Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/04/2023

Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW và truyền thống

Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật, BLW và truyền thống
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, 6 tháng tuổi là thời điểm bé có thể bắt đầu tập ăn dặm. Việc mẹ lên thực đơn cho con trong giai đoạn này sẽ giúp mẹ biết được bé cần ăn bao nhiêu bữa một ngày; cũng như biết những thực phẩm nào mẹ đã tập ăn dặm cho bé.

Trong bài viết, Marrybaby chia sẻ với mẹ một số nguyên tắc quan trọng khi xây dựng thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng. Đồng thời, gợi ý chi tiết thực đơn cho bé 6 tháng ăn dặm theo kiểu Nhật, kiểu BLW và kiểu truyền thống.

2. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng trong 30 ngày theo kiểu Nhật

Khi ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ có 1 bữa ăn dặm/ngày, với 5-6 cữ bú sữa mẹ. Trên thực tế, bé chỉ cần ăn dặm 2-3 muỗng/bữa; còn lại, bé vẫn bổ sung dưỡng chất chủ yếu từ nguồn sữa mẹ (khuyến nghị chung là 750 đến 800 ml).

Ngày 10: Khoai lang nghiền nhuyễn kèm bông cải xanh.

Ngày 11: Cháo trắng nấu tỷ lệ 1: 9 có thêm nước dashi và bông cải xanh.

Ngày 12: Khoai tây nghiền nhuyễn, trộn sữa mẹ.

Ngày 13: Cháo trắng nấu tỷ lệ 1:9 có thêm bông cải xanh nghiền.

Ngày 14: Ăn dặm táo và chuối nghiền sữa mẹ.

Ngày 15: Chuối xay nhuyễn trộn với sữa mẹ.

Ngày 16: Một thìa khoai tây ghiền và táo xay nhuyễn.

Ngày 23: Cháo yến mạch, súp lơ xanh xay nhuyễn.

Ngày 24: Cháo yến mạch trộn với ớt chuông nghiền.

Ngày 26: Cháo đậu xanh kèm táo nghiền.

Ngày 27: Cháo rau mồng tơi nấu với bí đao xanh.

Ngày 28: Cháo bắp ăn kèm đậu bắp nghiền.

Ngày 29: Cháo đậu que ăn với hành tây.

Ngày 30: Súp bánh mỳ sữa, táo nghiền.

Nước dashi
Nước dashi là “điểm đặc biệt” của dạng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng trong 30 ngày

3. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng trong 30 ngày theo BLW (ăn dặm tự chỉ huy)

Trong nguyên tắc ăn dặm kiểu BLW, bé sẽ có 1 bữa ăn dặm/ngày, với 4-6 cữ bú sữa mẹ. Trên thực tế, bé chỉ cần ăn dặm 2-3 muỗng/bữa; còn lại, bé vẫn bổ sung dưỡng chất chủ yếu từ nguồn sữa mẹ (khuyến nghị chung là 750 đến 800 ml).

Trong giai đoạn đầu tập ăn dặm kiểu BLW, bé sẽ vẫn được mẹ đút những thực phẩm được nghiền nhuyễn và mịn. Dần về sau, bé mới chuyển từ từ sang việc tự cầm thực phẩm được mẹ cắt nhỏ để tự mình ăn.

(*) Tất cả những món ăn trong thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng trong 30 ngày dưới đây cần được xay hoặc nghiền nhuyễn mẹ nhé. Hơn nữa, việc lặp lại từ 2-3 lần/một món ăn dặm sẽ tốt hơn để bé làm quen với chế độ ăn và thực phẩm mới ngoài sữa mẹ.

Chi tiết thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng theo BLW

Ngày 1: Bột yến mạch.

Ngày 2: Bột yến mạch.

Ngày 3: Măng tây luộc.

Ngày 4: Măng tây luộc.

Ngày 23: Cháo cá hồi nấu loãng cho bé.

Ngày 25: Bột gạo nấu với bí đỏ + Khoai tây nghiền.

Ngày 26: Đậu phụ nấu nhuyễn với cà chua + Đu đủ nghiền sữa mẹ.

Ngày 27: Đậu phụ nấu nhuyễn với cà chua + Đu đủ nghiền sữa mẹ.

Ngày 28: Cháo rau mồng tơi + Dưa lưới.

Ngày 29: Cháo rau mồng tơi + Dưa lưới.

Ngày 30: Cháo rau mồng tơi + Dưa lưới.

Ăn dặm theo kiểu truyền thống
Theo kiểu truyền thống, mẹ có thể cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm 1-2 bữa trong thực đơn 30 ngày kể trên

5. Một số lưu ý khi nấu các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Mặc dù để xây dựng thực đơn 30 ngày và chế biến các món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mẹ không cần quá nhiều nguyên liệu và cầu kỳ nấu nướng. Tuy nhiên, mẹ cần nắm vững một số lưu ý sau đây:

5.1 Đảm bảo chất lượng và liều lượng khi nấu cháo

Không nên dùng nước lạnh để nấu cháo cho bé. Khi nấu cháo cho bé, mẹ nên dùng nước nóng để giúp giữ được chất dinh dưỡng trong gạo. Việc dùng nước lạnh sẽ khiến các hạt gạo ngấm nước. Và khiến cháo bị trương lên kéo theo các chất dinh dưỡng bị nở ra và hòa tan.

Không nên đun cháo (hâm cháo) nhiều lần trong 1 ngày. Do bé 6 tháng tuổi lượng ăn còn rất ít. Nên khi nấu cháo mẹ cần cân nhắc không nên nấu quá nhiều. Và nếu quá nhiều thì mẹ có thể rây nhỏ rồi bảo quản lạnh chứ không nên hâm lại cháo nhiều lần trong ngày.

5.2 Lựa chọn các loại thực phẩm tươi, sạch và an toàn

Nên lựa chọn các loại rau củ theo mùa để đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc lựa chọn rau củ theo mùa vừa đảm bảo độ tươi ngon. Lại tránh được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo quản,…một cách tối đa nhất.

Hãy lựa chọn những loại rau củ quả tự trồng hoặc trồng theo phương pháp hữu cơ không có nhiều thuốc trong thực phẩm.

5.3 Cách trữ đông và rã đông thực phẩm cho bé 6 tháng ăn dặm

Không được rã đông thực phẩm bằng nước nóng hay để nhiệt độ phòng. Thực phẩm (nhất là thịt cá) được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh. Mẹ tuyệt đối không được rã đông bằng nước sôi hay nhiệt độ phòng. Cách làm này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm hỏng thực phẩm.

Hơn nữa, việc rã đông bằng nước nóng còn làm cho các chất dinh dưỡng bị bốc hơi và hao hụt đi, đồng thời làm giảm độ tươi ngon của thực phẩm.

Cách rã đông đúng nhất là trước khi chế biến mẹ đưa xuống ngăn mát tủ lạnh một buổi để thực phẩm có thời gian rã đông từ từ nhưng vẫn ở mức nhiệt giữ được tươi ngon.

Trên đây là những kiến thức về ăn dặm đồng thời gợi ý cho các mẹ thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân đơn giản; dễ làm mà lại đầy đủ chất cho bé yêu. Chúc các mẹ thành công.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. When, What, and How to Introduce Solid Foods
https://www.cdc.gov/nutrition/InfantandToddlerNutrition/foods-and-drinks/when-to-introduce-solid-foods.html
Ngày truy cập: 21.04.2023

2. Baby-Led Weaning: What You Need to Know
https://health.clevelandclinic.org/baby-led-weaning/
Ngày truy cập: 21.04.2023

3. Weaning Your Child
https://kidshealth.org/en/parents/weaning.html
Ngày truy cập: 21.04.2023

4. Weaning
https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/breastfeeding/weaning.html
Ngày truy cập: 21.04.2023

5. Weaning: How To
https://llli.org/breastfeeding-info/weaning-how-to/
Ngày truy cập: 21.04.2023

x