Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Ngọc
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/04/2021

Mẹ sẽ không dám rung lắc trẻ sơ sinh nếu nhìn thấy những hình ảnh này

Mẹ sẽ không dám rung lắc trẻ sơ sinh nếu nhìn thấy những hình ảnh này
Trên thế giới đã có rất nhiều cảnh báo về hành động rung lắc trẻ sơ sinh. Hậu quả của ý hành động vô ý thức này có thể làm cho ông bà bố mẹ ân hận suốt đời, do di chứng để lại cho bé rất nặng nề.

Xem những hình ảnh này xong, bố mẹ, ông bà hẳn sẽ không bao giờ dám rung lắc trẻ sơ sinh, tung con lên cao để chọc cho bé vui cười. Lay con giận dữ vì trẻ khóc ngằn ngặt cũng dễ dẫn đến hội chứng này. Nên lưu ý một điều, đối với bé sơ sinh, mẹ phải nhẹ nhàng “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”.

Khi người lớn không ý thức được tác hại

Việc rung lắc trẻ thường đến từ sự vô tình, vô ý thức trong quá trình chăm sóc và vui đùa cùng bé. Có người thích tung bé lên cao cho con cười nắc nẻ. Cũng có người không kềm chế được cơn giận, rung lắc con để bé nín khóc. Khi bế con không cẩn thận đỡ lấy cổ, lại di chuyển mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến hội chứng này, thậm chí gây tử vong cho bé.

Trẻ thường có các biểu hiện sau: Quấy khóc nhiều, bỏ ăn hay bỏ bú, ói, ngủ lịm, gương mặt không cảm xúc, không chịu cười đùa, trương lực cơ kém (cơ nhẽo), da xanh tái, nhìn thấy rõ nhất vùng trán. Nặng hơn là khó thở, ngừng thở hoặc co giật. Khi thấy trẻ có dấu hiệu sưng nề, cứng cổ, khó quay, đầu nghoẹo qua một bên…, mẹ nên đưa con đi khám ngay.

Rung lắc trẻ sơ sinh
Các nghiên cứu cho thấy, những tổn thương có thể xảy ra chỉ với 5 giây rung lắc

Tại Mỹ, ước tính khoảng 1.200 đến 1.400 trẻ bị chấn thương hoặc chết do lý do rung lắc mỗi năm.

Tổn thương không ngờ do rung lắc trẻ

Hội chứng Rung lắc trẻ sơ sinh được mô tả lần đầu tiên vào những năm 1970 (Shaken Baby Syndrome – SBS) hay đôi khi được gọi là chấn thương đầu kiểu ngược đãi (Abusive Head Trauma). Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi tuy nhiên có thể tới 5 tuổi, và gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 9 tháng.

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh
(Ảnh: Tasha Obrin)

Những tổn thương do Hội chứng Rung lắc trẻ sơ sinh không thể thấy được từ bên ngoài bằng mắt thường. Nhiều trường hợp tổn thương trong não nhẹ rất khó phát hiện. Tổn thương khác thường gặp ở mắt, do chảy máu võng mạc, gây nên giảm thị lực hoặc mù. Các chấn thương khác có thể gặp ở cổ hay cột sống, hay xương sườn.

Tổn thương lâu dài ở trẻ có thể chỉ được phát hiện khi con trên 6 tuổi.

  • Chậm phát triển trí tuệ
  • Thị lực kém
  • Rối loạn hành vi nói và nghe
  • Động kinh

Phát hiện con bị Hội chứng rung lắc

Nhiều người Việt Nam hay có thói quen ẵm bồng và rung lắc con, do vậy, nguy cơ ở trẻ khá cao. Nguy hiểm nhất là khi bế trẻ trong tư thế đứng, không giữ cố định cổ của bé. Rung lắc mạnh có thể gây ra những tổn thương não vĩnh viễn. Trường hợp rất nặng có thể dẫn tới chết.

Chú ý các triệu chứng sau đây:

  • Trẻ thay đổi hành vi, dễ kích thích
  • Mắt đờ đẫn, mệt mỏi, lơ mơ hoặc ngủ mê mệt. Trương lực cơ giảm
  • Da tái xanh, dễ thấy nhất là vùng trán
  • Ăn, bú khó, nuốt khó, dễ nôn ói
  • Khó thở, ngừng thở hoặc co giật
  • Cổ có dấu hiệu chấn thương, phù nề, cứng cổ, đầu nghoẹo

Thường ba mẹ, người chăm sóc khó nhận biết triệu chứng con bị tác động do rung lắc. Chú ý các dấu hiệu và đưa con ngay đến bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ Nhãn khoa có thể phát hiện các chảy máu võng mạc mắt khi soi đáy mắt. Khi nghi ngờ, các bác sĩ nhi khoa có thể tiến hành chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ để tìm thương tổn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x