Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Lưu Nguyễn
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoàng Công Hải
Cập nhật 18/01/2022

Không có sữa sau sinh: 9 nguyên nhân và 5 cách khắc phục tình trạng này cho mẹ

Không có sữa sau sinh: 9 nguyên nhân và 5 cách khắc phục tình trạng này cho mẹ
Kiến thức về những yếu tố gây ảnh hưởng và cách khắc phục tình trạng mẹ không có sữa sau sinh sẽ là trợ thủ đắc lực của mẹ trong hành trình nuôi con an toàn và hiệu quả.

Sữa mẹ là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng quan trọng hàng đầu cho con. Tuy nhiên, một trong những khó khăn mà mẹ gặp phải trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ là hiện tượng không có sữa sau sinh. Vậy làm thế nào để lấy lại sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng quý giá cho con yêu?

Mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu những nguyên nhân có thể khiến mẹ không có sữa sau sinh và cách để khắc phục tình trạng này nhé!

I. Yếu tố nào quyết định sữa mẹ nhiều hay ít?

Dựa vào kiến thức sinh lý về cơ chế tạo sữa mẹ và sự bài tiết sữa sau khi sinh con, mẹ có thể hiểu được tại sao lượng sữa tiết ra sau quá trình sinh con lại có những sự khác nhau như vậy.

Cơ chế tạo sữa mẹ

Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ sản xuất ra 4 loại hormone chính là: prolactin, cortisol, oxytocin và insulin.

Prolactin, một loại hormone thúc đẩy cơ thể mẹ sản xuất sữa, tăng lên trong suốt thai kỳ. Sau khi em bé chào đời, nhau thai đã bong và các hormone do nhau thai tiết ra cũng đã ra khỏi cơ thể. Điều này cho phép prolactin chuyển sang trạng thái quá tải và bắt đầu sản xuất sữa mẹ. Do đó, trong một vài ngày sau khi sinh, hai bầu vú của mẹ dần trở nên căng tức, núm vú rỉ sữa. Đây là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sữa mẹ đã “về”.

Các phản xạ tạo sữa

Cơ chế tạo sữa mẹ
Các hormong đóng vai trò quyết định rằng sữa mẹ tiết ra nhiều hay ít.

Phản xạ tiết sữa (phản xạ Prolactin): Bé mút núm vú sẽ kích thích cơ thể mẹ bài tiết Prolactin. Prolactin đi vào máu, đến vú và làm cho vú sản xuất sữa nên nếu trẻ bú nhiều thì vú mẹ sẽ tạo nhiều sữa.

Phản xạ phun sữa (Phản xạ Oxytoxin): Khi bé bú, núm vú sẽ bị kích thích và bài tiết ra Oxytoxin có tác dụng làm cho các tế bào cơ xung quanh nang sữa co lại đẩy sữa ra ngoài. Phản xạ này bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của mẹ. Khi mẹ có những cảm giác tốt như hài lòng với con mình, gần gũi, yêu thương con, luôn tin tưởng vào việc nuôi con bằng sữa mẹ thì sẽ kích thích phản xạ Oxytoxin mãnh liệt.

Ức chế tiết sữa: Trong sữa mẹ có một hormone yếu tố phụ gây ức chế quá trình tạo sữa. Đó là Estrogen, một hormone do nhau thai sản xuất, có tác dụng ức chế cơ thể phản ứng với Prolactin. Khi một lượng sữa lớn đọng trong vú, chất ức chế sẽ tiết ra làm cho vú ngừng tạo sữa.

Vậy để đảm bảo mẹ có khả năng tiết ra đủ lượng sữa cần thiết cho bé, mẹ cần biết những yếu tố làm ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý trên.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Bật mí cách làm sữa mẹ xuống nhiều đơn giản mà hiệu quả

II. Nguyên nhân mẹ không có sữa sau sinh thường

Hiện tượng mất sữa của mẹ sau sinh là tình trạng tuyến sữa của mẹ ngừng sản xuất và không thể tiết ra sữa. Có mẹ bị mất sữa đột ngột, cũng có trường hợp lượng sữa mẹ ít dần rồi mất hẳn. Vậy nguyên nhân khiến sau khi sinh mẹ không có sữa là do đâu?

1. Không có sữa sau sinh do căng thẳng hoặc lo lắng

Đối với mẹ sinh thường hoặc sinh mổ, căng thẳng vẫn là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến tình trạng mẹ sau sinh không có sữa, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên. Giữa việc thiếu ngủ và điều chỉnh lịch sinh hoạt của bé, mức độ tăng của một số hormone như Cortisol (hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận và còn được gọi là hormone căng thẳng) có thể dẫn đến tình trạng mẹ sau sinh không có sữa.

2. Mất máu quá nhiều – nguyên nhân gây không có sữa sau sinh

Tình trạng băng huyết sau sinh cũng có thể gây ra một loạt các hiện tượng khiến mẹ không thể cho con bú. Trong quá trình sinh nở, nếu mẹ bầu mất từ 500ml máu trở lên, tuyến yên (một tuyến nội tiết nằm trong não chịu trách nhiệm kích hoạt sự tiết sữa của mẹ) sẽ bị tổn thương. Điều này gây ra sự thay đổi nồng độ Prolactin tiết ra từ thùy trước tuyến yên và dẫn đến tình trạng mẹ không có sữa sau sinh hoặc sữa chậm về.

3. Sót nhau thai trong quá trình sinh nở

Nếu một vài mảnh nhau thai còn sót lại trong tử cung sau khi sinh thì lượng Progesterone sẽ được giải phóng và gây ức chế quá trình tiết sữa.

4. Thiếu hormone tiết sữa có thể làm mẹ không có sữa sau sinh

Prolactin và Oxytocin là những hormone chính chịu trách nhiệm cho quá trình tiết sữa của mẹ. Prolactin hỗ trợ sản xuất sữa trong thời gian mang thai và Oxytocin giúp dòng sữa chảy qua các ống dẫn. Trong trường hợp các hormone này không hoạt động hiệu quả, tuyến vú của mẹ sẽ không thể sản xuất và tiết sữa ổn định.

5. Do chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Dinh dưỡng quyết định lượng sữa mẹ sau sinh

Sau quá trình sinh nở, nếu thực đơn ăn hàng ngày của mẹ chỉ có một vài món, hoặc mẹ kiêng khem quá nhiều thứ sẽ không thể đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất nuôi cơ thể và sản sinh lượng sữa cần thiết cho con.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Các loại rau làm mất sữa mà mẹ nên tránh

6. Tuổi và thể trạng của mẹ

Hiện tượng mẹ không có sữa sau sinh có thể xuất phát từ độ tuổi khi sinh con của mẹ. Khi cơ thể mẹ không còn trẻ, sữa mẹ có thể tiết ra chậm hơn, thậm chí mẹ không thể tiết sữa sau sinh.

Bên cạnh đó, sau khi sinh con và phải chăm con, cơ thể mẹ không còn khỏe mạnh như trước. Điều này cũng dẫn đến sự thiếu hụt hormone làm cho lượng sữa tiết ra kém.

7. Cho trẻ bú bình, bú sữa công thức sớm

Việc trẻ được cho bú bình hoặc bú công thức sớm làm trẻ bỏ bú mẹ, dẫn tới việc mẹ không được kích thích vú thường xuyên làm ngừng tiết prolactin, oxitocin cũng như tăng tiết estrogen, các hormon này thay đổi nồng độ trong cơ thể mẹ làm mẹ bị mất sữa dần.

8. Chưa có kinh nghiệm nuôi con

Các mẹ lần đầu nuôi con thường chưa có kinh nghiệm cùng vời những hướng dẫn lạc hậu của ông bà, nên mẹ thường cho trẻ bú sai cách, sai tần suất hàng ngày. Điều này cũng dẫn tới mẹ mất sữa dần dần

9. Các thuốc điều trị bệnh

Một số mẹ có bệnh lí nền đang được điều trị, các sản phẩm thuốc để điều trị bệnh có thể có tác dụng phụ làm mất sữa. Một số chất gây giảm hoặc mất sữa sau sinh gồm: testosteron, pseudoephedrin, estrogen, progestin, và các dẫn xuất ergot như bromocriptin, ergotamin, cabergolin… Vì vậy các mẹ cần chú ý các thuốc mà mình đang sử dụng.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như sử dụng chất kích thích (caffein, thuốc lá, rượu bia…) một số loại rau (bạc hà, mùi tây, lá lốt, rau răm, măng tươi,…) cũng gây giảm hoặc mất sữa sau sinh.

III. Không có sữa sau sinh mổ

mẹ không có sữa sau sinh

Nhiều mẹ sinh mổ thường gặp tình trạng sữa về chậm hơn so với sinh thường. Tuy nhiên, trên thực tế thì phương pháp sinh mổ không làm mất khả năng tiết sữa của mẹ. Một số yếu tố sau đây có thể dẫn đến tình trạng mẹ sinh mổ không có sữa sau sinh:

1. Tác dụng của thuốc gây mê

Thuốc gây tê hoặc gây mê được sử dụng khi sinh mổ có thể ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa của mẹ. Trong trường hợp mẹ dùng thêm thuốc chống viêm hay chống nhiễm trùng, các loại thuốc này có thể ức chế hormone sản xuất sữa khiến mẹ không có hoặc rất ít sữa sau sinh. Ngoài ra, khi sinh mổ thì cơ thể mẹ không trải qua quá trình co bóp tử cung, chuyển dạ nên tuyến sữa sẽ hoạt động chậm hơn so với mẹ sinh thường.

2. Trì hoãn việc cho con bú

Trong trường hợp mẹ không có cơ hội để cho con bú ngay sau sinh (do các vấn đề xảy ra trong quá trình sinh mổ), cơ thể mẹ sẽ thiếu hormone tiết sữa là Prolactin và Oxytocin. Khi thiếu 2 loại hormone này, tuyến sữa của mẹ sẽ không được kích thích. Từ đó dẫn đến tình trạng mẹ không có sữa sau sinh.

3. Ảnh hưởng của vết mổ

Vết mổ bị đau hoặc khó khăn trong việc làm quen với những tư thế cho con bú ban đầu có thể khiến mẹ không thể cho bé bú sớm ngay sau sinh. Hơn nữa, các cơn đau sau sinh mổ có thể khiến mẹ mất ngủ, khó ngủ, ăn uống không ngon dẫn đến ăn uống thiếu chất. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa của cơ thể.

Dù trường hợp nào dẫn đến mẹ không có sữa sau sinh, điều quan trọng là mẹ không nên buồn bã hay thất vọng. Bởi vì việc này sẽ làm tăng nồng độ hormone căng thẳng, chỉ khiến mẹ càng khó có sữa hơn. Thay vào đó, mẹ nên áp dụng những cách gọi sữa về dưới đây.

IV. Cách khắc phục tình trạng không có sữa sau sinh

1. Massage ngực

Đây là cách giải quyết tình trạng mất sữa sau sinh rất tốt. Khi massage ngực, lượng Oxytocin và Prolactin sẽ gia tăng, kích thích sữa mẹ tiết ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, các động tác massage còn đánh tan các cục sữa đông, giúp sữa chảy ra tốt hơn đồng thời giúp vòng một săn chắc và quyến rũ.

2. Chườm nóng

Mẹ sau sinh không có sữa có thể áp dụng phương pháp chườm nóng để gọi sữa về nhanh chóng. Mẹ chỉ cần sử dụng loại túi chườm nóng lạnh, chọn mức nóng phù hợp và để trên bầu ngực lăn qua lăn lại trên bầu ngực từ ngoài vào trong là được.

3. Cho con bú hoặc hút sữa thường xuyên hơn

Cho con bú hoặc hút sữa giúp sữa về nhiều hơn
Cho con bú hoặc hút sữa giúp sữa về nhiều hơn.

Mẹ nên tăng tần suất cho bé bú và đảm bảo rằng ngực của mẹ đã cạn hoàn toàn sau mỗi lần cho con bú. Ngay cả khi con không đói, mẹ cũng nên cố gắng hút sữa ra bằng cách sử dụng máy hút sữa. Điều này sẽ kích thích tuyến sữa hoạt động nhiều hơn giúp sữa về nhanh và về nhiều.

4. Cho trẻ bú đúng cách

Ngoài việc cho trẻ bú mẹ thường xuyên và xuyên suốt 6 tháng đầu, thì mẹ cần để ý và cho trẻ bú đúng cách. Miệng bé cần ngậm hết quầng vú của mẹ. Mỗi lần bú, trẻ cần bú hết 1 bên bầu vú rồi đổi sang bên kia và ngược lại để cân bằng kích thích cả 2 bầu vú.

5. Chăm sóc nguồn sữa mẹ

a. Chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý

Để tránh tình trạng thiếu sữa sau sinh, mẹ cần có thêm năng lượng để tạo sữa, có thời gian để nghỉ ngơi, lao động vừa phải. Vì nếu phải lao động nhiều mà ăn uống không đủ, mẹ sẽ phải sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong các mô của cơ thể để tạo sữa và vận động. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình tạo sữa của cơ thể mẹ.

b. Chế độ dinh dưỡng

Mẹ nên chú ý ăn thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và lợi sữa như tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.

  • Nên ăn nhiều bữa và ăn nhiều hơn bình thường.
  • Uống nhiều nước (1,5 đến 2 lít/ngày) vì cơ thể cần nhiều nước cho sự tiết sữa. Bên cạnh nước lọc, một số loại nước như nước gạo lứt rang, nước chanh, nước lá sung, nước đậu đỏ, nước mía… cũng hỗ trợ lợi sữa, tăng chất lượng sữa. Mẹ có thể luân phiên nấu mỗi ngày để uống “đổi vị”.
  • Không nên ăn các loại thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, hành tỏi).
  • Không uống rượu, cà phê và hút thuốc lá.
  • Chỉ dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của cán bộ y tế.

>>> Mẹ có thể xem thêm: Tác dụng của chè vằng: Lợi với bà đẻ, hại cho mẹ bầu

Ngoài ra, mẹ không nên sử dụng viên uống tránh thai có Estrogen (thuốc tránh thai kết hợp). Thay vào đó, có thể sử dụng thuốc có Progestogen vì không ảnh hưởng tới quá trình tạo sữa.

Nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên, kinh tế và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Hi vọng với những chia sẻ trên đây, MarryBaby đã cung cấp cho mẹ những kiến thức cơ bản về nguyên nhân khiến mẹ không có sữa sau sinh và các phương pháp để khắc phục tình trạng đó.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. 4 factors that can decrease breast milk supply 

https://utswmed.org/medblog/decrease-breast-milk-supply/

Ngày truy cập: 6/12/2021

2. Mẹ không có sữa sau sinh phải làm sao?

https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/be-0-1-tuoi/nuoi-con-bang-sua-me/khong-co-sua-sau-khi-sinh/

Ngày truy cập: 6/12/2021

3. Does Having a C-Section Affect Your Breast Milk Supply?

https://www.nourisher.co/blogs/the-milkful-blog/does-having-a-c-section-affect-your-breast-milk-supply

Ngày truy cập: 6/12/2021

4. Hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ

https://benhviennhitrunguong.gov.vn/huong-dan-nuoi-con-bang-sua-me.html

Ngày truy cập: 6/12/2021

5. Khắc phục hiện tượng mất sữa sau sinh

https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/khac-phuc-hien-tuong-mat-sua-sau-sinh-3670

Ngày truy cập: 6/12/2021

x