Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Bảo Sơn Tùng
Cập nhật 27/06/2023

Dấu hiệu mất nước ở trẻ em và cách điều trị

Dấu hiệu mất nước ở trẻ em và cách điều trị
Bé bị mất nước có nghĩa là lượng nước trong cơ thể bé không đủ ở mức cần thiết. Điều này xảy ra khi lượng nước bé nạp vào ít hơn lượng nước bé bị mất đi do nôn mửa, tiêu chảy, sốt hay đổ mồ hôi.

Nếu mất nước ở thể nhẹ thì việc khắc phục không quá khó nhưng ở thể trung và nặng lại có khả năng đe dọa tính mạng của bé. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị mất nước hơn người lớn và tốc độ mất nước của trẻ sơ sinh thường nhanh và nguy hiểm hơn. Vì vậy, mẹ cần lưu ý đề phòng những dấu hiệu mất nước ở trẻ.

1. Các triệu chứng, dấu hiệu mất nước ở trẻ

Bất cứ dấu hiệu nào sau đây ở trẻ đều cho thấy bé đang bị mất nước hoặc có nguy cơ bị mất nước.

Dấu hiệu trẻ mất nước ở thể nhẹ – trẻ thường mất nước khoảng dưới 3% cân nặng:

  • Da khô, lạnh.
  • Dễ kích động quấy khóc.
  • Môi và miệng khô, dính lại.
  • Thóp trước của trẻ sờ lõm hơn.
  • Khóc ít hoặc không có nước mắt.
  • Bé mệt mỏi như thiếu năng lượng.
  • Quấy khóc, buồn ngủ và chóng mặt.
  • Nước tiểu có màu đậm hơn và mùi nồng hơn bình thường.
  • Tiểu có thể hơi ít hơn bình thường; hơn 6-8giờ mà bé chưa đi tiểu.
  • Chưa có những dấu hiệu mất nước như mắt trũng, thóp lõm, da khô véo da chậm hồi phục lại trạng thái ban đầu; đòi uống nước liên tục.

Dấu hiệu mất nước nghiêm trọng ở trẻ:

  • Nôn mửa và đi ngoài nhiều hơn.
  • Không uống được, hoặc uống kém.
  • Không có tã ướt hoặc đi tiểu trong vòng tám giờ.
  • Lờ đờ, thiếu năng lượng (ngủ li bì và khó đánh thức).
  • Mắt trũng sâu, da khô nhăn, véo da trẻ phục hồi rất chậm
Dấu hiệu mất nước ở trẻ
Dấu hiệu mất nước ở trẻ: Môi và làn da khô

>> Mẹ xem thêm: Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị khô, bong tróc là thiếu chất gì?

2. Điều trị trẻ bị mất nước như thế nào?

Nếu ở trẻ có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, hãy đưa bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Bé cần được truyền thêm chất lỏng thông qua tĩnh mạch càng sớm càng tốt cho đến khi tình trạng mất nước được cải thiện.

Bồi phụ dịch cho trẻ mất nước ở thể nhẹ

Nếu bé bị mất nước ở thể nhẹ, cha mẹ sẽ được hướng dẫn để cung cấp thêm chất lỏng cho bé.

Bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi, bác sĩ sẽ khuyến khích bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ sẽ tăng dần số lần cho bé bú bằng cách cho bé bú một lượng ít hơn và thường xuyên hơn so với bình thường.

Bé từ 3 tháng tuổi trở lên, bác sĩ có thể sẽ đề nghị cho bé dùng thêm chất điện giải ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức để bổ sung lượng nước, muối và chất điện giải mà cơ thể của bé đã bị mất đi. Chất lỏng điện giải này được bán rộng rãi trong hầu hết các hiệu thuốc.

Tùy vào cân nặng và tháng tuổi của bé mà bác sĩ sẽ hướng dẫn chính xác cho cha mẹ cách sử dụng chất lỏng điện giải.

Điều trị bé bị mất nước
Điều trị dấu hiệu mất nước ở trẻ

>> Mẹ xem thêm: Bù nước điện giải cho bé: bổ sung đúng cách để tránh tác dụng phụ

3. Cách phòng bệnh và dấu hiệu mất nước ở trẻ em

Nên cho bé uống nhiều nước, nhất là vào những ngày nắng nóng và khi bé bị bệnh.

Cho bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đều đặn khi bé dưới 6 tháng tuổi. Mẹ có thể bổ sung thêm nước điện giải nếu cần cho đến khi bé ăn dặm được. Lúc này mẹ có thể tăng dần lượng nước uống cho bé.

Nếu con nhỏ hơn 6 tháng và mẹ lo ngại về khả năng mất nước của bé; không được cho bé uống nước mà không trao đổi trước với bác sĩ. Việc uống nước lúc này là chưa cần thiết và thậm chí có thể gây hại cho bé. Nước trái cây không phù hợp với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, vì không cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé vào giai đoạn này.

Nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ không nên cho bé uống nhiều nước trái cây. Thay vào đó nên pha loãng với nước nhằm tăng lượng nước nạp vào cơ thể. Nếu bé uống 90 – 120ml nước trái cây một ngày, mẹ có thể pha loãng với nước thành 180 – 240ml chất lỏng. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ chỉ nên cho bé từ 1 – 6 tuổi uống 120 – 180ml nước trái cây mỗi ngày.

Không được cho trẻ nhỏ ở mọi lứa tuổi uống nước ngọt có gas; nước trái cây thương mại; trà ngọt; cà phê; và một số loại trà thuốc thảo dược hoặc dịch truyền (không theo chỉ định bác sĩ) vì sẽ gây hại cho răng của bé và không tốt cho sức khỏe.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Dehydration
https://kidshealth.org/en/parents/dehydration.html
Ngày truy cập: 10.02.2023

2. Dehydration and Your Child
https://my.clevelandclinic.org/health/articles/8276-dehydration-and-your-child
Ngày truy cập: 10.02.2023

3. Signs of Dehydration in Infants & Children
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/injuries-emergencies/Pages/dehydration.aspx
Ngày truy cập: 10.02.2023

4. Dehydration
https://www.nhs.uk/conditions/dehydration/
Ngày truy cập: 10.02.2023

5. Dehydration in children and babies
https://www.healthnavigator.org.nz/health-a-z/d/dehydration-children-and-babies/
Ngày truy cập: 10.02.2023

x