Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 20/10/2020

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi để con khỏe mạnh

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi để con khỏe mạnh
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi cần những gì để đảm bảo sự phát triển của con trong giai đoạn này? Một số lời khuyên hữu ích dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp những băn khoăn này!

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi nào cũng rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn 1-3 tuổi, khi bé bắt đầu làm quen với dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Vì vậy, mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng cho trẻ cân bằng, đủ chất theo khoa học để con phát triển thông minh và khỏe mạnh nhé.

Sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng cho bé. Chiều cao của bé có thể tăng đến 3cm trong mỗi 3 tháng. Không tăng trưởng dữ dội như trẻ sơ sinh, các bé lớn vẫn có thể tăng từ 3-5cm chiều cao trong mỗi năm. Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ là ưu tiên đặc biệt của các bố mẹ có con trong tuổi 1-3 hay bất kỳ độ tuổi nào.Chế độ dinh dưỡng của trẻ

Vì sao cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong những năm đầu của bé. Giai đoạn này bé bắt đầu được làm quen với rất nhiều đồ ăn khác nhau. Hơn nữa, giai đoạn trẻ từ 1 đến 3 tuổi là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển thể chất, cảm xúc, tình cảm và sự tương tác xã hội của bé. Mẹ cần cung cấp đủ các dưỡng chất để giúp bé thuận buồm xuôi gió vượt qua các cột mốc đó.

Trước thời điểm này, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Đây là giai đoạn đánh dấu sự chuyển đổi từ việc bú sữa sang hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua chế độ ăn dặm. Vì vậy, mẹ nên cho bé thưởng thức nhiều hương vị, nhiều loại thức ăn khác nhau và giúp bé xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ giai đoạn này.

Bé 1-3 tuổi ăn bao nhiêu là đủ?

Câu trả lời tốt nhất là mẹ nên tin vào cảm giác của bạn, cố gắng nắm bắt tín hiệu từ bé để biết khi nào bé no. Theo các nhà nghiên cứu, trẻ em cần từ 1000-4000 calo mỗi ngày. Tuy nhiên mức này còn tùy thuộc vào thể trạng của từng bé. Độ tuổi, chiều cao cân nặng hay khả năng vận động và một vài yếu tố khác cần được xem xét khi quyết định lựa chọn khẩu phần ăn phù hợp cho bé. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn tốt hơn dựa trên nhu cầu thực tế của con mình.

8 cột mốc làm thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ

♦ Cột mốc 1: Bắt đầu ăn dặm

Từ tháng thứ 6 mẹ có thể cho bé ăn dặm. Và nếu bé có thể ngồi dậy với sự hỗ trợ của mẹ và bộc lộ sự thích thú khi nhìn mẹ ăn thì đây chính là thời điểm tốt để cho bé thử ăn thức ăn đặc rồi đấy. Đây là một trong những cột mốc quan trọng nhất đối với chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

♦ Cột mốc 2: Làm quen với thức ăn lổn nhổn

Sau một thời gian, khi con đã quen thuộc với những món nghiền nhuyễn, mẹ có thể tăng độ lợn cợn cho thức ăn. Mẹ nên cho bé từ từ làm quen với cấu trúc thức ăn ở 3 thể: nhuyễn, lợn cợn và đặc.

♦ Cột mốc 3: Bắt đầu bổ sung nước cho bé

Trong suốt 6 tháng đầu, mẹ không nên bổ sung bất cứ loại dinh dưỡng nào khác cho trẻ ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, khi bé bắt đầu ăn thức ăn rắn, mẹ có thể bắt đầu cho con uống nước giữa các bữa ăn như một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

♦ Cột mốc 4: Bé có thể ngồi vững

Tư thế ngồi sẽ giúp bé ăn uống dễ dàng hơn. Tốt nhất, mẹ nên chuẩn bị cho con một chiếc ghế ăn vững chắc để bé ăn uống một cách gọn gàng, chú tâm và an toàn. Cho bé dùng ghế ăn giúp hình thành một phản xạ có điều kiện: Hễ ngồi vào chiếc ghế đó, bé sẽ hiểu là đã đến giờ ăn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các mẹ nên cho con ăn trong 1 khung giờ nhất định để dạ dày bé tiết dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Đối với ghế ăn, mẹ luôn cần thắt dây an toàn ngay khi đặt bé vào ghế, cho dù bạn nghĩ rằng bé không thể bị rơi ra hoặc tự trèo ra ngoài khi lớn hơn.

♦ Cột mốc 5: Con tập bốc

Khả năng điều khiến đôi tay cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Từ 7-11 tháng, nhiều bé đã biết đòi ăn khi nhìn thấy người lớn ăn bất kỳ món gì bằng cách cố gắng với lấy chúng. Các thực phẩm được cắt miếng nhỏ rất phù hợp để bé tập ăn. Bạn nên tránh cho bé ăn nho, xúc xích (cho dù chúng đã được cắt nhỏ), các loại hạt và kẹo cứng vì có thể khiến bé bị nghẹt thở khi bị sặc. Mẹ hãy khuyến khích bé cầm thức ăn bằng tay và để bé tự khám phá nhé!Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

♦ Cột mốc 6: Bé sử dụng thìa

Sau khi hình thành thói quen ngồi ghế ăn, bạn cũng dần cho bé làm quen với việc cầm thìa để bé có thể tự xúc thức ăn của mình khi con tròn 1 tuổi. Có thể hướng dẫn bé cầm thìa vào những bữa đầu và để bé tập dần cho đến khi thành thạo. Mẹ có thể giúp bé bằng cách cho thực phẩm sẵn lên thìa để bé đưa vào miệng.

Dần dần khi kỹ năng cầm thìa và xúc của bé đã thuần thục hơn, hãy cho con ăn cơm cùng bàn và để trẻ tự xúc thức ăn có trong bát riêng của mình.

♦ Cột mốc 7: Vượt thử thách dị ứng thực phẩm

Mẹ có thể bổ sung những loại thực phẩm hay bị cho rằng dễ gây dị ứng vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ ngay cả khi con chưa tròn 1 tuổi như đậu phộng, trứng, đậu. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) cho rằng, các bậc cha mẹ nên thử cho bé ăn từng chút 1 với những loại thực phẩm có nguy cơ dị ứng ngay khi bé có thể ăn thức ăn đặc. Vừa ăn các mẹ vừa nghe ngóng xem con có bị đi ngoài hoặc mẩn đỏ gì không nhé.

♦ Cột mốc thứ 8: Bé có thể tự ăn một mình

Bé cần trải qua một quá trình dài để làm quen và sử dụng thuần thục các dụng cụ như thìa, đũa, nĩa. Hầu hết các bé sẽ không thể sử dụng các dụng cụ ăn thành thạo cho tới khi bé lớn hơn một tuổi.

Vì thế, mẹ hãy cho bé ngồi vào ghế ăn của riêng mình, dùng bữa cùng với gia đình vào một khung giờ nhất định. Mẹ sẽ phải học sự kiên nhẫn vì điều này sẽ tốt hơn cho thói quen ăn uống của trẻ về sau. Một lợi ích khác là bé sẽ dễ dàng tiêu hóa hơn nếu được cho ăn đúng giờ.Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi-3 tuổi

1. Các thực phẩm nào trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi cần ưu tiên

Về cơ bản, bữa ăn của bé cần bao gồm đầy đủ những nhóm thực phẩm cần thiết để cung cấp chất đạm, vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Dù bé ăn nhiều hay ít, mẹ hãy chắc chắn chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi thường xuyên có sự hiện diện của những món ăn này:

♦ Sữa và các món ăn từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, ya out rất giàu canxi. Mẹ có thể cho bé dùng ba lần mỗi ngày.Mẹ cần lưu ý việc tiêu thụ quá nhiều sữa có thể khiến bé không muốn ăn những thực phẩm khác. Hãy cho bé dùng sữa nguyên kem để đảm bảo bé được đáp ứng nhu cầu năng lượng hàng ngày. Khi bé được 2 tuổi, mẹ có thể chuyển sang cho bé dùng sữa tươi tách béo. Những sản phẩm từ sữa cần thiết cho sự phát triển răng và hệ xương.

♦ Ngũ cốc và các thức ăn cung cấp tinh bột

Ngũ cốc, bánh mì, khoai tây, mì ống là những thức ăn giàu tinh bột. Đây là chất dinh dưỡng tối cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của bé. Mẹ có thể thêm vào những món này một ít rau củ, rau thơm để giúp bữa ăn sinh động hơn.

♦ Rau và trái cây

Mẹ nên cho bé ăn rau và trái cây hàng ngày để giúp bé hiểu rằng đó là những thực phẩm cần thiết trong mỗi bữa ăn. Mẹ hãy đảm bảo trải cây chiếm ½ trong khẩu phần ăn vặt của bé. Hãy cho bé thưởng thức nhiều loại rau và trái cây đa dạng màu sắc để thu hút sự chú ý và kích thích cảm giác thích thú của bé.Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

♦ Thực phẩm bổ sung sắt và protein

Những loại thực phẩm như trứng, cá, thịt nạc, các loại hạt và đậu rất quan trọng trong khẩu phần ăn của bé. Bé cần được cho ăn những loại thức ăn này ít nhất 2 lần một ngày.

2. Thực phẩm nào cần hạn chế cho bé ăn

Song song với việc tăng cường những món ăn có lợi trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi, mẹ cũng cần hạn chế một số món ăn như:

♦ Thực phẩm ngọt và béo: Kem, bánh quy, bánh ngọt, bơ là những thực phẩm mẹ nên hạn chế cho bé ăn. Chúng gây sâu răng và giảm khả năng hấp thụ các thức ăn khác.

♦ Thực phẩm nhiều muối: Hạn chế tối đa lượng muối và những thức ăn nhiều muối và chiên giòn, bé chỉ có thể ăn những món này 1 lần mỗi tuần.

♦ Dầu cá chứa axit béo omega 3 và một số vitamin khác: Việc sử dụng quá nhiều dầu cá có thể tích lũy thành độc tố gây hại cho cơ thể. Dầu cá chỉ nên được sử dụng cá từ 1 đến 2 lần trong 1 tuần. Nếu mẹ muốn bổ sung đủ omega-3 trong chế độ ăn của bé, chỉ cần chú ý cho bé ăn đủ lượng dầu thực vật cần thiết và các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu.

♦ Đồ uống có gas: Nước ngọt cũng hoàn toàn không có chất dinh dưỡng. Ngược lại, chúng thường chứa rất nhiều đường và có khả năng làm tổn hại răng của bé, làm bé đầy bụng và không thể ăn các thực phẩm bổ dưỡng mà cơ thể thực sự cần.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

♦ Nước ép trái cây đóng hộp: Chất xơ trong trái cây phần lớn đều mất đi trong quá trình ép nước quả, chỉ còn lại rất nhiều đường vì vậy bạn hãy hạn chế nước ép trái cây trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Bởi vì lượng đường trong các loại nước trái cây đó sẽ làm gia tăng tốc độ dung nạp thức ăn qua đường tiêu hóa. Khi thức ăn được dung nạp quá nhanh, cơ thể sẽ không có thời gian để hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Sự tăng tốc này còn có thể dẫn đến tiêu chảy ở một số trẻ.

♦ Bánh snack: Các loại bánh snack vốn là món ăn ưa thích và thuận tiện cho trẻ. Nhưng cũng giống như nước ngọt, chúng sẽ khiến trẻ đầy bụng và chẳng còn chỗ đâu cho thực phẩm dinh dưỡng. Chẳng những vậy, các loại bánh snack còn làm tăng nguy cơ bị sâu răng ở trẻ. Bánh con gấu là một ví dụ điển hình cho các món bánh snack mà trẻ nên hạn chế trong những bữa ăn nhẹ. Thay vào đó, bạn có thể cho trẻ ăn một lát trái cây.

♦ Thực phẩm chế biến sẵn: Thức ăn được chế biến sẵn bao giờ cũng mất đi một hàm lượng dinh dưỡng đáng kể, bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của nhiều chất phụ gia không lành mạnh. Càng được chế biến nhiều, lượng muối và chất béo càng tăng. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ nên có càng ít thực phẩm chế biến sẵn càng tốt.

♦ Các loại thạch tráng miệng: Phần lớn thành phần làm nên các món thạch tráng miệng này chính là đường, phẩm màu, mùi hương nhân tạo và chỉ có một chút gelatin để làm chúng đông lại. Đúng là các loại thạch tráng miệng rất dễ nuốt, nhưng một chiếc bánh nướng với táo nghiền và chút bột quế vẫn là một món tráng miệng ngon lành mà lại cung cấp một lượng chất xơ và vitamin tốt cho trẻ.Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Công thức 5-3-2 trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Công thức 5-3-2 là gì? Đó là một bữa ăn cân bằng bao gồm 4 nhóm thực phẩm cần thiết là protein, khoáng chất, vitamin và chất dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu calo hằng ngày của bé. Bé cần đáp ứng 50% lượng calo cần thiết từ carbohydrates, 30% từ chất béo, 20% từ protein. Đây cũng chính là tỷ lệ 5-3-2 mà mẹ cần để tạo ra chế độ dinh dưỡng cho trẻ cho bé ở độ tuổi 1-3.

Ngoài những nhóm dinh dưỡng chính kể trên, chế độ dinh dưỡng cho trẻ cũng cần sự có mặt của các vitamin, khoáng chất.

1. Carbohydrates

Trẻ em cần được bổ sung đủ lượng carbohydrate để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Carbohydrate có trong các loại ngũ cốc nguyên chất như bánh mì, ngũ cốc, mỳ ống, khoai. Bé cần được bổ sung carbohydrate hằng ngày trong các bữa chính, bữa phụ.

2. Protein

Protein là chất dinh dưỡng chủ yếu cho sự phát triển của trẻ, nó giúp xây dựng hệ cơ, xây dựng kháng thể cho cơ thế. Protein có trong các loại cá, các sản phẩm từ sữa, trứng, thịt, các loại đậu.

3. Chất béo

Chất béo là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, đồng thời là môi trường để hòa tan một số loại vitamin quan trọng. Chất béo có trong mỡ động vật và trong các loại quả, hạt khác nhau. Loại chất béo tốt nhất mà các chuyên gia khuyên mẹ dùng cho bé là axit béo omega-3, omega-6, omega-9 để phát triển khỏe mạnh. Bổ sung những dưỡng chất này giúp bé giảm nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng.Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

4. Các loại vitamin

Các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển hằng ngày của trẻ. Vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch của bé, thúc đầy sự phát triển, hỗ trợ chức năng của tế bào và các cơ quan khác. Vitamin A cần thiết cho thị giác. Vitamin C đóng vai trò tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ các chức năng của não bộ. Vitamin D thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi. Mẹ hãy cho bé ăn những thực phẩm giàu vitamin để bé có thể phát triển khỏe mạnh.

5. Canxi

Canxi cần thiết cho sự phát triển hệ xương, răng và các chức năng thần kinh của bé. Những thực phẩm giàu canxi bao gồm phô mai, yaourt, bông súp lơ, bông cảnh xanh, rau bina và những loại rau màu xanh đậm. Thêm vào bữa ăn những loại thực phẩm giàu canxi giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt canxi ở trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé uống sữa hàng ngày để bổ sung canxi.

Bên cạnh canxi, chất sắt, các axít amin khác như lysine, tryptophan cũng là những phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ ở độ tuổi này.

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi cần những gì?

Dưới đây là bảng hướng dẫn chế độ dinh dưỡng theo từng độ tuổi cho bé, Mẹ có thể chọn một đến 2 loại thực phẩm trong từng nhóm để cho bé.

Nhóm thực phẩm Ví dụ Lượng dùng Số lần dùng mỗi ngày
Ngũ cốc Gạo, mì ống, ngũ ốc nguyên hạt 1-1/2 chén 4 lần/ngày
Trái cây Quả việt quất, Cam, đào, nho, xoài, táo, thơm, chuối, dưa hấu ¼ chén trái cây khô, ½ cốc trái cây tươi 2 lần/ngày
Các loại rau Súp lơ, khoai tây, cà rốt, sau bina, cà chua Nửa chén rau đã nấu chín và một chén rau tươi 2 lần/ngày
Protein Cá, trứng, đậu sấy khô, bơ đậu phộng 1 lát cá filê, đậu đã nấu chín ¾ cốc 2 lần/ngày
Các sản phẩm từ sữa

Sữa

Phô mai

Yogurt

250ml sữa

40g phô mai

250ml yogurt

1 lần/ngày
Chất béo Cá béo, dầu thực vật 1 muỗng canh 1 lần/ ngày

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ luôn cần được chú trọng dù ở thời điểm nào. Mẹ hãy tìm hiểu kỹ các nhu cầu dinh dưỡng của bé qua từng thời kỳ để bổ sung đúng cách cho con nhé.

Marry Baby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x