Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Kiều Vân
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 10/12/2023

Trẻ mấy tháng biết đứng? Có nên cho trẻ tập đứng sớm không?

Trẻ mấy tháng biết đứng? Có nên cho trẻ tập đứng sớm không?
Bất kỳ cột mốc phát triển nào của trẻ cũng đều quan trọng và thú vị. Nhất là những bậc cha mẹ thì sẽ không ai muốn bỏ lỡ các cột mốc này của con.

Cột mốc trẻ bắt đầu tập đứng cũng rất vui và hào hứng. Con sẽ cố gắng đứng dậy khoảng vài giây rồi lại ngồi xuống, trông con vừa đáng yêu vừa buồn cười làm sao. Vậy mẹ đã biết trẻ mấy tháng biết đứng chưa? Và đâu là những dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng tập đứng? Cùng MarryBaby tìm hiểu ngay mẹ ơi.

1. Trẻ tập đứng sớm có sao không?

Việc trẻ mấy tháng biết đứng luôn khiến nhiều cha mẹ quan tâm vì sợ trẻ chậm biết đứng, cũng như chậm phát triển thể chất. Nhưng nếu cha mẹ cho trẻ tập đứng quá sớm, chân của trẻ có thể dễ bị vòng kiềng (còng chân) do áp lực từ thân trên đè lên xương chân của bé.

Khi trẻ được 7 đến 8 tháng trẻ mới bắt đầu tập bò, và sau đó trẻ có thể tập đứng. Vì vậy, cha mẹ có thể tập đứng cho trẻ từ tháng thứ 9.

2. Có nên cho trẻ tập đứng sớm không?

Có nên cho trẻ tập đứng sớm không?
Có nên cho trẻ tập đứng sớm không? Mẹ đừng vội vàng, kẻo lại hại con

Trẻ biết đứng là một cột mốc quan trọng đối với trẻ và cha mẹ. Kỹ năng này giúp trẻ phát triển cơ tay và cơ chân một cách toàn diện. Thêm vào đó, đứng là bước khởi đầu cho việc trẻ sẵn sàng tập đi bộ, và chạy nhảy. Có nghĩa là trẻ sắp bước vào giai đoạn sẽ vận động rất nhiều.

Theo biểu đồ Denver II đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ, trẻ sơ sinh sẽ phát triển theo các cột mốc như sau:

  • Trẻ từ 6 tháng rưỡi – 8 tháng rưỡi: Đứng và vịn vào đồ vật.
  • Trẻ từ 9 – 11 tháng tuổi: Trẻ tự đứng thẳng và giữ khoảng 2 giây.
  • Trẻ từ 10 – 14 tháng: Trẻ có thể đứng vững mà không cần sự trợ giúp.

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ cũng lo lắng nếu trẻ không phát triển theo các cột mốc cơ bản thì có sao không. Thật ra, trẻ biết đứng trễ mấy tháng không đồng nghĩa với việc trẻ chậm phát triển. Nhất là đối với trẻ sinh non, thiếu tháng thì chậm biết đứng hoàn toàn bình thường.

Có nên cho trẻ tập ngồi, tập đứng, tập đi sớm không?

Không nên vì cho trẻ tập ngồi, tập đứng, tập đi sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương của bé. Cha mẹ nên tập ngồi, đứng, đi khi bé đã đến tuổi sẵn sàng.

3. Trẻ mấy tháng biết đứng? Dấu hiệu trẻ có thể tập đứng

Trẻ 7 tháng tuổi có đứng được không
Trẻ mấy tháng biết đứng? Dấu hiệu trẻ có thể tập đứng

3.1 Trẻ mấy tháng biết đứng?

Thông thường, trẻ đều tự đứng được khi được 18 tháng tuổi. Cha mẹ thường lo lắng nếu con của họ không đứng được vào các mốc thời gian theo biểu đồ phát triển. Biết đứng trễ hơn bình thường không đồng nghĩa với các bất thường phát triển lâu dài nào của trẻ.

Về mặt y khoa, đối với một đứa trẻ khỏe mạnh, con sẽ tự bắt đầu muốn đứng lên trong giai đoạn từ 7 – 12 tháng; hoặc sớm nhất là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, ở những lần đầu tiên con sẽ dễ vấp ngã do chân còn yếu

3.2 Dấu hiệu trẻ đã có thể tập đứng

Để biết chính xác trẻ mấy tháng biết đứng, cách tốt nhất là cha mẹ hãy theo dõi các dấu hiệu cho thấy con đã sẵn sàng tập đứng nhé:

  • Trẻ thường xuyên bò tới các nơi có chỗ vịn, có tựa cứng cáp.
  • Trẻ bắt đầu vịn vào các đồ vật xung quanh để đứng lên. Nhất là khi cha mẹ đặt con vào trong cũi.

Khi cha mẹ nhận thấy trẻ có những dấu hiệu sẵn sàng tập đứng, cha mẹ nên tạo cho con không gian, đồng thời kiểm tra độ cứng rắn của các vật dụng xung quanh trẻ.

4. Các giai đoạn tập đứng của trẻ

Sau khi mẹ đã biết chính xác khoảng thời gian trẻ mấy tháng sẽ biết đứng; hoặc sẵn sàng tập đứng. Tiếp theo đó, mẹ sẽ để cần biết rằng việc trẻ tập đứng sẽ không chỉ diễn ra trong một vài ngày; mà là cả một quá trình tập luyện của trẻ.

Các giai đoạn tập đứng của trẻ:

  • Đứng vịn: Đứng phải có vịn vào những vật cố định như thanh chắn, thành cũi, bàn, ghế. Giai đoạn này sẽ rơi vào tầm bé 7-9 tháng tuổi
  • Đứng chững: Đứng không cần vịn nhưng chỉ trong thời gian ngắn vài giây. Bé không chuyển từ tư thế ngồi sang đứng được sẽ cần phải có người lớn hỗ trợ bé đứng. Tầm độ tuổi 9-12 tháng, khi hệ cơ xương phát triển, bé có thể dần học được cách đứng chựng.
  • Đứng không cần trợ giúp: Đây là giai đoạn bé đứng không cần vịn, không cần hỗ trợ và thời gian đứng lâu hơn. Bé sẽ chuyển từ tư thế ngồi sang đứng và ngược lại.

Bé lúc này có thể chập chững bước đi. Sau 12 tháng tuổi bé sẽ có thể bắt đầu đứng độc lập và thường sẽ đạt được kỹ năng này từ 13-15 tháng.

Sau một thời gian dài trẻ đã có thể tập đứng mà không cần hỗ trợ. Trẻ sẽ bất đầu chuyển qua giai đoạn của trẻ tập đi.

5. Dạy bé tập đứng như thế nào?

trẻ tập đứng
Trẻ mấy tháng biết đứng và cách dạy bé tập đứng như thế nào?

Khi trẻ chưa thể tự đứng lên nên cần có sự hỗ trợ của cha mẹ và người lớn. Ban đầu, cha mẹ có thể giữ nách bé bằng cả hai tay, từ từ để em bé lấy lực, chân chạm đất để đứng lên. Sau đó, bạn có thể hướng dẫn con bám vào thành giường, thành cũi hoặc tường để đứng dậy.

Bạn có thể dùng đồ chơi hay vật mà bé thích để nhử khiến bé muốn với để dần học đứng dậy.

6. Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ tập đứng?

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi tập đứng cho trẻ:

  • Không ép trẻ đứng lâu: Cha mẹ không nên so sánh trẻ của mình với các đứa trẻ khác. Vì thể chất của mỗi bé là khác nhau. Thế nên, việc ép bé thực đứng lâu sẽ làm ảnh hưởng đến khớp gối của con.
  • Khả năng phối hợp động tác của trẻ: Cha mẹ chú ý quan sát cách con phối hợp các động tác như bò, ngồi, đứng một cách thuần thục hay chưa. Để từ đó biết cách hỗ trợ con phù hợp.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ con: Trong giai đoạn này, trẻ có thể đột ngột đứng lên. Nếu không có sự chú ý của cha mẹ; rất có thể trẻ sẽ té ngã hoặc gặp tai nạn ngoài ý muốn. Thế nên cha mẹ có thể lắp hàng rào cầu thang, đóng kín cửa lan can,..

7. Bé 12 tháng tuổi chưa biết đứng có sao không?

Bé 12 tháng tuổi chưa biết đứng
Bé 12 tháng tuổi chưa biết đứng có sao không?

Như đã trả lời ở trên về vấn đề trẻ mấy tháng biết đứng, là trẻ từ sau 7 – 12 tháng là con có thể biết đứng; thậm chí biết đi. Nhưng nếu trẻ sau 12 tháng vẫn chưa đứng được thì có sao không?

Câu trả lời là không sao. Cha mẹ hãy tiếp tục theo dõi quá trình phát triển của con; hoặc xem qua bài viết về “dấu hiệu trẻ chậm phát triển“. Hoặc nếu con của cha mẹ là trẻ sinh non, thiếu tháng thì nên đưa con đi khám bác sĩ.

Tóm lại, trẻ mấy tháng biết đứng, biết đi thật ra không quá quan trọng. Điều quan trọng hơn chính là quá trình chăm sóc và hỗ trợ con trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Trẻ biết đứng sớm hơn không hẳn là giỏi; và muộn hơn không hẳn là dở. Quan trọng là con phát triển bình thường.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Parents’ Guide to Standing Independently
https://pathways.org/watch/parents-guide-to-standing-independently/
Ngày truy cập: 11.12.2023

2. Developmental milestones from birth to age 1
https://www.understood.org/articles/en/developmental-milestones-from-birth-to-age-1
Ngày truy cập: 11.12.2023

3. Your baby’s development: physical stages
https://www.nct.org.uk/baby-toddler/games-and-play/your-babys-development-physical-stages
Ngày truy cập: 11.12.2023

4. How to keep your baby or toddler active
https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/play-and-learning/keep-baby-or-toddler-active/
Ngày truy cập: 11.12.2023

5. Developing standing and stepping
https://cypf.berkshirehealthcare.nhs.uk/support-and-advice/gross-motor-skills/standing-and-stepping/
Ngày truy cập: 11.12.2023

x