Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Bảo Sơn Tùng
Cập nhật 29/06/2023

Trẻ bị sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không? Chữa trị ra sao?

Trẻ bị sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không? Chữa trị ra sao?
Sổ mũi ở trẻ thông thường chỉ kéo dài khoảng 10 ngày là khỏi. Thế nhưng không hiểu lý do vì sao đã hơn 10 ngày rồi mà con vẫn còn sổ mũi.

Điều này khiến không ít phụ huynh lo lắng trẻ bị sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Con bị sổ mũi lâu ngày phải làm sao?

Mẹ đừng lo lắng nhé! Hãy để MarryBaby giúp mẹ giải quyết phiền muộn này.

1. Trẻ bị sổ mũi do đâu?

nguyên nhân

Chảy nước mũi (Runny Nose) là hiện tượng chất nhầy chảy ra khỏi mũi. Sổ mũi, nghẹt mũi dễ khiến trẻ khó thở, khò khè, bú khó, quấy khóc… Trẻ bị sổ mũi lâu ngày có thể do nhiều nguyên nhân. Cha mẹ muốn biết trẻ bị sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không thì hãy xem qua nguyên nhân của nó trước nhé:

  • Bé sổ mũi là do cảm lạnh.
  • Do thời tiết lạnh.
  • Nhiễm trùng xoang mũi hoặc u tuyến.
  • Viêm mũi dị ứng.
  • Viêm mũi không do môi trường như khói hoặc ô nhiễm.
  • Khi các mô ở phía sau mũi ở trẻ em bị phình to.
  • Polyp mũi khiến cho mô mũi to giống như quả nho trong niêm mạc mũi.
  • Dị vật chèn ép, chẳng hạn như hạt lạc hoặc hạt cườm, gây tắc nghẽn và tiết dịch nhầy có mùi hôi ở mũi.
  • U nang hoặc khối u ở mũi.
  • Vách ngăn mũi lệch (hai bên mũi phải và trái được ngăn cách bởi một vách ngăn bằng xương và sụn gọi là vách ngăn mũi. Đôi khi, vách ngăn có thể nghiêng về một bên nhiều hơn, gây tắc nghẽn).

2. Trẻ bị sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không?

Dựa theo những nguyên nhân khiến trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài ở trên, chắc hẳn cha mẹ cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không.

Sổ mũi kéo dài, nhất là khi có tình trạng “thò lò mũi xanh” có thể là dấu hiệu của viêm xoang, niêm mạc quanh xoang mũi bị viêm nhiễm. Đây là bệnh nguy hiểm với trẻ và dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như áp xe mắt, viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa và nhiều bệnh lý khác.

Do đó, khi thấy trẻ sổ mũi trên 3 ngày không khỏi hoặc nước mũi đổi màu; cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để có thăm khám thích hợp. Không nên tự ý dùng kháng sinh cho con.

3. Trẻ bị sổ mũi lâu ngày có phải là triệu chứng của Covid-19 không?

Câu trả lời là có. Sổ mũi là một trong các triệu chứng của Covid-19. Vì vậy, trẻ bị sổ mũi lâu ngày có thể là triệu chứng của Covid-19 nếu trẻ có thêm các biểu hiện như ho, sốt, mất vị giác, khứu giác.

Còn trẻ bị sổ mũi lâu ngày do Covid-19 co nguy hiểm không? Câu trả lời là không nguy hiểm. Hiện nay, cha mẹ có thể tự chữa Covid tại nhà cho trẻ bằng việc trẻ mắc bệnh gì thì cho trẻ uống thuốc đấy.

4. Trẻ bị chảy nước mũi trong kéo dài cần làm gì?

Trẻ bị sổ mũi lâu ngày có nguy hiểm không

Trẻ bị sổ mũi lâu ngày sẽ không có nguy hiểm nếu cha mẹ:

  • Cho trẻ uống nhiều nước vì chảy mũi nhiều có thể khiến trẻ bị mất nước.
  • Dùng nước muối sinh lý xịt mũi để giúp giảm các triệu chứng. Hạn chế sử dụng thuốc xịt thông mũi. Nếu xịt phải dựa theo hướng dẫn trên nhãn bao bì.
  • Dùng máy tạo độ ẩm phun sương ở đầu giường để tạo độ ẩm nếu không khí khô hanh.
  • Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể nhỏ nước muối sinh lý. Cha mẹ có thể đặt con nằm xuống, cẩn thận nghiêng đầu bé sang một bên, nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi phía trên.
  • Cho trẻ sử dụng siro trị nghẹt mũi.
  • Tránh một số tác nhân có thể khiến trẻ nghẹt mũi nặng hơn như khói thuốc lá, bụi, nơi sống ẩm mốc, tiếp xúc với người bị cảm cúm.
  • Cho trẻ bổ sung vitamin C, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
  • Người chăm sóc trẻ cần vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.
  • Không tự ý cho trẻ dùng bất cứ thuốc nào nếu chưa có sự tư vấn của bác sĩ.

5. Biện pháp phòng tránh sổ mũi cho trẻ

Để ngăn ngừa sổ mũi lây lan, cha mẹ cần:

  • Rửa tay thường xuyên cho trẻ.
  • Vứt khăn giấy đã sử dụng sau khi xì mũi hoặc lau mũi.
  • Cho trẻ tránh xa những người bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng.
  • Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên để giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ.
  • Ho và hắt hơi vào bên trong khuỷu tay, không vào lòng bàn tay.
  • Làm sạch và khử trùng các bề mặt bàn và ghế, đồ chơi, tay nắm cửa và đồ đạc.

Trẻ bị sổ mũi lâu ngày sẽ không có nguy hiểm nếu cha mẹ áp dụng những biện pháp điều trị đúng cách. Đồng thời cha mẹ hãy phòng chống bệnh sổ mũi để con được vui chơi, hoạt động thoải mái cùng các bạn khác nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Chronic Rhinorrhea (Runny Nose)
https://www.stanfordchildrens.org/en/service/ear-nose-throat/conditions/chronic-rhinorrhea
Ngày truy cập: 30/06/2022

2. Stuffy or runny nose – children
https://www.mountsinai.org/health-library/symptoms/stuffy-or-runny-nose-children
Ngày truy cập: 30/06/2022

3. Runny Nose
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17660-runny-nose
Ngày truy cập: 30/06/2022

4. Runny Nose in Children
https://www.aafp.org/pubs/afp/issues/1998/1015/p1345.html
Ngày truy cập: 30/06/2022

5. Stuffy or runny nose – children
https://medlineplus.gov/ency/article/003051.htm
Ngày truy cập: 30/06/2022

x