.

2/ Chuột rút

Cơ chân mệt mỏi vì phải “gánh” trọng lượng của toàn cơ thể là nguyên nhân phổ biến gây chuột rút khi mang thai.Tử cung mở rộng làm tăng áp lực lên các mạch máu, đưa máu từ chân đến tim và dây thần kinh từ tủy sống đến chân. Chuột rút có thể bắt đầu từ tháng thứ ba của thai kỳ và ngày càng tồi tệ hơn khi thai nhi phát triển và bụng mẹ to dần. Tình trạng này thậm chí xảy ra cả ngày lẫn đêm. Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung magiê và canxi trước khi sinh có thể giúp phụ nữ tránh tình trạng chuột rút.

3/ Đau tức ngực

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sản sinh nhiều nội tiết tố progesterone và estrogen làm ngực bắt đầu phát triển, to dần đều. Lượng máu lưu thông tăng lên, các lớp mỡ ở ngực dày lên, núi đôi cũng bắt đầu phát triển các tuyến sữa. Sự thay đổi khá dồn dập này gây ra một loạt tác dụng phụ lên thể chất của mẹ bầu, bao gồm cảm giác đau, ngứa, sưng. Cảm giác đau tức ngực có thể biến mất vào tam cá nguyệt cuối, nhưng rất có thể sẽ quay lại vào giai đoạn sau sinh.

4/ Đường/Vệt nâu giữa bụng

Trên thực tế, mỗi người phụ nữ đều có sẵn một đường màu nâu ở bụng dưới hay còn gọi là linea nigra. Khi mang thai, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều melanin hay sắc tố hơn, làm đường linea nigra trở nên sẫm màu. Lượng sắc tố tăng đột ngột, cơ thể còn chứng kiến một vài thay đổi như xuất hiện vết thâm nám trên mặt hoặc da quanh vùng đầu vú.

5/ Lợi viêm

Hiện tượng sưng nướu khi mang thai là biểu hiện của một số vấn đề răng miệng như viêm nướu, viêm quanh chóp răng, viêm chân răng… Nguyên nhân của hiện tượng này chính là do các vi khuẩn hiện diện trong mảng bám tác động đến nướu gây nên khi bạn vệ sinh răng miệng không đúng cách. Sưng nướu gây khó khăn trong việc nhai, gây nên tình trạng ê nhức kéo dài, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm nha chu, mất răng hoặc viêm xương ổ răng rất nguy hiểm. Mẹ bầu bị sưng nướu sẽ có nguy cơ sinh non hoặc sinh con thiếu cân nặng khá cao.

6/ Mũi chảy máu cam

Khoảng 20% phụ nữ mang thai bị chảy máu cam trong thai kỳ của mình, nhất là trong tam cá nguyệt thứ hai. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khi mang thai làm các mạch máu mở rộng, dễ bị phá vỡ và gây chảy máu nhanh hơn bình thường.

Chảy máu cam khi mang thai
Không quá phổ biến, triệu chứng này xảy ra với khoảng 20% phụ nữ mang thai

7/ Mọc lông/tóc

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai chính là nguyên nhân lảm lông, tóc mẹ bầu thường có xu hướng mọc nhanh, nhiều hơn. Tóc mọc nhiều, đen, mượt là tín hiệu tốt nhưng đừng quá sốc khi nhìn mình trong gương và phát hiện ria mép mọc nhiều. Bạn có thể yên tâm là sau sinh nở, hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất.

8/ Ngứa đầu ti

Tương tự như vùng kín, “núi đôi” cũng là bộ phận rất nhạy cảm trong thai kỳ. Bầu có thể thường xuyên phải đối mặt với những triệu chứng như ngứa ngáy, đau nhức hay tiết sữa… Để giảm hiện tượng này, bạn nên giữ ẩm cho bầu ngực bằng các loại dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu ô-liu hoặc các loại kem dưỡng ẩm an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

9/ Rò rỉ sữa

Tuy không quá phổ biến nhưng một số mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng rò rỉ sữa non ngay khi đang bầu bí. Để tránh đỏ mặt vì ướt áo, mẹ nên mang theo bên mình những miếng lót thấm sữa hoặc trang bị thêm những chiếc áo lót có miếng thấm hút sữa dành riêng cho mẹ bầu.

10/ Són tiểu

Vùng cơ đáy xương chậu bị căng ra do phải nâng đỡ bụng bầu và trọng lượng mỗi ngày một lớn của thai nhi. Các cơ xương đáy chậu thay đổi khi xuất hiện áp lực tác động lên bụng bầu như khi ho hoặc cúi xuống, làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Kết quả sẽ làm vài giọt nước tiểu bị thoát ra ngoài một cách không thể kiểm soát.

Tình trạng này thường tập trung vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Nhiều bà bầu thường nhầm lẫn hiện tượng rò ối sớm với són tiểu. Phân biệt như sau: Nước ối thường ra chậm hơn nước tiểu và đi kèm những cơn gò tử cung, màu của nước ối thường rất trong không mùi. Nước tiểu có thể có màu trong hoặc có màu vàng rơm nhưng có mùi đặc biệt.

11/ Suy giãn tĩnh mạch

Triệu chứng khi mang thai này xảy ra với trên 55% mẹ bầu. Suy giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến tất cả tĩnh mạch trong cơ thể bạn, nhiều nhất ở âm hộ, trực tràng và chân. Khi mang thai, cơ thể tăng khối lượng máu nhưng cũng làm giảm tốc độ máu từ vùng chậu và chân về tim. Sự gia tăng progesterone làm giãn nở và sưng các tĩnh mạch, cản trở máu tĩnh mạch đưa về tim. Chính điều này làm tĩnh mạch dần suy yếu. Tình trạng suy giãn tĩnh mạch dễ xảy ra khi bạn có người thân trong gia đình đã mắc phải bệnh này và tình trạng này sẽ trầm trọng hơn trong mỗi kỳ mang thai.

12/ Táo bón

Ngoài các nguyên nhân khách quan không thể tránh khỏi như: Sự thay đổi hormone trong cơ thể, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho vùng chậu và bàng quang; còn có những nguyên nhân chủ quan gây táo bón bạn có thể nỗ lực thay đổi. Tăng cường chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thường xuyên vận động, tạo thói quen uống nhiều nước… sẽ giúp bầu vượt qua táo bón dễ dàng hơn.

Triệu chứng khi mang thai
Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone là thủ phạm chính gây táo bón khi mang thai

13/ Thiếu máu

Tình trạng thiếu máu khi mang thai có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng khi mang thai nào, đặc biệt nếu chỉ thiếu máu nhẹ. Một số triệu chứng có thể nhận thấy thường là mệt mỏi, cảm giác yếu trong người và chóng mặt. Bầu cũng có thể thấy mình xanh xao hơn, đặc biệt là ở đầu ngón tay, dưới mi mắt và vùng môi. Các triệu chứng khác bao gồm tim đập nhanh, mạnh, thở gấp, đau đầu, chóng mặt, khó chịu và khó tập trung. Nếu có những cơn thèm khác lạ như muốn ăn giấy, đất sét, mẹ bầu nên mau chóng đi thăm khám.

14/ Trào ngược

Ở tam cá nguyệt đầu tiên và cuối cùng, mẹ bầu thường mắc phải chứng trào ngược. Do sự tác động của hormone thai kỳ lên các cơ, bao gồm cơ bụng làm việc tiêu hóa trở nên chậm chạp hơn. Nếu ăn quá nhiều hoặc nạp thực phẩm khó tiêu, a-xít dạ dày trào ngược, gây chứng ợ nóng cấp tính. Lúc này, bà bầu sẽ có cảm giác khó chịu, nóng rát ở ngực và bụng.

15/ Ướt át khắp người

Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ thường tăng nhiệt và đây là nguyên nhân làm mồ hôi đổ cả ngày. Vì vậy, các chuyên gia thường khuyên phụ nữ mang thai nên chọn đồ cotton co giãn và mát mẻ. Bạn có thể sẽ bị đổ mồ hơi khi vừa leo cầu thang, trên xe buýt hay đơn giản chỉ là khi vừa ăn xong bữa sáng. Chú ý để bên mình một chiếc quạt mát và mặc đồ rộng rãi để luôn được thoải mái, mát mẻ.

16/ Vùng kín có mùi khó chịu

Số lượng dịch xả âm đạo hàng ngày như thế nào phụ thuộc vào sự thay đổi hormone trong cơ thể. Dịch xả ra ở âm đạo có thể có màu trắng sữa kèm theo mùi hôi nhẹ hoặc không mùi.

Mẹo giảm mùi: Luôn luôn giữ vùng âm đạo sạch sẽ, mặc đồ lót và quần lót làm từ chất liệu cotton, tránh dùng giấy vệ sinh thơm, thuốc xịt vệ sinh phụ nữ và xà phòng thơm, dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ 2 lần/ tuần để cân bằng độ pH ở môi trường “vùng kín”.

17/ Xì hơi

Khi thai nhi lớn dần trong bụng mẹ, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị chèn, ép và ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa. Đây chính là nguyên nhân làm bạn dễ bị xì hơi bất cứ lúc nào. Đừng quá ngại ngùng nếu bỗng dưng xì hơi thành tiếng khi đang trò chuyện với bạn bè hay khi ở nơi công cộng. Những người xung quanh sẽ thông cảm với tình trạng này của mẹ bầu.

18/ Xương chậu đau

Áp lực và cảm giác khó chịu ở vùng xương chậu là tác dụng phụ thông thường của việc mang thai. Ngoài ra, vị trí, tư thế và cân nặng của thai nhi cũng ảnh hưởng rất nhiều đến những cơn đau vùng xương chậu của mẹ bầu. Cùng với sự phát triển của thai nhi, tử cung mẹ bầu cũng lớn dần, làm gia tăng áp lực lên vùng xương chậu.

Đau xương chậu khi mang thai
3 tháng cuối là thời điểm xương chậu của mẹ bầu đau nhiều nhất

Bên cạnh đó, dây chằng vùng xương chậu giãn căng ra khi mang thai nên bạn càng dễ cảm thấy sự đau đớn ở vùng chậu. Đặc biệt, vào thời điểm thai nhi được 36 tuần, khi bé đã xoay đầu và đang ở vị trí thấp nhất chuẩn bị chào đời, vùng xương chậu của mẹ có thể sẽ phải chịu đựng những cơn đau kinh khủng nhất từ trước đến giờ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x