Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 4 tuần trước

Tất cả các mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình dứt điểm

Tất cả các mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình dứt điểm
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ, khi ăn và khi thay bỉm. Đây là hành động bình thường đối với trẻ mới sinh. Tuy nhiên nếu trẻ vặn mình kèm theo các tình trạng nôn vọt, ọc sữa, gồng mình đến đỏ mặt hoặc quấy khóc, cha mẹ phải thật để ý lưu tâm. Vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

Nắm rõ một số mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình sẽ giúp cha mẹ phần nào giảm bớt nỗi lo về những ảnh hưởng do vặn mình ở trẻ sơ sinh gây ra. Đồng thời những mẹo này giúp có một cơ thể khỏe mạnh hơn.

1. Vì sao trẻ sơ sinh hay vặn mình nhiều? Có nguy hiểm không?

Trước khi nắm bắt mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình; mẹ cần hiểu nguyên nhân đằng sau những cú vặn mình của bé. Các nguyên nhân thường được phân loại làm hai nhóm: vặn mình sinh lý và vặn mình do bệnh lý.

1.1 Bé vặn mình để thích nghi với môi trường bên ngoài

Trẻ sơ sinh vặn mình là phản ứng bình thường do cơ thể bé chưa quen với môi trường xung quanh. Khi mới sinh các tế bào thần kinh và vỏ não chưa phát triển hoàn thiện; nên phần dưới vỏ não hoạt động chiếm ưu thế hơn.

Vì vậy trẻ sơ sinh vặn mình, vận động tay chân để tìm cách thích nghi với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.

1.2 Ngôn ngữ cơ thể báo hiệu bé không muốn bế hoặc bú thêm

Ngôn ngữ cơ thể
Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình – Hiểu ngôn ngữ cơ thể của bé

Đôi khi trẻ sơ sinh vặn mình là vì chúng không muốn được bế hoặc cho ăn. Hình thức này của cơ thể có thể là một báo hiệu để mẹ đặt bé xuống hoặc thay đổi vị trí. Bên cạnh việc bé khóc, đây là cách mà bé đang nói với mẹ những gì bé muốn.

1.3 Phản xạ giật mình (phản xạ Moro)

Hầu hết trẻ sơ sinh đều có phản xạ giật mình (còn gọi là phản xạ Moro) khi nghe thấy một tiếng động lớn hoặc đột ngột. Phản xạ này cũng có thể xảy ra nếu trẻ cảm thấy như mình đang rơi; hoặc bị di chuyển đột ngột. Lúc này, trẻ vặn mình để thể hiện hành động từ vệ.

Tuy nhiên, nếu trẻ vặn mình kèm theo các biểu hiện bất thường khác như gồng mình; hay giật mình, khó ngủ; đổ mồ hôi trộm, nôn ói,… thì cha mẹ nên lưu ý. Đây có thể là biểu hiện của bệnh lý thiếu canxi, vitamin; cũng như đường tiêu hóa, cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh bắt bế khi ngủ, cứ đặt bé xuống giường là khóc phải làm sao?

1.4 Hiểu nguyên nhân bệnh lý cũng là mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình

Bên cạnh những biểu hiện về sinh lý như để thích nghi với môi trường bên ngoài, ngôn ngữ cơ thể, phản xạ giật mình; tình trạng trẻ sơ hay vặn mình; uốn éo; ngủ không sâu giấc; thậm chí có những trẻ sơ sinh hay bị giật mình khóc thét ban đêm; các mẹ cần phải lưu ý.

Vì điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, vấn đề ăn uống,… mà còn có những tổn thương nghiêm trọng bên trong; thậm chí còn gây ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng thể chất của trẻ.

  • Hạ canxi máu: Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị thiếu canxi nếu như không được chăm sóc hợp lý. Biểu hiện: Trẻ dễ kích thích, ngủ không ngon giấc; trẻ hay quấy khóc về đêm, vặn vẹo; gồng mình khi ngủ, thậm chí co giật, tím tái. Ngoài ra còn có thêm các biểu hiện khác của bệnh còi xương như: Hay ra mồ hôi trộm; rụng tóc, thóp chậm liền; bờ thóp mềm, hay nôn ói,…
  • Một số bệnh lý khác cũng khiến trẻ hay vặn mình khó chịu: Da bé bị tổn thương gây ngứa, bé bị côn trùng đốt, chui vào tai,…

Sau khi biết nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh vặn mình. Mẹ đọc tiếp để phân biệt những biểu hiện sinh lý và bệnh lý của bé khi vặn mình nhé.

2. Biểu hiện sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh hay vặn mình

mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình
Quan sát biểu hiện trước khi tìm hiểu mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình

2.1 Biểu hiện vặn mình do sinh lý

Là khi trẻ chỉ vặn mình, gồng đỏ mặt trong vài phút. Hiện tượng này sẽ kết thúc khi trẻ được 2-3 tháng tuổi. Trẻ vẫn tăng cân, ăn uống, sinh hoạt bình thường mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe. Việc trẻ vặn mình có thể do:

  • Trẻ sơ sinh đói thường quấy khóc, cựa quậy, uốn người, vặn mình.
  • Khi trẻ đi tiểu hoặc đi ngoài thường vặn mình và rặn kèm theo đỏ mặt.
  • Môi trường ngủ không thoải mái, tiếng ồn nhiều và ánh sáng mạnh sẽ khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình, giật mình.
  • Môi trường xung quanh khiến bé không thoải mái: Do tã hoặc bỉm ướt, quấn khăn chặt,… làm bé cũng hay vặn mình.

>> Mẹ xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh đi chơi buổi tối không?

2.2 Biểu hiện vặn mình do bệnh lý

Biểu hiện của việc vặn mình do bệnh lý thường đi kèm với các triệu chứng khác làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, cân nặng, tình trạng da, tóc,… của bé. Các bệnh lý đó bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh hay vặn mình, nôn ói, nấc, đổ mồ hôi trộm, ngủ không yên giấc, giật mình, quấy khóc; chậm tăng cân dẫn đến còi xương, chậm mọc răng, rụng tóc,… thì có thể do trẻ thiếu canxi, hệ tiêu hóa kém.
  • Trẻ bị tổn thương thần kinh thường hay gồng mình, vặn mình, khó ngủ, hay co giật.
  • Ngoài ra, trẻ vặn mình có thể do tổn thương da khi bị côn trùng cắn, bị ngứa, nóng.

Những biểu hiện vặn mình do bệnh lý ở có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ. Khi phát hiện, cha mẹ cần dẫn trẻ đi khám bác sĩ ngay.

3. Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình cực kỳ hiệu quả cha mẹ cần biết

Mẹ có thể áp dụng một vài mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình do sinh lý để tạo ra môi trường thoải mái cho bé phát triển thể chất toàn diện.

3.1 Thay tã bỉm loại êm ái, mặc quần áo rộng rãi là mẹo cực tốt giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình

Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình đầu tiên chính liên quan đến việc cải thiện giấc ngủ cho trẻ chính là chọn tã, bỉm.

Để cái thiện giấc ngủ, giúp bé ngủ ngon hơn, cha mẹ nên chọn loại tã, bỉm thấm hút tốt, vừa vặn với mông, mặc quần áo rộng rãi, đủ ấm để tạo cảm giác thoải mái cho bé nhà mình.

Thay tả bỉm loại êm ái, mặc quần áo rộng rãi
Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình: Đảm bảo bé thoải mái

>> Mẹ có thể xem thêm: Trẻ sơ sinh khi nào được mặc quần áo cộc? Quy tắc mẹ cần nhớ!

3.2 Đảm bảo môi trường bé ngủ thoải mái

Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến bé không thoải mái, vừa ngủ vừa vặn mình. Cha mẹ hãy cho bé ngủ ở phòng thoáng mát, nhiệt độ phù hợp, yên tĩnh, không ồn ào gây kích động cho bé.

Bên cạnh đó giặt giũ chăn, màn thường xuyên cho bé, vệ sinh phòng sạch sẽ tránh gây ngứa ngáy khó chịu.

3.3 Tắt đèn cho bé trước khi ngủ

Một mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình liên quan đến giấc ngủ khác liên quan đến ánh sáng.

Ánh sáng đèn quá chói có thể khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ. Hãy tắt đèn hoặc chỉ bật đèn ngủ để con bạn ngủ ngon hơn.

3.4 Nhẹ nhàng vỗ về là mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình

Khi trẻ khó ngủ, vặn mình, quấy khóc, cha mẹ nên ôm bé vào lòng, âu yếm, hát ru cho bé để cho bé thoải mái. Thêm vào đó, hơi ấm từ cha mễ khiến bé có cảm giác an toàn, dễ chịu. Bé sẽ ngủ sâu hơn.

Nhẹ nhàng vỗ về
Nhẹ nhàng vỗ về là mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình

>> Mẹ có thể xem thêm: Tư thế ngủ an toàn của trẻ sơ sinh mẹ cần biết

3.5 Tắm nắng cho bé thường xuyên

Trẻ vặn mình do bệnh lý có thể là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho. Việc tắm nắng cho bé có thể giúp cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D qua da, giúp cơ thể hấp thụ canxi và photpho tốt nhất. Thời điểm tốt nhất để tắm nắng là từ 6 – 9 giờ sáng hoặc sau 17 giờ chiều.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách, thường xuyên cũng là một mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình hiệu quả.

3.6 Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình: Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho bé và mẹ

Một trong những mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình tiếp theo liên quan đến dinh dưỡng.

Thông thường với trẻ sơ sinh bú mẹ, dinh dưỡng mà mẹ hấp thụ được sẽ truyền qua con. Vì vậy, các mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất như canxi, kẽm, vitamin trong cá hồi, cá ngừ, rau củ quả,…

3.7 Quan tâm đến cảm xúc của trẻ

Quan tâm đến cảm xúc của trẻ là mẹo hay giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình. Trẻ sơ sinh hay vặn mình ngoài biểu hiện sinh lý bình thường ra trẻ còn đang biểu đạt cảm xúc của mình như trẻ khó chịu, ngứa ngáy, mệt, ốm hay đang đói, tã ướt,… Vì vậy cha mẹ nên quan tâm cảm xúc của con kỹ để có thể hiểu và giúp đỡ con.

3.8 Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình: Kiểm tra da bé thường xuyên

Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình cuối cùng chính là để ý những vùng da nhạy cảm của bé.

Khi bé hay vặn mình, quấy khóc, khó chịu, hãy chú ý đến những vùng da ở bắp tay, khuỷu, bẹn, vùng kín,… xem trẻ có đang mắc các bệnh về da không. Nếu có hãy đưa trẻ đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.

Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình

  1. Thay tã bỉm loại êm ái, mặc quần áo rộng rãi
  2. Đảm bảo môi trường bé ngủ thoải mái
  3. Tắt đèn cho bé trước khi ngủ
  4. Nhẹ nhàng vỗ về
  5. Tắm nắng cho bé thường xuyên
  6. Bổ sung chế độ dinh dưỡng cho bé và mẹ
  7. Quan tâm đến cảm xúc của trẻ
  8. Kiểm tra da bé thường xuyên

Làm cha mẹ thật không dễ dàng. MarryBaby hiểu được điều đó. Hy vọng những mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình ở trên sẽ giúp ích các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó giúp các thiên thần nhỏ phát triển toàn diện hơn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Infant reflux
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infant-acid-reflux/symptoms-causes/syc-20351408
Ngày truy cập: 02.11.2022

2. Sandifer syndrome
https://rarediseases.info.nih.gov/diseases/9684/sandifer-syndrome
Ngày truy cập: 02.11.2022

3. Vitamins for children
https://www.nhs.uk/conditions/baby/weaning-and-feeding/vitamins-for-children/#:~:text=
Ngày truy cập: 02.11.2022

4. Vitamin D for babies: Are supplements needed?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/vitamin-d-for-babies/faq-20058161
Ngày truy cập: 02.11.2022

5. Normal sleep patterns in infants and children: A systematic review of observational studies
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21784676/
Ngày truy cập: 02.11.2022

x