Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/08/2020

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón có đáng lo?

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón có đáng lo?
Mẹ khoan vội lo lắng, tìm cách trị táo bón cho bé cưng nhé. Đầu tiên mẹ cần xác định các biểu hiện của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón là như thế nào và bé cưng có thật sự bị táo bón hay không.

Không phải tất cả trường hợp trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón đều đáng lo. Tốt nhất, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân làm bé cưng khó chịu, sau đó mới tìm cách xử lý phù hợp nhất.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị táo bón có nguy hiểm là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tao bón là hiện tượng thường gặp. Việc 3-4 ngày mới đi đại tiện, có thể vì bé cần thời gian để chuyển hóa tất cả những gì bú vào cơ thể. Nếu bé chỉ có vấn đề này mẹ cũng đừng nên quá lo lắng.

Trẻ sơ sinh bị táo bón, đặc biệt là trẻ dưới 1 tháng tuổi thường xuất hiện những dấu hiệu như: Khó chịu, đầy bụng, chán ăn, xì hơi nặng mùi. Khi đi đại tiện, trẻ phải rặn, phân rắn có khi thành viên như phân dê. Trẻ thường khóc ré lên vì đau do nứt rách hậu môn. Đây là những dấu hiệu mẹ có thể quan sát thấy ở trẻ.

Táo bón có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần nhưng cũng có những trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài đến vài tháng. Táo bón nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe trẻ như biếng ăn, ăn khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, chậm lớn, suy dinh dưỡng. Những chất độc hại trong phân nếu không được thải ra ngoài hàng ngày, nếu tích tụ lại trong ruột lâu ngày có thể bị hấp thụ trở lại vào máu gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Trẻ bị táo bón mẹ nên ăn gì?

Trong 6 tháng đầu đời trẻ hoàn toàn bú sữa mẹ. Nếu trẻ bị táo bón mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý kịp thời.

Việc đầu tiên mẹ cần làm khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón là cho bé uống nhiều nước. Lẽ ra bé chỉ được bú sữa mẹ trong khoảng thời gian này nhưng vì bé bị táo bón, mẹ nên cho bé uống một ít nước, khoảng 100-200ml nước/ngày.

Song song đó, mẹ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng của mình. Mẹ phải uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít nước lọc mỗi ngày. Thực đơn mỗi bữa ăn cần có nhiều rau xanh, hoa quả chín có tính chất nhuận tràng. Một số loại rau tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ và bé như: Rau khoai lang, rau dền, mồng tơi, chuối, đu đủ,… Ngoài ra, hàng ngày mẹ có thể ăn thêm sữa chua. Trong thời gian cho con bú, mẹ không được dùng thực phẩm nóng, có chất kích thích. Trẻ có thể hấp thụ những chất này thông qua nguồn sữa mẹ. Và điều này hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa cũng như sự phát triển của bé.

Massage trị táo bón cho bé cưng

Massage là cách trực tiếp mà mẹ có thể giúp việc đi tiêu của bé trở nên dễ dàng. Mẹ có thể áp dụng một vài cách massage sau đây cho bé:

  • Massage theo khung đại tràng: Khi bé sơ sinh bị táo bón, mẹ dùng 2 ngón tay trỏ và ngón giữa đặt lên bụng, chỗ gần với rốn của bé, ấn nhẹ và xoay theo chiều kim đồng hồ từ phải sang trái. Mỗi lần thực hiện khoảng 200 cái, mỗi ngày thực hiện 3-4 lần cách nhau giữa 2 bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột.
  • Massage động tác đạp xe đạp: Mẹ lắm lấy hai cổ chân của bé, di chuyển hai chân theo động tác đẹp xe đạp. Động tác này giúp chuyển động kích thích nhu động ruột, giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng.
  • Co duỗi gối: Đây cũng là một động tác dễ dàng và vui với bé. Mẹ nắm hai cổ chân của bé, đẩy về phía bụng để hai gối gập lại, giữ lại trong vài giây. Sau đó, nhẹ nhàng kéo chân é duỗi thẳng trở lại. Lặp lại động tác trong khoảng 10 phút bé sẽ thoát khỏi tình trạng đầy hơi.

Những động tác massage trên đều kích thích nhu động ruột của bé, giúp bé thoát khỏi tình trạng đầy hơi, ngăn ngừa táo bón vô cùng hiệu quả.

Để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón, hàng ngày mẹ nên dành thời gian massage cho bé. Bên cạnh việc chống táo bón, nhuận tràng việc massage còn giúp bé phát triển tốt hơn. Chiều cao của bé khi lớn lên cũng được cải thiện.

Mẹ cũng nên đảm bảo cho bé bú đủ sữa. Nguồn sữa mẹ mát lành luôn là thực phẩm tốt nhất cho sự phát triển của bé, không gì thay thế được. Vì thế, để cải thiện tình trạng táo bón của bé, mẹ nên ăn những thực phẩm “mát”, tốt cho sức khỏe mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x