Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phạm Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 01/10/2021

Tuổi dậy thì là gì và những vấn đề bố mẹ có con từ 10-15 tuổi cần lưu ý

Tuổi dậy thì là gì và những vấn đề bố mẹ có con từ 10-15 tuổi cần lưu ý
Ở giai đoạn tuổi dạy thì, con bắt đầu thay đổi lớn về thể chất tâm sinh lý và khó dạy bảo hơn. Điều này khiến cha mẹ bất lực, đôi lúc không biết phải chăm sóc, giáo dục như thế nào?

Tuổi dậy thì là gì? Dậy thì là quá trình mà cả trẻ em nam và nữ điều trải qua với những thay đổi về thể chất lẫn tinh thần. Khi bước vào độ tuổi này, đa số các em còn khá bỡ ngỡ với những thay đổi của cơ thể mình.

Do đó, việc giúp con trang bị các kiến thức về tuổi dậy thì là điều vô cùng cần thiết mà cha mẹ và người thân của trẻ không thể bỏ qua.

Tuổi dậy thì là gì?

Dậy thì là giai đoạn phát triển quá độ về sinh lý từ thời kỳ nhi đồng sang thời kỳ thành niên. Thực chất, đây là quá trình thay đổi thế chất của một đứa trẻ, là giai đoạn chuyển giao từ trẻ con sang người trưởng thành mà bất kỳ thiếu niên nào cũng trải qua.

Khi bước vào tuổi dậy thì nghĩa là lúc này trẻ đã có khả năng sinh sản với nhiều sự thay đổi về cơ thể. Không chỉ vậy, đây còn là mốc đánh dấu sự phát triển về tâm sinh lý với nhiều thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.

Do đó, khi trẻ ở độ tuổi này, cha mẹ cần có sự chăm sóc và giáo dục phù hợp. Ngoài ra, cần cho trẻ biết những thay đổi của cơ thể mình để không bị bỡ ngỡ hoang mang.

tuổi dậy thì là gì
Tuổi dậy thì là gì? Tuổi dậy thì thường bắt đầu từ lúc trẻ được 10 tuổi

Giai đoạn này, cơ quan sinh sản của trẻ bước đầu hoàn thiện, được thể hiện qua sự thay đổi của não, xương, cơ, máu, da, tóc, các cơ quan sinh dục.

Lúc này, cơ thể tăng trưởng vượt bậc về thể chất, chiều cao, trọng lượng trong nửa đầu tuổi dậy thì và được hoàn thành khi cơ thể phát triển hoàn toàn.

Theo các nghiên cứu, trung bình, các bé gái bắt đầu dậy thì vào khoảng 10 – 12 tuổi và kết thúc vào khoảng từ 15 – 17 tuổi. Ở nam, tuổi dậy thì bắt đầu khoảng 11 – 12 tuổi và kết thúc ở độ tuổi từ 16 – 17.

Cột mốc đánh dấu độ tuổi dậy thì ở nữ là xuất hiện kinh nguyệt, thường xảy ra trong độ tuổi 12 – 13. Còn ở nam giới, mốc đánh dấu là lần xuất tinh đầu tiên, thường xảy ra ở tuổi 13.

Các biểu hiện dậy thì ở nam và nữ

Tuổi dậy thì là gì và biểu hiện ở nam nữ khác nhau như thế nào?

1. Dậy thì bé gái

Tuổi dậy thì ở bé gái thường bắt đầu trong khoảng 9-13 tuổi, ngực to dần lên, các đường cong trên cơ thể bắt đầu xuất hiện, chiều cao và cân nặng cũng tăng lên bên cạnh sự xuất hiện của kinh nguyệt.

Lông mu và lông nách bắt đầu xuất hiện và ngày càng dày hơn theo quá trình phát triển của cơ thể.

Mụn có thể là dấu hiệu đầu tiên trên mặt, ngực hoặc lưng, là dấu hiệu bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì. Nguyên nhân là bởi các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức dưới tác dụng của hormone.

Theo đó, cần cố gắng giữ vệ sinh da thay vì sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm, mụn trứng cá sẽ nhanh chóng biến mất vào giai đoạn cuối tuổi dậy thì.

Đổ nhiều mồ hôi với mùi khó chịu. Đây là kết quả của việc hoạt động quá mức các tuyến mồ hôi trong cơ thể đặc biệt là vùng nách.

Tuy nhiên nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nếu cảm thấy thiếu tự tin vì mùi cơ thể các bé gái hoàn toàn có thể sử dụng lăn khử mùi.

Âm đạo bắt đầu tiết dịch xuất hiện các vết màu trắng hoặc vàng. Đây là cơ chế tự bảo vệ và giữ ẩm của âm đạo. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng như ngứa âm đạo, dịch tiết mùi khó chịu cần trao đổi với mẹ để tìm cách giải quyết vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

1. Dậy thì bé trai

Quá trình dậy thì ở các bé trai được miêu tả qua một số hình ảnh:

Sau khi ngực và tinh hoàn phát triển, râu và lông ở nhiều bộ phận như tay, chân, nách, mu cũng bắt đầu xuất hiện và mọc ngày càng nhiều hơn. Kèm theo đó là mụn trứng cá.

Phát triển cơ bắp là biểu hiện rõ ràng ở nam giới trong tuổi dậy thì. Vai rộng và cao hơn trong khi mặt bớt tròn và xuất hiện những góc cạnh giống người lớn. Tuy không bằng các bạn nữ nhưng chiều cao của các bạn nam cũng phát triển nhanh trong độ tuổi này.

Vỡ giọng: Giọng nói của nam giới dần trở nên trầm hơn do sự giải phóng của hormone testosterone. Chúng tác động làm thanh quản lớn hơn và dây thanh âm dài ra.

Dậy thì là gì
Tuổi dậy thì là gì? Câu hỏi quý phụ huynh có con từ 10 tuổi nên quan tâm

Thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là gì và có những thay đổi tâm lý nào? Bước vào tuổi dậy thì, tâm sinh lý trẻ tuổi dậy thì thay đổi rất phức tạp, vui buồn thất thường, hay nóng nảy, cáu giận và cũng rất dễ tự ái, tổn thương. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của cơ thể, trẻ cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chậm chạp và lười biếng hơn.

Đây cũng là thời gian trẻ thích khẳng định bản thân, muốn được bố mẹ tôn trọng và xem mình là người lớn thực thụ. Vì thế, nếu không hiểu hết được những khó khăn của lứa tuổi dậy thì, giữa bố mẹ và trẻ dễ xảy ra xung đột.

Trẻ sẽ phản ứng bằng lời nói gay gắt, thái độ thách thức khi thường xuyên bị la mắng, chỉ trích. Trẻ nghĩ rằng bố mẹ không hiểu và không tôn trọng mình.

Vì thế trẻ tự thiết lập cho mình không gian riêng, tách rời bố mẹ và tìm sự chia sẻ ở bạn bè. Có con ở tuổi mới lớn, rất nhiều cha mẹ phải phiền lòng.

Đủ thứ để lo lắng, băn khoăn thậm chí sợ hãi trước các định hướng cho con thế nào đây khi tính tình ở lứa tuổi này thay đổi, khó dạy bảo nên nhiều khi cha mẹ bất lực.

Cách giáo dục tâm lý cho trẻ tuổi dậy thì

Bên cạnh hiểu rõ vấn đề tuổi dậy thì là gì, bố mẹ cần tìm hiểu cách giáo dục trẻ đúng đắn trong giai đoạn này:

1. Học kỹ năng làm cha mẹ

Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là cha mẹ còn quá thiếu kỹ năng. Không đủ cập nhật sự phát triển của con trong giai đoạn hiện tại. Tuổi dậy thì bây giờ so với cách đây mấy chục năm trước của cha mẹ, có quá nhiều sự khác biệt.

Vì lẽ đó cha mẹ cần phải quay trở lại để học cách hiểu con, gần con, làm bạn cùng con. Giai đoạn con ở tuổi dậy thì, cha mẹ phải thu xếp cuộc sống, sắp xếp công việc, để có thêm nhiều thời gian gần gũi và chăm sóc con hơn.

2. Tạo thói quen tuân theo quy định và có thưởng, phạt

Bước vào tuổi dậy thì tâm sinh lý trẻ thay đổi rất phức tạp, vui buồn thất thường, hay nóng nảy, cáu giận và cũng rất dễ tự ái, tổn thương…

Để tạo mối quan hệ gần gũi với con trong giai đoạn này, trước tiên cha mẹ cần có sự nhất quán trong việc cư xử, trò chuyện với con. Bố mẹ hãy cùng thiết lập một kỷ luật chung về giờ giấc sinh hoạt cho cả gia đình và là người đầu tiên tôn trọng, tuân thủ quy định đó.

3. Hãy lắng nghe để thấu hiểu con tuổi dậy thì

Tâm lý tuổi dậy thì là gì? Cha mẹ cần biết về tâm lý tuổi dậy thì, hãy lắng nghe để hiểu con. Rồi đặt mình vào vị trí của con để xem con có những tâm tư, nguyện vọng gì.

Cách nói chuyện với con ở giai đoạn này là biết đặt câu hỏi để con nói, rồi sau đó đặt câu hỏi để gợi mở cho con cách nào là tốt hơn.

Cha mẹ luôn phải nhớ nguyên tắc: Nếu không bình tĩnh thì không bao giờ dạy được con. Người lớn hãy cố gắng kiềm chế nóng giận trong những lúc con tỏ ra ngang bướng hoặc tỏ thái độ thù nghịch.

Dậy thì là gì
Phụ huynh cần biết cách giáo dục tâm lý cho trẻ dậy thì phù hợp

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ tuổi dậy thì

Bên cạnh những thông tin về như tuổi dậy thì là gì, tuổi dậy thì của bé gái và tuổi dậy thì ở con trai khác như thế nào, để con em mình vượt qua được giai đoạn “ẩm ương” này một cách tốt nhất cả về thể chất và tinh thần thì sự giúp sức, hỗ trợ của bố mẹ và người thân là vô cùng quan trọng.

Phụ huynh cần nắm rõ tuổi dậy thì không nên làm gì và nên làm gì, đồng thời kết hợp lắng nghe, quan tâm đến con mình. Cụ thể như sau:

  • Tuổi dậy thì cần được bổ sung đầy đủ, cân bằng các chất dinh dưỡng, uống đầy đủ nước từ 2l/ngày. Thực đơn cho tuổi dậy thì cần hạn chế tối đa các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, những món ăn có nhiều dầu mỡ và cay nóng, tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá…
  • Hướng dẫn con cách chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cá nhân, cân đối về cân nặng, giữ đầu óc được thoải mái thay vì học tập quá sức, căng thẳng kéo dài. Bố mẹ nên khuyến khích con tham gia vận động, tập thể thao, khuyên con ngủ đủ giấc và tránh lạm dụng những thiết bị điện tử.
  • Chủ động chia sẻ kinh nghiệm, trò chuyện và lắng nghe nhu cầu của con để cùng tìm ra phương pháp giải quyết nếu gặp phải vấn đề nào đó. Tuy nhiên cần tránh việc quát mắng thường xuyên hoặc quản lý con một cách quá mức mà hãy tôn trọng quyền tự do cá nhân thông thường.
  • Hỗ trợ, định hướng con tới những suy nghĩ tích cực trong cuộc sống, có những sự giáo dục về giới tính, giải thích để con hiểu và không tiếp xúc với những văn hóa phẩm đồi trụy hay tệ nạn xã hội, dạy con biết cách tự bảo vệ bản thân của mình.
  • Nếu con mắc phải những bất thường về sức khỏe, các bệnh phụ khoa thường gặp ở tuổi dậy thì hay vấn đề tâm lý… thì phụ huynh hãy nhanh chóng đưa con đến thăm khám bác sĩ ở những cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được kiểm tra chính xác.

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có lời giải đáp cho câu hỏi tuổi dậy thì là gì, độ tuổi dậy thì của bé gái và nam là bao nhiêu. Nếu con mình đã và đang bước vào độ tuổi dậy thì, các bậc phụ huynh lưu ý nên dành nhiều thời gian quan tâm, xây dựng những thói quen khoa học và chia sẻ kiến thức giáo dục giới tính kịp thời.

Vân An

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Adolescent health

https://www.who.int/health-topics/adolescent-health#tab=tab_1 Truy cập ngày 30/9/2021

2. Stages of Adolescence

https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/teen/Pages/Stages-of-Adolescence.aspx Truy cập ngày 30/9/2021 3. Adolescent Development http://www.amchp.org/programsandtopics/AdolescentHealth/projects/Pages/AdolescentDevelopment.aspx Truy cập ngày 30/9/2021

4. Adolescence is an important time of change

https://uihc.org/health-topics/adolescence-important-time-change Truy cập ngày 30/9/2021

5. Adolescent development

https://medlineplus.gov/ency/article/002003.htm Truy cập ngày 30/9/2021  
x