Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 31/10/2016

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong: Tác hại khôn lường!

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong: Tác hại khôn lường!
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong là kinh nghiệm dân gian được nhiều mẹ áp dụng để làm sạch miệng, trị tưa lưỡi cho bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cho trẻ sơ sinh dùng mật ong có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Bé bú mẹ rất dễ bị cắn đọng cợn sữa trong miệng, dẫn đến tình trạng nấm miệng, đẹn miệng và tưa lưỡi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại làm bé khó chịu, quấy khóc, bỏ bú… Rơ lưỡi cho bé là điều cần thiết mẹ nên làm thường xuyên để phòng tránh tình trạng này. Không chỉ rơ lưỡi bằng nước muối, nhiều mẹ còn rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong. Tuy nhiên, cách này liệu có thực sự an toàn khi hầu hết các chuyên gia đều khuyến cáo không nên cho bé dưới 12 tháng tuổi dùng mật ong?

1/ Hiện tượng tưa lưỡi

Tưa lưỡi hay còn gọi là đẹn miệng là bệnh do nấm candida albicans gây ra, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh rất dễ nhận biết, mẹ sẽ thấy xuất hiện các đốm trắng hoặc mảng bám trên niêm mạc miệng, bên trong má, mặt trên của lưỡi.

Nguyên nhân là do trong giai đoạn bú sữa mẹ miệng của bé vẫn còn tồn đọng sữa hay việc vệ sinh núm ty, dụng cụ pha sữa không kỹ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Đặc biệt, những bé sinh thiếu tháng hoặc khi mang thai, mẹ bị viêm nhiễm âm đạo thường có nguy cơ mắc tưa lưỡi cao hơn.

2/ Vì sao không nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong?

Mật ong được biết đến với rất nhiều công dụng, tốt cho sức khỏe trong đó có khả năng chống viêm phần niêm mạc và kháng khuẩn. Tuy nhiên, tỷ lệ mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum là 5%, chất này có thể nguy hiểm đến hệ thần kinh cơ gây liệt cơ.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong có thể gây ngộ độc. ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bé

Ở người lớn khi nuốt phải clostridium botulinum sẽ không có vấn đề gì xảy ra do hệ tiêu hóa đã trưởng thành và đủ khả năng vô hiệu hóa. Trong khi đó, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng tuổi hệ tiêu hóa còn non yếu nên chưa thể tiêu diệt clostridium botulinum cũng như ngăn ngừa sự phát triển của độc tố, có thể gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.

Hơn nữa, có nhiều loại mật ong được bày bán trên thị trường là hợp chất pha tạp từ các nguồn nguyên liệu khác nhau. Đôi khi không đảm bảo chất lượng và tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ gây ngộ độc khác. Vì vậy mẹ nên từ bỏ thói quen rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

3/ Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách

Khi bé bị tưa lưỡi, mẹ tuyệt đối không nên tìm cách cạy sạch các đốm trắng bên trong miệng bé, vì có thể gây chảy máu, nhiễm trùng. Thay vào đó, mẹ nên dùng gạc vô trùng hoặc miếng rơ lưỡi thấm vào nước muối sinh lý rồi rơ nhẹ lên lưỡi của bé. Bắt đầu rơ 2 bên vùng má và các vị trí khác, sau cùng mới rơ lưỡi cho bé từ bên ngoài vào trong.

Lưu ý dành cho mẹ

– Trước khi rơ lưỡi cho bé mẹ phải vệ sinh tay sạch sẽ, đặc biệt phải cắt ngắn móng tay để tránh làm trầy xước bên trong miệng.

– Rơ lưỡi thường làm bé ọe, nôn ói. Do đó, mẹ nên thực hiện khi bé đói, tốt nhất là vào mỗi sáng sau khi thức dậy.

– Khi rơ mẹ cần thực hiện nhẹ nhàng để không làm đau bé, ngoài ra cũng phải để ý không nên cho ngón tay của mẹ quá sâu vào trong khoang miệng bé.

– Cần rơ lưỡi hàng ngày cho đến khi bệnh hết hẳn.

– Sau khi rơ lưỡi xong mẹ không nên cho bé bú ngay mà nên đợi khoảng 20 phút.

4/ Phòng ngừa tưa lưỡi

Tưa lưỡi là căn bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh được, vì vậy mẹ có thể yên tâm và thực hiện bằng các cách sau:

– Cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, sau khi cho bú sữa xong phải rửa bình thật sạch. Tráng lại bằng nước sôi trước khi pha sữa cho bé để khử trùng.

– Tuyệt đối không cho bé ăn bánh kẹo, uống nước ngọt vào buổi tối trước khi đi ngủ. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm lưỡi phát triển.

– Nếu trẻ đã mọc vài cái răng đầu tiên mẹ cũng nên dùng dụng cụ chuyên dụng để giúp bé làm sạch răng miệng hàng ngày.

– Mẹ đang trong giai đoạn cho con bú cần giữ vệ sinh bầu ngực mỗi ngày.

– Ngoài các vấn đề trên, trong thời gian mang thai mẹ cũng cần khám phụ khoa nếu phát hiện bị nhiễm nấm candia, mẹ cần điều trị dứt điểm.

– Tuyệt đối tránh đưa trẻ đi lễ đẹn, bởi có thể dẫn đến nhiễm trùng rất nguy hiểm.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x