Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Kiều Vân
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/12/2022

Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn, nên khắc phục như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn, nên khắc phục như thế nào?
Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn là một tình trạng khá phổ biến. Mặc dù phần lớn trường hợp không nguy hiểm đến tính mạng của con nhưng cha mẹ cần nắm được nguyên nhân để có biện pháp khắc phục đúng và hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn là tình trạng phổ biến xảy ra ở 20% số trẻ. Mặc dù không nguy hiểm cho tính mạng, mẹ không vì vậy mà lơ là, qua loa cho qua chuyện. Việc mẹ biết cách chăm sóc và bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” cho con cũng là một cách để thể tình yêu thương và giúp con tránh được các bệnh về mắt gây nguy hiểm về sau như bệnh tắc tuyến lệ,…

Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt nguyên nhân do đâu?

Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt sống là tình trạng mắt bé luôn “đẫm lệ”. Điều đó có nghĩa là mắt bé đang tiết ra nước mắt quá nhiều dẫn đến thừa lượng nước mắt. Thỉnh thoảng, mẹ cũng có thể nhìn thấy những giọt nước mắt rơi trên khuôn mặt của con mặc dù bé không khóc.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:

1. Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt do ống lệ có vấn đề hay bị tắc lệ đạo

Sau khi nước mắt được sản sinh cùng với cử động của đôi mắt, những giọt nước mắt bị ép vào các ống dẫn ở góc bên trong, nhờ đó, nước mắt thoát ra khỏi mắt nhỏ xuống ống lệ tỵ vào phía sau của mũi. Nếu ống dẫn này bị tắc một phần hoặc hoàn toàn, những giọt nước mắt không thoát ra ngoài sẽ làm tắc lệ đạo.

Khi mắc bệnh, mẹ sẽ thấy trẻ sơ sinh chảy nước mắt 1 bên hoặc cả hai bên, chảy thường xuyên hoặc từng lúc. Nếu tình trạng tắc tuyến lệ kéo dài, nước mắt bị ứ đọng ở túi lệ có thể gây nhiễm trùng, khiến túi lệ bị viêm, có nhầy mủ, nhất là khi ấn vào vùng góc mắt.

Nếu quá trình tắc kéo dài có thể gây đau nhức, nhiễm khuẩn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng ở mắt. Vậy nên, mẹ nên quan sát nhất cử nhất động của con khi trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt để biết kịp thời đưa con tới bệnh viện thăm khám nhé.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh, kiên trì day mắt cho bé là được

2. Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn do nhiễm trùng

chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh

Nhiễm trùng mắt cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt nhiều. Nguyên nhân gây ra chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh là do virus, nấm, vi khuẩn… Các bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như sưng, đau, rát mắt… khiến bé phải thường xuyên dụi mắt.

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh là bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp và rất dễ lây nếu không đề phòng. Các bệnh nhiễm trùng này có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng như trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và có ghèn, mắt có thể sưng, rát, đau nhức…

3. Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt do các tác nhân dị ứng gây nên

Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với bất cứ thứ gì từ phấn hoa trong không khí đến lông của vật nuôi trong nhà. Mẹ để ý nếu con tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng đó thì đôi mắt trẻ sơ sinh sẽ tự động chảy nước mắt nhằm để rửa sạch những loại tạp chất này đi.

Ngoài ra, các bệnh như viêm kết mạc, lông mi mọc bên trong và tật lộn mi cũng có thể gây kích ứng mắt.

Nếu con yêu đang gặp phải tình huống này, mẹ cố gắng đừng để bé dụi mắt quá nhiều vì điều này có thể khiến tình trạng viêm và bỏng rát trở nên khó chịu hơn, từ đó ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của con.

4. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt khác

Chảy nước mắt cùng với chảy nước mũi là một trong những triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các bệnh nhiễm trùng khác ảnh hưởng đến hệ hô hấp trên, đặc biệt là khoang mũi, cũng có thể dẫn đến chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, còn một số triệu chứng bệnh lý bẩm sinh như polyp mũi, khối u xung quanh ống dẫn nước mắt. Tuy nhiên, bệnh rất ít khi gặp nên mẹ đừng quá lo lắng.

>>> Mẹ có thể xem: Tại sao trẻ sơ sinh khóc không có nước mắt?

Cách khắc phục tình trạng chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh như thế nào?

trẻ sơ sinh chảy nước mắt 1 bên

Đa số chảy nước mắt sống ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi do hiện tượng tắc nghẽn được giải tỏa một cách ngẫu nhiên. Để thúc đẩy quá trình này, bố mẹ có thể sử dụng một số phương pháp điều trị tại nhà để giảm bớt sự khó chịu cho bé, chẳng hạn như:

  • Chờ đợi và quan sát trong trường hợp trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn không quá nghiêm trọng, vì tình trạng này thường sẽ tự khỏi.
  • Mát xa góc trong mí 2-3 lần/ngày, dùng ngón tay cái và trỏ day sống mũi (chỗ gần mắt) bé, giúp làm thông tuyến lệ. Đây là phương pháp đơn giản và khá hiệu quả.
  • Lau sạch mắt của con bằng bông gòn. Nhúng bông gòn sạch vào nước muối ấm hoặc nước sôi để nguội. Để vệ sinh mắt cho bé, mẹ lau thật nhẹ nhàng theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt 2-3 lần/ngày hoặc lau nhẹ bất cứ khi nào thấy nước mắt chảy hoặc con đổ ghèn để con không bị nhiễm trùng mắt nhé.
  • Xoa nhẹ ống lệ vài lần trong ngày để giúp giảm tắc nghẽn.
  • Rửa mắt của bé theo sự hướng dẫn của bác sĩ để loại bỏ chất kích thích.
  • Sử dụng kháng sinh theo toa của bác sĩ để giảm các triệu chứng do nhiễm trùng.
  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa thuốc kháng histamine để chống lại các triệu chứng dị ứng.
  • Khi trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt mẹ nên giữ cho căn phòng ẩm tốt nhằm giúp giảm bớt việc kích ứng ở mắt của trẻ. Đồng thời, mẹ tránh để bé trong môi trường bụi bặm có thể làm mắt bị kích ứng thêm.
  • Nếu chứng chảy nước mắt sống là do virus, mẹ nên đợi khoảng một tuần để xem nó có tự khỏi hay không. Nếu không, hãy đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám.

Trong quá trình chăm sóc bệnh cho con, mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý tại các nhà thuốc uy tín trong khu vực để nhỏ mắt cho bé nhằm giúp làm sạch mắt cũng như ngăn ngừa con bị nhiễm trùng về sau.

Tuy nhiên, khi mắt trẻ gặp viêm nhiễm hoặc có bệnh lý cụ thể, việc tự ý mua thuốc nhỏ mắt bừa bãi hoặc áp dụng các bài thuốc lưu truyền trong dân gian để chữa bệnh thường ẩn chứa nhiều tác hại khôn lường. Do đó, mẹ cần thận trọng hoặc nói chuyện với các bác sĩ trước khi đưa ra quyết định chữa bằng những bài thuốc này nhé.

>>> Mẹ có thể quan tâm: Trẻ sơ sinh hay lè lưỡi có bình thường không?

Trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt có nguy hiểm không – Khi nào mẹ đưa con đi khám?

Nếu mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn và chảy nước mắt nhưng nhãn cầu của bé rất trong, sáng và không có dấu hiệu khó chịu, bạn có thể chăm sóc bé ở nhà và quan sát.

Thông thường, mắt của bé sẽ tự tốt hơn trong vài tuần hoặc vài tháng. Khi đủ tháng ống dẫn nước mắt của trẻ sẽ mở ra và thông. Khi được 12 tháng tuổi, tình trạng chảy nước mắt ở trẻ sơ sinh, nếu không do tác động bệnh lý, sẽ tự khỏi và biến mất.

Trường hợp bé có vẻ khó chịu hoặc mắt đỏ ngầu, đó có thể là dấu hiệu của một loại bệnh lý khác về mắt nguy hiểm.

Một số triệu chứng sau, mẹ nên đưa bé đi khám ngay:

trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn

  • Viêm hoặc đỏ trong hoặc xung quanh mắt
  • Trẻ sơ sinh chảy nước mắt và có ghèn hoặc có lớp gỉ màu vàng xuất hiện xung quanh mắt
  • Bé liên tục dụi mắt hoặc thấy khó chịu gây cản trở việc ăn và ngủ
  • Bé trở nên nhạy cảm với ánh sáng và thích nhắm mắt lại
  • Mí mắt của bé bị biến dạng.
  • Sưng mũi, cổ họng hoặc một phần của khuôn mặt
  • Các triệu chứng toàn thân kèm theo như sốt, bú không tốt, giảm hoạt động.
  • >>> Mẹ có thể tham khảo: “Bắt mạch” tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

    Nhìn chung, hiện tượng trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt và đổ ghèn là điều thường gặp. Vì vậy, mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh hay bị chảy nước mắt đi kèm với các triệu chứng khác, hãy đưa bé đi khám ngay để có phương pháp điều trị kịp thời. Và hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ và đừng tự ý dùng thuốc mẹ nhé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Watery eyes

    https://www.mayoclinic.org/symptoms/watery-eyes/basics/cau

    Ngày truy cập: 13/1/2022

    2. Watery Eyes

    https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/17944-watery-eyes

    Ngày truy cập: 13/1/2022

    3. Watery Eyes (Epiphora) In Babies

    http://parenting.firstcry.com/articles/watery-eyes-epiphora-in-babies/

    Ngày truy cập: 13/1/2022

    4. Watery Eyes

    https://medlineplus.gov/ency/article/003036.htm

    Ngày truy cập: 13/1/2022

    5. Sticky eye

    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/sticky-eye

    Ngày truy cập: 13/1/2022

    x